KBC - Việt Nam Cộng Hòa
Khưu bưu chính của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà,  viết tắt là KBC,  đây là đơn vị chuyên về phân  phát thư cho các đơn vị quân đội trên khắp 4 vùng chiến thuật. Vậy KBC nghĩa là gì?  Có nhiều ý nghĩa khôi hài về KBC mà mà những người lính cộng hòa đã dí dỏm về nó như sau:  "KBC được hiểu là Khu Bắt Chó"hay là "Khu Bắc Chiến "....Nhưng thật ra KBC được giải thích như sau:
Khu : vùng, nơi,
Bưu : thư , văn tự, 
Chính (hành chánh, công sở, nơi làm việc cơ quan...)
KBC có nghĩa là Khu Bưu Chính, là một đơn vị chuyên về nhận và chuyển phát thư từ, điện tín…và là đơn vị chuyên trách của quân đội Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Mỗi KBC gồm có 3 chữ cái viết hoa , tiếp theo là 4 con số (nghĩa là số ngàn)
KBC của quân lực Việt Nam Cộng hòa được bắt đầu bằng số : 3,4,6 và 7
KBC mang số nhỏ nhất là : KBC.3001 = Tiểu đoàn 51 Pháo Binh
KBC mang số lớn nhất là : KBC.7889 = Tiểu đoàn 475 Địa phương quân (Long Xuyên)
KBC của các đơn bị Bộ Binh và Không quân thì không theo nguyên tác nào cả . riêng  Hải quân khi mới thành lập thì tất cả đều mang số 33 đầu và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến cũng mang số 33 vì TQLC lúc đó thuộc về Hải Quân . cho đến năm 1972,1973 các đơn vị tân lập của Hải quân  và TQLC mới mang KBC giống bên Bộ Binh
Thông thường thì một KBC là 1 đơn vị quân đội , nhưng có khi 1 KBC lại có thêm chữ /A hay /B như trường hợp Trung Tâm huấn luyện Quang Trung KBC.4091 . Trung Tâm huấn luyện này lại được chia ra làm 2 là Liên Đoàn A và Liên Đoàn B , bởi vậy một KBC thành 3 . KBC.4091 là Bộ chỉ huy trung tâm , còn KBC.4091/A là Liên đoàn A và KBC.4091/B là Liên đoàn B
Lại có trường hợp như Nha Quân Pháp (trực thuộc Bộ quốc Phòng) KBC.4386. Còn KBC.4386/A lại là Toà án quân sự Sài Gòn , cả 2 KBC trên đều ở cùng 1 doanh trại là số 3A Bến Bạc Đằng , Quận 1 , Sài-Gòn (sát bên cạnh với Phủ đặc ủy trung ương tình báo)


Thêm trường hợp nữa là chúng ta đã là quân nhân của Quân Lực Việt Nam cộng hòa thì ai cũng biết KBC.4002 là Bộ tổng tham mưu/QLVNCH , nhưng Bộ chỉ huy Quân Cảnh cũng nằm trong cùng doanh trại với Bộ TTM nên mang KBC.4002/QC một thời gian dài , sau mới được cấp KBC riêng là KBC.4258
Một số KBC được biết rất nhiều đó là số KBC của trường võ bị Đà Lạt (KBC 4027); Trường bộ binh Thủ Đức (KBC 4100); Trung tâm huấn luyện Quang Trung (KBC 4091).
Lại có trường hợp thường thấy ở các đơn vị tác chiến lưu động , thí dụ tiểu đoàn 1 TQLC , KBC.3333 , tiểu đoàn đang đi ‘’ hành quân ’’ thì trên bì thư được ghi là KBC.3333/HQ (chắc là ghi như vậy để thư chuyển được nhanh hơn ?)

Một lá thư khi về đến Khu bưu chính, những người chuyên trách sẽ căn cứ theo số hiệu KBC mà phân loại binh chủng nào, đơn vị đó đóng ở địa bàn nào, sau đó lá thư ấy sẽ được chuyển đến đơn vị đó rồi đến người người nhận là anh quân nhân A, B; C.. 
Trong bài hát "Từ KBC viết gởi về em" được hiểu là "Từ đơn vị anh, viết gởi về em". Như vậy, ba chữ: KBC và một dãy số ký hiệu nữa, có thể hiểu là ký hiệu của một đơn vị trong quân đội. Không có ký hiệu này, không thể chuyển phát thư. Viết sai ký hiệu KBC, lá thư sẽ bị chuyển phát nhầm đến một nơi khác.
Lá thư từ chiến trường
Từ KBC giá lạnh rừng sâu
Anh gởi lời thăm về em yêu dấu
Qua bao ngày chúng mình xa nhau
Chắc em để phấn son nhạt mầu
Và buồn trong cả giấc chiêm bao
Đừng buồn em ơi ! Nếu hiểu được anh
Đây miền rừng xanh bụi vương áo lính
Khi quê mình khói lửa điêu linh
Nhớ em nhiều biết sao thôi đành
Vùi chôn khỏa lấp chữ tình
Em ơi ! Lau lệ buồn còn chinh chiến anh còn đi
Đừng giận hờn anh em nhé
Mình thương thì gọi tên nhau
Mình nhớ mà không u sầu
Dặn dò em chỉ đôi câu
Từ KBC viết gửi về em
Riêng tặng người yêu nụ hôn thương mến
Mai anh về kể chuyện nhà binh
Lính xa nhà nhớ cô nhân tình
Chuyện vui ngày cưới đôi mình
Sau đây là KBC của một số Tiểu đoàn trừ bị nổi tiếng của QL/VNCH

Các Tiểu đoàn Nhảy Dù có :
 -Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù KBC.4563
- Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù KBC.4247
- Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù KBC.4794
- Tiểu đoản 4 Nhảy Dù (không thành lập)
- Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù KBC.4709
- Tiểu đoàn 6 Nhảu Dù KBC.4143
- Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù KBC.4919
- Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù KBC.3119
- Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù KBC.4804
- Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù KBC.3727
Năm 1974 và 1975 binh chủng Nhảy Dù thành lập và dự định thành lập thêm các tiểu đoàn 12,14,15,16,17 và 18 Nhảy Dù
Các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến có :
- Bộ tư lệnh TQLC KBC.3331 
- Tiểu đoàn 1 TQLC KBC.3333
- Tiểu đoàn 2 TQLC KBC.3335
- Tiểu đoàn 3 TQLC KBC.3337
- Tiểu đoàn 4 TQLC KBC.3339
- Tiểu đoàn 5 TQLC KBC.3357
- Tiểu đoàn 6 TQLC KBC.3300
- Tiểu đoàn 7 TQLC KBC.3340
- Tiểu đoàn 8 TQLC KBC.6618
- Tiểu đoàn 9 TQLC KBC.6626
Nói đến đơn vị trừ bị không thể quên Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù KBC.3693 với 2 câu thơ : ‘’ An Lộc địa sử ghi chiến tích - Biệt cách dù vị quốc vong thân ’’
Về binh chủng Biệt Động Quân ngoài các đơn vị BĐQ biên phòng thì còn lại cũng là những tiểu đoàn trừ bị , sau này các đơn vị BĐQ biên phòng đổi thành tiểu đoàn . BĐQ gồm có 17 Liên đoàn BĐQ , mỗi liên đoàn có 3 tiểu đoàn , như vậy binh chủng BĐQ có trên 50 tiểu đoàn . Vào năm 1975 binh chủng BĐQ định thành lập thành sư đoàn.


Sau đây là một số  KBC tiêu biểu cho các đơn vị QL.VNVN, như các đơn vị BĐQ :
- Bộ chị huy BĐQ KBC 4205 (đặt tại trại Đào Bá Phước , đường Tô Hiến Thành , Quận 10 Sài Gòn
- Tiểu đoàn 33 BĐQ KBC.3446 Sài Gòn
- Tiểu đoàn 32 BĐQ KBC.3447 Phong Dinh
- Tiểu đoàn 51 BĐQ KBC.3505 Sài Gòn
- Tiểu đoàn 52 BĐQ KBC.3506 Biên Hòa
- Tiểu đoàn 27 BĐQ KBC.3507 Đà Nẵng
- Tiểu đoàn 38 BĐQ KBC.3508 Sai Gòn
- Tiểu đoàn 39 BĐQ KBC.3509 Đà Nẵng
- Tiểu đoàn 43 BĐQ KBC.3516 Vĩnh Long
- Tiểu đoàn 44 BĐQ KBC.3517 Cần Thơ
- Tiểu đoàn 34 BĐQ KBC.4013 Sai Gòn
- Tiểu đơàn 31 BĐQ KBC.4272 Biên Hòa
- Tiểu đoàn 35 BĐQ KBC.4400 Biên Hòa
- Tiểu đoàn 36 BĐQ KBC.4454 Biên Hòa
- Tiểu đoàn 42 BĐQ KBC.4533 Cần Thơ
- Tiểu đoàn 60 BĐQ KBC.7508 Đà Nẵng
- Tiểu đoàn 61 BĐQ KBC.7509 Đà Nẵng
- Tiểu đoàn 62 BĐQ KBC.7510 Kontum
- Tiểu đoàn 63 BĐQ KBC.7511 Pleiku
- Tiểu đoàn 64 BĐQ KBC.7512 Hậu Nghĩa
- Tiểu đoàn 65 BĐQ KBC.7513 Tây Ninh
- Tiểu đơàn 85 BĐQ KBC.7553 Chi Lăng
- Tiểu đoàn 86 BĐQ KBC.7554 Kiến Tường
- Tiểu đoàn 88 BĐQ KBC.7560 Kontum
- Tiểu đoàn 89 BĐQ KBC.7561 Quảng Đức
- Tiểu đoàn 90 BĐQ KBC.7562 Kontum
- Tiểu đoàn 91 BĐQ KBC.7563 Tây Ninh
- Tiểu đoàn 92 BĐQ KBC.7564 Phước Long (tức là căn cứ Tống Lê Chân đã nổi danh trong quân sử VNCH vỉ đã tử thủ mấy trăm ngày khi bị VC bao vây …)
Trên đây là một số những KBC của các đơn vị cấp tiểu đoàn TỔNG TRỪ BỊ của QLVNCH . (ngoại trừ 1 số tiểu đoàn BĐQ biên phòng đồn trú cố định ở biên giới) . Ngoài ra các binh chủng trên còn có các đơn vị khác tuy cùng màu áo nhưng là các đơn vị không trực tiếp tác chiến như tiếp vận , hành chánh , yểm trợ , pháo binh , quân y ... Hoặc cấp cao hơn tiểu đoàn là liên đoàn , lữ đoàn hay chiến đoàn … tất cả đều có KBC riêng
Các đơn vị Hải quân KBC thường mang số 33 , sau đây là một số KBC của binh chủng Hải Quân :
- Bộ tư lệnh Hải Quân KBC.3317 Bến Bạch Đằng , Sài Gòn
- Bộ tư lệnh hạm đội KBC.3328
- Trung tâm huấn luyện HQ Nha Trang KBC.3318
- Trung tâm huấn luyện HQ Cam Ranh KBC.3319
- Giang đoàn 25 xung phong KBC.3303 Cần Thơ
- Giang đoàn 28 xung phong KBC.3305 Long Xuyên
- Giang đoàn 21 xung phong KBC.3321 Mỹ Tho
- Giang đoàn 51 tuần thám KBC.3332 Cát Lái
Và rất nhiều đơn vị Hải quân thành lập sau , KBC không mang 2 số 33 đầu
Tại Quân Khu 3 và Biệt Khu thủ đô nếu nhập ngũ thường được tập trung ở Trung Tâm 3 tuyển mộ và nhập ngũ (ở Quang Trung) KBC.4113 . Chính nơi đây các tân binh được khám sức khỏe , phân loại máu , phân loại (về sức khỏe) , cấp quân trang , thẻ bài . Sau đó thường được chuyển qua Trung Tâm huấn luyện Quang Trung ở gần đó để thụ huấn quân sự . Sau khóa sẽ được phân phối quân số cho tất cả đơn vị trên toàn quốc . Riêng các tân binh được về các binh chủng đặc biệt như Nhảy Dù , TQLC , BĐQ hay các chuyên ngành khác như truyền tin , công binh , pháo binh , tiếp vận , quân y , hành chánh , tài chánh … sẽ tiếp tục theo các khóa chuyên nghiệp mà đã được chọn
Đài phát thanh quân đội được mang KBC.3168 , không thể nào quên được với giọng nói trìu mến của xướng ngôn viên Dạ Lan
Các quân nhân chuẩn bị du học , đa số là quân nhân của quân chủng Không Quân và Hải Quân thì hầu hết phải qua cánh cổng của trường sinh ngữ quân đội ở Gò Vấp KBC.3095
Sau đây là KBC của một số trường và trung tâm huấn luyện :
- Trung tâm huấn luyện Quang Trung KBC.4091
- Trường Bộ Binh Thủ Đức KBC.4100
- Trường võ bị Đà Lạt kBC.4027
- Trường hạ sĩ quan Đồng Đế (Nha Trang) KBC.4311
- Trường Quân cảnh (Vũng Tàu) KBC.3042
- Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp (Bà Rịa) KBC.4432
- Trường Quân khuyển (Gò Vấp) KBC.4941
- Trung tâm huấn luyện Lam Sơn (Dục Mỹ) KBC.4926
- Trường Thiếu sinh quân (Vũng Tàu) KBC.4437
- Trung tâm huấn luyện không quân (Nha Trang) KBC 4721
Các quân nhân nào ở Quân Khu 3 và Biệt Khu thủ đô mà biệt phái ngoại ngạch (như các công chức , giáo sư , chuyên viên ...) hoặc chờ thuyên chuyển sau khi xuất viện (bị thương , bệnh …) hoặc chờ giải ngũ thì quân số thuộc về Trung Tâm quản trị trung ương KBC.4204 (đường Tô Hiến Thành , Quận 10 , Sài Gòn)
Sau đây là một số KBC của quân chủng Không quân :
- Bộ tư lệnh Không quân KBC.3011 (Tân Sơn Nhứt)
- Đại đội tổng hành dinh Không quân KBC.3009 (Tân Sơn Nhứt)
- Sư đoàn 1 Không quân KBC.3198 (Đà Nẵng)
- Sư đoàn 2 Không quân KBC.3126 (Nha Trang)
- Sư đoàn 3 Không Quân KBC.3004 (Biên Hòa)
- Sư đoàn 4 Không quân KBC.4652 (Phong Dinh) 
- Sư đoàn 5 Không quân KBC.4324 (Tân Sơn Nhứt)
- Sư đoàn 6 Không quân KBC.3533 (Phù Cát)
Số KBC còn rất nhiều, phía trên chỉ là những con số để làm sáng tỏ cho bài viết về KBC của QL,VNCH xưa, mục đích lưu lại một số tài liệu truyền lại cho các thế hệ hậu duệ VNCH.
Sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét