VIẾNG LĂNG ÔNG TRONG NGÀY ĐẦU NĂM
(Văn hóa tâm linh của người Sài Gòn)
Ngày đầu một năm đi lễ Lăng Ông.
Xem trái nhân duyên xin quẻ tơ hồng.
Chân thành khấn nguyện cầu mong.
Gia đạo phúc lộc thành công .
Có Xuân mở hội muôn lòng.


Nếu người dân miền nam VN trước 1975 xem chợ Bến Thành là biểu tượng của Thủ đô nước VNCH, thì Lăng Ông Bà Chiểu là biểu tựong cho tỉnh Gia Định. Trước khi VC chiếm đóng miền nam Gia Định là một tỉnh lớn nằm giáp ranh với thủ đô Sài Gòn, nên thường được gọi là Sài Gòn-Gia Định.
Lăng Ông Bà Chiểu là điểm tập trung của trai thanh nữ tú, người lớn đủ mọi sắc tộc đến đây để làm lễ và hái lộc sau giờ cúng giao thừa và mấy ngày đầu năm. Một địa điểm hội tụ nét văn hoá truyền thống của người Sài Gòn trong mấy ngày đầu xuân, có từ lâu đời, một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân của thủ phủ miền nam. Đặc biệt vào những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới, dù bận rộn đến đâu người dân Sài thành luôn dành thời gian để cùng nhau đến lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt và các ngôi chùa để dâng hương, hái lộc, xin xăm (xâm), xem quẻ hoặc đi chùa lễ Phật.
Địa danh Lăng Ông-Bà Chiểu là nơi thường được nhắc nhở tới đầu tiên của người Sài Gòn khi muốn đi hái lộc đầu năm. Đây là một địa danh có từ lúc Gia Long khởi nghiệp và đầu thế kỷ 19. Lăng Ông là một biểu tượng của Sài Gòn Gia Định xưa và từ lâu đã trở thành một địa điểm gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người dân Sài Gòn. “Ông” được nhắc đến trong tên gọi này chính là vị quan khai quốc công thần nhà Nguyễn – Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Còn “Bà Chiểu” là tên gọi trước kia của vùng đất được chọn làm nơi an nghỉ của ông từ khi ông qua đời vào ngày 30–7 năm Nhâm Thìn 1832. Bà Chiểu là tên vùng đất xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên".
Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt, hay gọi tắt là Lăng Ông hay Lăng Ông Bà Chiểu (vì nằm gần chợ Bà Chiểu) thuộc tỉnh Gia Định xưa trước 1975, bây giờ là quận Bình Thạnh. Lăng Tả Quân trong những ngày đầu năm được rất đông khách thập phương thăm viếng và cầu xin may mắn, bình an. Trước '75, suốt 3 ngày Tết âm lịch, mọi người đi Lăng để hái lộc, xin xăm(xâm), cầu xin may mắn...khói hương ngập trời. Tên gọi thực sự của Lăng Ông là "Thượng Công Lê Tả Quân Linh Miếu". Ngay đêm 30 Tết từ 22 giờ trở đi, những dòng người, những dòng xe cộ từ nhiều ngả đường trong thành phố đổ về Lăng Ông đông nghẹt, không có chỗ chen chân, để thắp hương dâng cúng và hái lộc đêm giao thừa, nhưng nơi đây, ngoài những cây cổ thụ cao chót vót, đâu có lộc mà để hái? Ðể đáp ứng nhu cầu đã trở thành tập tục này, ban quý tế của lăng đã chuẩn bị hàng xe ô tô cây "phát tài" từ các làng hoa Gò Vấp đưa về để sẵn từ mấy ngày trước đó.

Vua Miên phải sang chầu vua Việt tại thành Phan An trong ngày 30 Tết
Quan Tả quân Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định Thành trước sau hai nhiệm kỳ:
* Lần đầu, từ năm 1813 đến năm 1816, rồi được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử.


* Lần sau, từ năm 1820 đến năm quy thần, tức năm 1832. Dinh của người ở sau tòa Vọng Cung (Hành Cung). Theo ông Malleret thì Hành Cung ở ném về phía trên con đường Paul Blanchy, giáp với đại lộ Norodom, lối nhà Câu Lạc Bộ Võ Quan Pháp (Bộ Tư Pháp hiện nay) lấn qua một phần đất sở Bưu Điện với một phần sở Địa Chánh (B.S.E. I., Oct/ Dẹc 1935, tr. 46).


Tả quân bao giờ cũng nêu cao chủ quyền nhà vua. Mỗi năm đáo lệ, có hai lễ lớn: lễ triều kiến Vua vào đầu xuân nhựt và lễ hành binh. Tả quân giữ đúng lệ và rất nghiêm về mặt nghi tiết. Ngoài việc đúng năm vua Miên phải nạp lễ cống không được chậm trễ, bổn phận vua Miên phải sang chúc thọ vua Việt tại thành Phan An mỗi dịp Nguyên đán. Cứ đêm ba mươi Tết, vua Miên phải có mặt tại thành để kịp sáng hôm sau đúng canh năm thì cùng Lê Tổng trấn hành lễ chúc thọ tại Vọng cung. Ông Trương Vĩnh Ký kể lại trong ức lục “Souvenirs historiques” rằng có một năm, vua Miên xuống dự lễ, thay vì ở trong thành Phan An, lại vào Chợ Lớn nghỉ đêm, bời thế, hôm sau lúc trống canh điểm năm dùi Tả quân và tiểu triều hành lễ tại Vọng cung thì vắng mặt vua Miên. Tả quân nhứt định không chờ, đến khi lễ tất, vua Miên mới đem lễ vật tiến vào, Tả quân chiếu điển lệ, phạt vạ vua Miên phải nộp đủ ba ngàn lượng bạc mới cho về nước.
Ngoài ra, cứ ngày mồng sáu tháng Giêng, thì Tả quân làm lễ “xuất binh” hay gọi : (" duyệt binh" “ra binh”, “hành binh” ). Dịp này, người ta ra lệnh đòi hêt các cơ binh đóng ở “Lục Tỉnh”về để Người (Tả quân) duyệt nơi Đồng Tập trận cũng gọi “Mô Súng” sau này mới gọi là Mã Ngụy hay "Mả Biền Tru"
Lễ này diễn ra để thị oai với các nước lân bang (Cao Miên, Xiêm La…) vừa để võ an dân tâm, vì thuở ấy dân tình chất phác vẫn tin tưởng quỷ thần và hiểu rằng đàu năm có diễn oai lực binh quân làm vậy thì trong xứ suốt năm dân sẽ được bình an vô bịnh, bởi tà ma quỷ mỵ đều khiếp sợ oai võ của Tả quân.
Ngày mồng sáu tháng Giêng, Tả quân tắm gội trai kỳ, ngồi kiệu đến Hành cung làm lễ chúc thọ vua rồi phát ba tiếng súng tiền hô hậu ủng, lên kiệu thẳng Đồng Tập trận, khi binh gia rần rộ kéo ra do ngả Gia Định môn, khi khác lại do cửa Phan Yên, từ đó xuống ngả Chợ Vải (tên xưa của xóm Chợ cũ Sài Gòn ngày nay) để trở lại đường Cửa Hữu (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), và trực chỉ lên Mô Súng. Lễ diễn binh hoàn thành, ông Lớn Thượng (tên kính trọng của dân Nam tặng Đức Tả quân) đe liệu một vòng chung quanh Quy Thành, ghé viếng cơ xưởng Thủy quân rồi trở về dinh là giải tán. Trong khi ra quân, thì trong thành dân cư vọng bàn hương án đốt pháo, thắp hương, cốt mượn lễ ra quân để bày lễ tống quái trót thể. Thuở ấy, quân lịnh của Tả quân rất nghiêm mỗi khi hành quân thì những người có tang khó, nhứt là người đàn bà bụng mang dạ chửa, đều phải lánh xa. Đi trước đám quân sĩ, có lịnh nạt đường và quân cầm đồ nghi trượng: hai thanh mác trường, hai ngọn cờ tiết mao, hai trái dùi đồng, hai phủ việt (búa hoặc rìu), hai cái biển, một khắc chữ “Tĩnh Túc” (im lặng cung kính), một đề “Hồi Tỵ” (tránh đi) tức để cho thần dân biết trước mà đề phòng tránh mặt và sửa soạn chuẩn bị lễ rước cho oai nghi. (Những binh khí cổ nầy, gọi là "đồ lỗ bộ", hiện có chưng bày trong Viện Bảo Tàng).
Một kỳ khác nữa, nhơn lễ “Trùng ngũ” (mồng 5 tháng 5), Tả quân xuất thành để hành lễ “tịch điền” (hạ tịch) bên Thị Nghè. Tịch điền ở vào vùng này đã mất dấu vì gần đây dân cư đã xây cất nhà cửa lên trên.
NHỮNG TRÒ THÔ BỈ CỦA CỘNG SẢN VỀ LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT.
Người dân Sài Gòn không một ai quên việc csVN sau ngày 30/4/1975, khi vừa đặt chân đến miền Nam đã lo xoá hết " tàn tích " cuả nhà Nguyễn để lại, gạch bỏ hết tên các chúa , ngay như chúa Nguyễn Phúc Tần ( Hiền Vương ) là một vị chúa nhân từ , không ham mê nữ sắc lại có tài thao lược , chúa rất nổi tiếng với trận hải chiến đánh thắng thủy binh Hà Lan trên sông Gianh năm 1644. Từ vua , quan cho đến công thần nhà Nguyễn , ngay cả các vị vua yêu nước , chống Pháp như vua Hàm Nghi , vua Duy Tân , vua Thành Thái cũng không chừa . Con đường mang tên Nguyễn Hoàng vị chúa đầu tiên vào khai phá Đàng Trong cũng bị đổi thành Trần Phú (một đảng viên cs). Đức Tả Quân Lê văn Duyệt cũng chung số phận như các vua chuá nhà Nguyễn.
Nhưng có một điểm rất khôi hài là các mồ chôn (lăng) thì đám đầu lĩnh Ba Đình để lại không phá hỏng hoặc san bằng như các nghĩa trang của quân đội VNCH, chúng chừa lại, dùng làm công cụ móc túi Unesco và dân du lịch. Đám tham quan cộng sản còn làm các dự án trùng tu, để xin Unesco công nhận là những di sản văn hoá thế gìới, đó là cách làm tiền cơ quan nầy để nhận được ngân sách tài trợ. Mặt khác tổ chức du lịch và lễ hội hàng năm mấy lần, lấy tiền nhét vào túi các quan tham về các khoản tiền thu được qua các lần tổ chức. Văn hoá cộng sản là loại văn hoá bất chấp liêm sĩ trên các mồ mả (lăng tẩm) và di tích của vua quan triều Nguyễn. Đúng là trò hề của các đỉnh cao thô bỉ - vô liêm sĩ csVN.
40 năm sau ngày đặt ách thống trị lên miền nam, các đỉnh cao mới " biết " được Đức Tả Quân Lê văn Duyệt là người có công lớn trong việc khai phá miền Nam và việc VNCH đã lấy tên Ông đặt cho con đường chạy ngang trước lăng mộ Ông (mà người Saigon quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu) là đúng! Thật tội nghiệp cho tên tuổi một đại công thần trong cái tầm nhìn hẹp hòi của người cộng sản. Thế cho nên, để bớt trơ trẻn và vô liêm sĩ, ngày 01/04/2014 UBNDTP đã ra quyết định đặt lại tên đường "như cũ", bắt chước giống như cách đặt tên thời VNCH trước 75! Chỉ có cái tên đường mà người cộng sản cũng phải vất vã đến 40 năm nghiên cứu, như vậy thử hỏi? trong các phương diện khác, nếu muốn thăng tiến, không biết người cộng sản VN phải cần đến bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu?? 
Một khi chế độ cộng sản còn đất nước mất dần vào tay Trung Cộng, đất nước đâu đâu cũng thấy dân oan, đến như Căm Bốt cũng lên mặt khi dể CHXHCNVN từ kinh tế tới cách quản trị đất nước và tạo phúc lợi cho người dân. Đấy là điều quốc nhục cho những người đang lãnh đạo đất nước theo tư tưởng hồ chí minh và nề kinh tế bị phá sản theo định hướng XHCN.
43 năm, sống dưới một chế độ độc tài toàn trị, đám đầu lĩnh Ba Đình đã lợi dụng tín ngưởng như chùa chiền và các nơi thớ phượng để kiếm tiền nuôi đảng dưới chiêu bài gọi là phục dựng truyền thống văn hóa tâm linh, cách làm tiền người dân dưới hình thức trá hình, kín đáo do đảng chủ trương. Bọn người Duy Vật không Duy Tâm coi tín ngưởng và tôn giáo là thuốc phiện, thì làm gì có niềm tin nơi thế giới tâm linh? Trong lý lịch của từng thằng đảng viên csVN, nơi mục ghi tôn giáo đều là không có. Đừng bao giờ lầm tưởng là CHXHCNVN là nơi có "tự do tín ngưởng", chỉ là những trò ma mớp lừa bịp thế giới và người dân mê muội.
Những nơi thờ phượng ngày nay chỉ là nơi buôn thần, bán thánh, một hình thức phá hoại hình ảnh tôn nghiêm cuả tôn giáo. Các định hướng về chính sách tôn giáo cuả cs đang phá hỏng mục đích tốt đẹp cuả giáo lý tôn giáo là khuyến thiện và gầy dựng tinh thần đạo đức , bao dung giữa con người với nhau. Xã hội Việt Nam hiện nay bị băng hoại, suy đồi nặng nề về đạo đức một phần cũng do chính sách về tín ngưỡng và tôn giáo đang được thực hiện đồng thời với chính sách giáo dục ngu dân và nô lệ của nhà cầm quyền cs đề ra.


Nguyen Thi Hong, 16.2.2018

Khai bút mồng một tết MậuTuất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét