CHỦ TRƯƠNG DÂN CHỦ HOÁ VN VÀ ĐÔNG DƯƠNG
CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Có thể nói Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) là một chính đảng đầu tiên tronng lịch sử cận đại có chủ trương xây dựng một nước VN theo thể chế dân chủ tự do như các nước văn minh Âu Châu như Pháp, Anh, Mỹ trong cuối thập niên 30 (của thế kỷ 20).
Trong cuộc cách mạng dân tộc trong sử Việt, Nguyễn Thái Học một trong những lãnh tụ cách mạng của Việt Nam có tầm vóc và trẻ tuổi nhất trong lịch sử đấu tranh cho dân chủ, tự do và tiến bộ của nhân loại trong đầu thế kỷ 20. Ông là người thành lập, chỉ huy và được tín nhiệm trong vị trí lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giành lại chủ quyền cho đất nước và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp. Cuộc nổi dậy và tổng tấn công được phát động vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 diễn ra trên các thành phố lớn ở Bắc Kỳ, sau này được lịch sử mệnh danh là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy. Cuộc tổng khởi nghĩa này là một kế hoạch nằm trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng ở giai đoạn đầu..
MƯỜI BA NGỌN ÐUỐC
( Thơ Vĩnh Nhất Tâm)
Mười Ba Ngọn Ðuốc ghi trang sử
Một nước hùng anh rạng cõi Ðông
Dù đã thăng trầm qua mấy bận
Quyết không hàng giặc bỏ non sông
Bước đi dõng dạc, chân xiềng xích
Máy chém đầu rơi, phụt máu đào
Vừa lúc ánh dương bừng thức dậy
Hào khí lưu mãi đến ngàn sau.
Ðã non thế kỷ không ngưng nghỉ
Từng lớp... vì dân đổ máu đào
Tiếp tục đấu tranh vì chính nghĩa
Tinh thần YÊN BÁY dưới trời cao.
BỐI CẢNH ĐƯA TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA:
Ngày 9-2-1929, nhóm đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Hà Nội đã tổ chức ám sát trùm mộ phu đồn điền Bazin làm chấn động dư luận Pháp, khiến chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương hoang mang. Sau vụ ám sát này, Mật thám Pháp mở màn một đợt khủng bố trắng, từ bắc chí nam. Sáng 17/2, Pháp lùng bắt hàng trăm đảng viên VNQDĐ. Chỉ có Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Như thoát nạn. Cuối tháng đó, Thống sứ Pháp lập một Hội đồng đề hình dưới quyền Jules Bride để xét xử 217 người. Ngày 2/7/1929, Bride kết án 76 trong số 78 người bị truy tố.
Để đối phó trước sự lớn mạnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thực dân Pháp đã mở chiến dịch đàn áp, truy quét gắt gao các cơ sở và những người tham gia vào VNQDĐ. Vì phát triển khá nhanh do đó sự tổ chức còn lỏng lẻo, vì có sự phản bội trong nội bộ các cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng, nên bị thực dân Pháp đánh phá đàn áp nghiêm trọng, hàng trăm đảng viên bị bắt hoặc bị tử hình. Riêng đối với Nguyễn Thái Học, lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, thực dân Pháp treo giải thưởng 5.000 đồng bạc Đông Dương cho ai bắt hoặc giết được ông.
Ngày 9-2-1929, nhóm đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Hà Nội đã tổ chức ám sát trùm mộ phu đồn điền Bazin làm chấn động dư luận Pháp, khiến chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương hoang mang. Sau vụ ám sát này, Mật thám Pháp mở màn một đợt khủng bố trắng, từ bắc chí nam. Sáng 17/2, Pháp lùng bắt hàng trăm đảng viên VNQDĐ. Chỉ có Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Như thoát nạn. Cuối tháng đó, Thống sứ Pháp lập một Hội đồng đề hình dưới quyền Jules Bride để xét xử 217 người. Ngày 2/7/1929, Bride kết án 76 trong số 78 người bị truy tố.
Để đối phó trước sự lớn mạnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thực dân Pháp đã mở chiến dịch đàn áp, truy quét gắt gao các cơ sở và những người tham gia vào VNQDĐ. Vì phát triển khá nhanh do đó sự tổ chức còn lỏng lẻo, vì có sự phản bội trong nội bộ các cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng, nên bị thực dân Pháp đánh phá đàn áp nghiêm trọng, hàng trăm đảng viên bị bắt hoặc bị tử hình. Riêng đối với Nguyễn Thái Học, lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, thực dân Pháp treo giải thưởng 5.000 đồng bạc Đông Dương cho ai bắt hoặc giết được ông.
Trong tình hình khẩn trương như vậy, tại Hội nghị lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng ngày 1-7-1929, ba nhà lãnh đạo cao cấp của VNQDĐ là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã quyết định không thể ngồi chờ thực dân Pháp lùng bắt, giết hại, phá tan các cơ sở đảng, mà phải gấp rút chuẩn bị và tiến hành một cuộc “tổng khởi nghĩa võ trang” để một mặt đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, cổ võ lòng yêu nước trong dân chúng, củng cố uy tín của đảng, và nếu có thất bại thì “Không thành công cũng thành nhân”, như đảng trưởng VNQDĐ đã từng nói. Với tinh thần quyết tử, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí, trong đó có bà Nguyễn Thị Giang, vị hôn thê của ông, dồn tâm sức chuẩn bị cho một cuộc vùng lên quyết liệt. Các cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng ra sức chuẩn bị vũ khí, đúc bom tự tạo, mua súng, tiến hành binh vận. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng tung hết lực lượng mật thám ra truy lùng, cài gián điệp vào các cơ sở của đảng, quyết tâm bắt hoặc giết bằng được Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và bộ chỉ huy đầu não của Việt Nam Quốc dân Đảng, hòng dập tắt cuộc bạo động từ trong trứng nước, nhưng vẩn chưa thành công. VNQDĐ đã lãnh đạo một cuộc cách mạng dân tộc trên tinh thần tự quyết dân tộc, tất cả vũ khí đều do tự chế tạo, hoặc mua sắm, hay lấy được từ các kho đạn dược của thực dân Pháp...
HỊCH HIỆU TRIỆU CỦA NGUYỄN THÁI HỌC
Đại cáo: Trục xuất thực dân ra khỏi Đông Dương.
Hỡi quốc dân đồng bào,
Suốt hơn nửa thế kỷ, Dân tộc ta đã nằm trong ách thống trị của bọn thực dân Pháp. Biết bao thống khổ cơ hàn đã do bọn chúng gây nên trên giang sơn gấm vóc này.
Trong khi ấy bọn vua quan và tay sai đã cam tâm làm tôi mọi cho thực dân Pháp, không thèm đếm xỉa đến những đau thương tủi nhục của hai chục triệu con dân Lạc Hồng đang ngày đêm âm thầm chịu đựng. Hỡi quốc dân đồng bào! Ai mà không bất bình? Ai mà không căm phẫn?
Nay VNQD Đảng chúng tôi cùng với Quốc Dân toàn quốc vâng lệnh Tổ quốc cùng hợp lực đứng lên đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi Đông Dương này. Giang sơn Việt Nam do người Việt Nam làm chủ!
Nền Độc lập nước nhà phải do bàn tay người Việt Nam xây đắp.
Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái phải có trên giang sơn gấm vóc này.
Có như vậy thì chúng ta mới tiến kịp cùng văn minh thế giới.
Xin toàn thể quốc dân đồng bào cùng VNQD Đảng đồng tâm cứu nước. Lời hiệu triệu được viết bằng máu của những người ái quốc.
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Nguyễn Thái Học
Trong đêm thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng 25 tháng 12 năm 1927, đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng với 36 đại biểu đại diện cho 14 tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ, đa số cùng trạc tuổi trẻ như ông, đã vạch ra một lộ trình cho Việt Nam Quốc Dân Đảng là thực hiện một cuộc cách mạng nhằm đến việc Dân Chủ Hoá toàn Đông Dương chứ không riêng chỉ cho riêng VN. Trong đêm lịch sử đó, họ đã chia lộ trình của cuộc đấu tranh làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối của lộ trình là giai đoạn kiến thiết, được chia làm ba thời kỳ và ghi lại trong văn kiện sau:
1) Thời kỳ Quân chính: Quân cách mạng chiếm được đến đâu là lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó.
2) Thời kỳ Huấn chính: Tổ chức các cơ cấu dân cử, trực tiếp hoặc gián tiếp giáo hoá dân quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới, vv.. Trong hai thời kỳ này áp dụng nguyên tắc “Dĩ Đảng Trị Quốc".
3) Thời kỳ Hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại hội, xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.
Trong ba thời kỳ của giai đoạn kiến thiết, thì hai thời kỳ sau là đáng chú ý, vì nó đề cập đến việc thành lập một thể chế dân chủ tư do cho Việt Nam. Nội dung của thời kỳ Huấn chính chứng tỏ là những lãnh đạo của VNQDĐ đã nghiên cứu những khó khăn trong quá trình thay đổi chế độ từ phong kiến sang dân chủ. Cái khó khăn nhất mà họ đương đầu là nâng cao trình độ văn hoá và kiến thức của người dân. Điều này được diễn tả trong văn kiện khá rõ ràng, qua kế hoạch tổ chức các cơ cấu dân cử, cũng như kế hoạch giáo hóa người dân về bổn phận, trách nhiệm, và quyền hạn của họ trong một chế độ dân chủ.
Cuộc khởi nghĩa Yên Báy của Việt Nam Quốc dân Đảng ngày 10.2.1930 nhắm vào một số các tỉnh thành miền bắc vào rạng sáng ngày 10.2.1930. Có nơi nghĩa quân chiếm được trong vài giờ, có nơi bị lộ thất bại ngay từ đầu vì quân Pháp có chuẩn bị. Tóm lại cuộc tổng nổi dậy của VNQDĐ tuy thất bại các lãnh đạo cao cấp VNQDĐ đều bị bắt và bị lên máy chém của thực dân trong sáng sớm ngày 17.6.1930 tại pháp trường Yên Báy, 13 đoá hoa máu đã nở trên đất mẹ VN trong sự thổn thức của những người đến chứng kiến sự ra đi của đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông, đánh dấu một trang sử đấu tranh hào hùng của các sĩ phu VNQDĐ đầu thế kỷ XX.
Trong tư cách là người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học thực sự là một trong những người tiêu biểu nhất thuộc lớp sĩ phu trí thức Tây học sớm dấn thân cứu nước trong nửa đầu thế kỷ XX. Tấm gương hy sinh dũng cảm của ông và các đảng viên VNQDĐ trở thành một nguồn động cơ, cổ vũ mạnh mẽ các thế hệ thanh niên trí thức yêu nước sau này trong cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt lâu dài vì độc lập và tự do của tổ quốc. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các đảng viên VNQDĐ “không thành công” nhưng tất cả đã thực sự “thành nhân”. Họ đã nằm xuống để nhân cách mạng được nở ra khắp 3 miền đất nước, từ đó đánh thức được toàn dân 3 miền trong ý thức giải phóng dân tộc ra khỏi gông cùm của thực dân Pháp. Nhân mùa tưởng niệm mùa tang Yên Báy lần thứ 89 (1930-2019) chúng tôi người trẻ hải ngoại đốt nén tâm hương tưởng nhớ công ơn các tiền bối VNQDĐ trong sự nghiệp cứu nước.
Biên khảo chính trị hậu Duệ VNCH - Lý Bích Thuỷ 26.5.2019
1) Thời kỳ Quân chính: Quân cách mạng chiếm được đến đâu là lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó.
2) Thời kỳ Huấn chính: Tổ chức các cơ cấu dân cử, trực tiếp hoặc gián tiếp giáo hoá dân quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới, vv.. Trong hai thời kỳ này áp dụng nguyên tắc “Dĩ Đảng Trị Quốc".
3) Thời kỳ Hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại hội, xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.
Trong ba thời kỳ của giai đoạn kiến thiết, thì hai thời kỳ sau là đáng chú ý, vì nó đề cập đến việc thành lập một thể chế dân chủ tư do cho Việt Nam. Nội dung của thời kỳ Huấn chính chứng tỏ là những lãnh đạo của VNQDĐ đã nghiên cứu những khó khăn trong quá trình thay đổi chế độ từ phong kiến sang dân chủ. Cái khó khăn nhất mà họ đương đầu là nâng cao trình độ văn hoá và kiến thức của người dân. Điều này được diễn tả trong văn kiện khá rõ ràng, qua kế hoạch tổ chức các cơ cấu dân cử, cũng như kế hoạch giáo hóa người dân về bổn phận, trách nhiệm, và quyền hạn của họ trong một chế độ dân chủ.
Trong tư cách là người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học thực sự là một trong những người tiêu biểu nhất thuộc lớp sĩ phu trí thức Tây học sớm dấn thân cứu nước trong nửa đầu thế kỷ XX. Tấm gương hy sinh dũng cảm của ông và các đảng viên VNQDĐ trở thành một nguồn động cơ, cổ vũ mạnh mẽ các thế hệ thanh niên trí thức yêu nước sau này trong cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt lâu dài vì độc lập và tự do của tổ quốc. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các đảng viên VNQDĐ “không thành công” nhưng tất cả đã thực sự “thành nhân”. Họ đã nằm xuống để nhân cách mạng được nở ra khắp 3 miền đất nước, từ đó đánh thức được toàn dân 3 miền trong ý thức giải phóng dân tộc ra khỏi gông cùm của thực dân Pháp. Nhân mùa tưởng niệm mùa tang Yên Báy lần thứ 89 (1930-2019) chúng tôi người trẻ hải ngoại đốt nén tâm hương tưởng nhớ công ơn các tiền bối VNQDĐ trong sự nghiệp cứu nước.
Biên khảo chính trị hậu Duệ VNCH - Lý Bích Thuỷ 26.5.2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét