SỰ KHÁC NHAU VỀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI TƯỚNG VNCH 
VÀ CỘNG SẢN BẮC VIỆT

Chúng tôi hậu duệ VNCH, nhân mùa quốc nạn 30.4 cảm thấy rất hảnh diện khi được viết về những vị tướng lãnh đạo  QL.VNCH, họ rất xứng đáng trong cương vị chỉ huy với tinh thần của một người lính VNCH với lý tưởng "Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm " và đã làm rạng danh hàng ngũ QL.VNCH. Hôm nay Hậu duệ VNCH xin được trình bày một số nét về tính nhân bản của tướng lãnh VNCH và tính phi nhân của QĐND do cộng sản thành lập. Người được nhắc tới là trong bài viết này là tướng Lê Minh Đảo, ông là một vị tướng bị cộng sản trù dập 17 năm trong trại tù gọi là cải tạo.

TIỂU SỬ TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO

Tướng Lê Minh Đảo sinh ngày 5 tháng 3 năm 1933  tại xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định. Từ nhỏ, ông có tiếng học giỏi, ông đã học tại trường Lycėe Pėtrus Ký, Sài Gòn theo chương trình Pháp. Năm 1952, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần.

Tháng 9 năm 1953,  ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân: 53/125.441. Theo học khóa 10 Trần bình Trọng tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ông ra trường với hạng 18/400, ông được giữ lại trường để làm Cán bộ Trung đội trưởng, hướng dẫn khóa sinh của những khóa kế tiếp: khóa 11 Phạm Công Tuân và khóa 12 Cộng Hòa.

Khóa 10 Trần Bình Trọng (10-1953 – 6-1954) là khóa đông nhất của 10 khóa đầu tiên, với 400 sĩ quan tốt nghiệp. Thiếu tướng Lê Minh Ðảo (hạng 18); hai Chuẩn tướng Vũ Văn Giai và Trần Văn Nhựt. Mười khóa đầu của trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo tất cả 40 tướng trong số 80 tướng hiện dịch của năm 1974 (80 tướng hiện dịch không kể tướng của Quân Chủng Hải Quân hay Ngành Quân Y).

Đầu  năm 1965, ông mới được bổ nhiệm vào chức vụ chỉ huy, bắt đầu sự thăng tiến trong binh nghiệp. Ban đầu là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 31, Sư đoàn 21 Bộ binh, không lâu sau, ông được thăng chức làm Trung đoàn phó Trung đoàn 31. Đầu năm 1966, ông được điều trở về Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV, giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Hành quân.

Năm 1967, ông được tân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện thay thế Trung tá Chương Dzềnh Quay. Một năm sau (1968), ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Tháng 3 năm 1969, bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Chương Thiện lại cho Trung tá Nguyễn Văn Ngưu, ông chuyển sang làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Định Tường thay thế Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp. Ngày Quân lực 18 tháng 6 năm 1970, ông được đặc cách thăng cấp Đại tá. 

Tháng 6 năm 1972, không lâu sau khi nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 18, ông được lệnh đưa Sư đoàn vào An Lộc thay thế Sư đoàn 5 Bộ binh  và Với sự tăng cường của Liên đoàn 5 Biệt động quân, Sư đoàn 18 trở thành đơn vị phòng thủ chính tại phía Bắc Sài Gòn. Ông nhiều lần chỉ huy Sư đoàn, liên tục hành quân giải tỏa trục đường 13, làm giảm áp lực bao vây của cộng quân vây quanh An Lộc. Vớithành tích này nên nhân ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Chuẩn tướng khi mới 39 tuổi. Vợ Tướng Lê Minh Đảo là bà  Trần Thị Bích Liên - Ông bà có chín người con gồm 2 trai và 7 gái.

Dũng tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh sư đoàn 18 cùng các binh sĩ của ông chiến đấu đến giờ phút cuối cùng nên bị quân csbv bắt giữ. Sư Đoàn 18 Bộ Binh là một trong ba sư đoàn chủ lực thuộc Quân Đoàn III, Quân Khu 3 của quân lực VNCH, phạm vi hoạt động và trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, bao gồm các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long, Phước Tuy, Bình Tuy và đặc khu Vũng Tàu.

Theo lời kể của đại úy Phạm Hữu Đa, Khóa 25 VBĐL, tùy viên của Tướng Lê Minh Đảo, thì Sư Đoàn 18 BB đã đánh những trận nổi tiếng như: Võ Xu(1966), Suối Long(1967), Túc Trưng, La Ngà(1969), cùng với các đơn vị bạn đã truy đuổi và tiêu diệt cơ quan đầu não của địch (Cục R) trên đất Combodia, tham dự chiến trường An Lộc, và chiến thắng lớn nhất là trận Xuân Lộc, khi cả tuyến phòng thủ của đơn vị này chặn đánh quyết liệt quân Cộng Sản Bắc Việt vào những ngày cuối cùng cuộc chiến, Tháng Tư năm 1975. So với một số tướng lãnh VNCH đã tháo chạy từ những ngày trước đó, Tướng Lê Minh Đảo đã được dân chúng ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần dấn thân vì nước của ông. Thiếu tướng Lê Minh Đảo có đủ điều kiện bỏ SĐ sang Mỹ, nhưng ông không đi, ở lại quyết chiến. 
Ngay chiều 29 tháng 4, 1975, ông còn họp tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn đóng ở Long Bình, bàn kế hoạch rút SĐ về án ngữ phía Nam sông Sài Gòn bảo vệ thủ đô. Ngày hôm ấy chiếc trực thăng C&C của ông đậu tại BTL/SĐ đầy đủ xăng nhớt và phi công cũng có mặt sẵn sàng để ông có thể bay ra Hạm đội 7. Nhưng ông không bỏ đơn vị chạy trốn như một số các tướng lãnh khác và sau đó bị tù đày hơn 17 năm trường khổ ải. 

Sau ngày miền Nam sụp đổ, Tướng Lê Minh Đảo cũng như đa số sĩ quan cao cấp của VNCH đã bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ tại các trại tù khổ sai, cưỡng bức lao động. Kết cuộc, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, sau mười mấy năm tù đầy, tướng Lê Minh Đảo đã được sang Mỹ để đoàn tụ cùng gia đình vào năm 1994. 


TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỚI TINH THẦN " PHỤ TỬ CHI BINH"

Tháng 8 năm 1300 trước khi lâm chung, Hưng Đạo Vương đã từng khuyên vua  Anh Tông về chiến lược tăng cường nội lực cho quân đội Đại Việt là; "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước dồn sức lại thì chúng (giặc) đành phải chịu trói… Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa to gió táp thì đó là tình thế dễ chế ngự… Phải gây dựng một đội quân cha con rồi có thể sử dụng được. Vả lại, nên dưỡng sức dân để làm kế gốc sâu rễ bền, đó là thượng sách giữ nước vậy" (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - 397).

Gây dựng một đội quân cha con, đó là mục đích mà Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320),và ông đã từng thực hiện được điều này. Ông sống rất bình dị, đối xử với quân sĩ như người thân, đồng cam cộng khổ, người bấy giờ gọi đoàn quân của ông là "Phụ tử chi binh" (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - 562). "Phụ tử chi binh" chính là "Huynh đệ chi binh " trong QL.VNCH trước năm 1975.

Tướng lãnh VNCH là những hậu duệ của Trần hưng Đạo, Quang Trung, những người đang kế thừa những di huấn , sách lược cứu nước và xây dựng một đạo quân hết lòng vì nước nên hành trang của các tướng VNCH đều thể hiện được phong cách "Huynh đệ chi binh" tướng là lính và lính cũng là tướng. Đây là cách thể hiện phong cách của những người lãnh đạo quân đội Đại Việt trước đây, đó là sách lược" Phụ Tử Chi Binh", một sách lược đã từng làm giặc Nguyên Mông tan tác 3 lần trước quân dân thời nhà Trần.



TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỚI CÁC SĨ QUAN TỬ TRẬN

Trường hợp sĩ quan tử trận ông gửi thư phân ưu đích danh ký tên đến cha mẹ, vợ hoặc thân nhân gần nhất của anh em quá cố, với lời lẽ tha thiết, cảm động người đọc, an ủi phần nào sự mất mát của gia đình. Ông còn cử một sĩ quan cấp Tá, ít nhất là Trung tá (nếu sĩ quan tử trận cấp Úy) đến tận nhà phân ưu với gia đình và truy tặng Anh dũng Bội tinh, gắn lên di quan anh em quá cố. Nếu gia đình đơn chiếc, ông xuất quỹ “Hậu phương yểm trợ tiền tuyến” cấp cho gia đình một số tiền tương đối lớn, trang trải chi phí an táng. http://www.sudoan18bobinh.com/phanngoctrung/4516877615

Trong những ngày dưỡng quân, thỉnh thoảng ông cho tổ chức khiêu vũ tại Câu lạc bộ đơn vị, mời tất cả sĩ quan SĐ đồn trú quanh vùng đến tham dự. Ông thường nói làm việc ra làm việc, chơi ra chơi. Người chiến sĩ phải vừa là lính mà cũng vừa là nghệ sĩ.

Trên đây là vài nét sơ lược về Thiếu tướng Lê Minh Đảo đối với các sĩ quan được ông trân trọng lúc còn chiến đấu cũng như khi tử trận. Ấy là chưa nói đến việc ông luôn luôn rộng rãi thăng thưởng ngoài mặt trận, đặc cách và thường niên và không ngần ngại giúp đỡ sĩ quan các cấp.
Sau khi đến nhận chức Tư lệnh Sư đoàn không bao lâu, ông ra lệnh Khối Chiến Tranh Chính Trị CTCT in hàng ngàn giấy tờ ghi rõ quyền lợi binh sĩ và hạ sĩ quan, rồi chỉ thị các đơn vị phân phát cho từng binh sĩ, không sót một ai. Đồng thời ông ra lệnh Khối CTCT các cấp tổ chức học tập, giúp binh sĩ nắm vững quyền lợi mà đòi hỏi. Ông nhấn mạnh bằng một chỉ thị đặc biệt, với nội dung đơn vị nào không thi hành đúng sẽ bị khiển trách nặng. Nếu Đoàn Thanh tra Sư đoàn hoặc cá nhân ông đến thăm đơn vị, bất chợt hỏi một binh sĩ nào đó đã được học tập và nhận giấy tờ không, nếu thiếu sót thì các đơn vị trưởng liên hệ sẽ bị phạt nặng.


TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỚI CÁC THƯƠNG BINH

Không những lo lắng quyền lợi binh sĩ, ông còn chăm lo sức khỏe từng anh em. Có lần ông đến Tổng Y Viện Cộng hòa thăm thương bệnh binh và tặng quà ủy lạo. Khi gặp các thương phế binh, ông dừng lại hỏi thăm. Có lần một thương phế binh SĐ18BB than phiền chiếc xe lăn lô can xấu và nặng, tỏ ý muốn một chiếc xe của Đức, đẹp hơn và nhẹ hơn. Ông hỏi thăm anh thuộc đơn vị nào trong SĐ18BB, bị thương trận nào, ở đâu và hỏi chiếc xe lăn của Đức giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Một anh thương phế binh SĐ khác có chiếc xe lăn Đức đồng ý bán, nói đúng hơn là đổi xe lăn bù thêm $30.000. Tướng Đảo suy nghĩ một lát rồi móc bóp lấy tiền đổi xe lăn với gần 30 thương phế binh chứng kiến. Anh thương phế binh SĐ18 ngồi trên chiếc xe mới, nghiêm người chào ông, lắp bắp lời cảm ơn mà nước mắt tuôn trào. Ông bắt tay an ủi, chúc anh mau xuất viện rồi tiếp tục thăm các thương binh khác. Cử chỉ của ông gây tiếng vang xa trong cũng như ngoài SĐ. Anh thương phế binh may mắn được an ủi phần nào trong kiếp sống tàn tật suốt đời anh.

TÓM LẠI:

"Phụ Tử Chi Binh" hay "Huynh Đệ Chi Binh" không bao giờ tìm thấy nơi quân đội miền bắc. Với chủ trương huấn luyện một người lính là công cụ cho đảng, nên đầu súng của mổi người lính cộng sản được đảng trang bị trên đường ngắm nơi đầu súng là một chủ nghĩa - Được thể hiện qua văn thơ của những tên văn nô trong bộ chính trị, như Tố Hữu:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt

Hành trang mà đảng đã nhét vào ba lô và đầu súng của người chiến binh cộng sản là hận thù giai cấp, bạo lực cách mạng để tiến chiếm mục tiêu.. tư duy của họ mang màu sắc của một bản chất PHI NHÂN, thế nên người tướng, người chỉ huy của quân đội Bắc Việt họ rất tàn ác với chính những thuộc cấp của họ. Trong chiến tranh, khi bị thương ngoài mặt trận những thương binh này thường bị bỏ lại trận tuyến hoặc bị đồng đội giết chết mà không bao giờ được cứu chửa, thân phận của binh sĩ trong QĐND là như thế! Nhìn hình ảnh Hải Quân TQ  tàn sát quân đội ND trên đảo Gạc Ma năm 1988 để thấy hành động phi nhân của tên đại tướng Lê Đức Anh, tên này ra lệnh không cho bắn trả lại HQ cướp nước TQ. Hình ảnh này sẽ không bao giờ tìm thấy được tìm thấy nơi QL.VNCH. Đây là bản chất hoàn toàn khác nhau giửa tướng chỉ huy quân đội VNCH  và các tướng QĐND do cộng sản đào tạo và huấn luyện. 
Xem nguồn: Sự thật về số thương binh liệt sĩ của quân đội Bắc Việt trong chiến tranh VN -http://lybichthuy.blogspot.com/2017/08/su-that-ve-so-thuong-binh-liet-si-cua.html



Xem thêm:

1.Thiếu tướng LÊ MINH ĐẢO và trận đấu cuối cùng ở Xuân Lộc
http://www.nguyenkhapnoi.com/2012/08/11/thi%E1%BA%BFu-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-le-minh-d%E1%BA%A3o/
2.Nhân bản là hành trang quan trọng của sĩ quan và binh sĩ trong QL.VNCH
http://vothilinh.blogspot.com/2016/07/nhan-ban-la-hanh-trang-can-ban-trong.html
3.Tản mạn về chính sách chiêu hồi
http://danlambaovn.blogspot.de/2013/07/tan-man-ve-chinh-sach-chieu-hoi.html

Biên khảo-Hậu Duệ VNCH Võ Thi Linh 19.4.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét