SÀI GÒN QUÊ HƯƠNG CỦA NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG
NHÀ NƯỚC KHÔNG NO THÌ ĐÃ CÓ DÂN SÀI GÒN LO

Bài viết chỉ đề cập tới những nét đặc thù về phong cách của người dân sinh hoạt nơi mổi miền trên đất nước. Khi nói đến con người hay ẩm thực thì phải đề cập tới vùng miền. Trong bài viết này chúng tôi muốn nhắc tới những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Sài Gòn trong bối cảnh của một đất nước bị tạm chiếm từ tháng 4/1975. 

Nói tới Sài Gòn, là nói tới cái nôi của làng báo VN - tờ Gia Định báo ra số phát hành đầu tiên tại  VN vào ngày 15-4-1865 tại Sài Gòn, đến nay là tròn 159 năm. Đó là những nền móng căn bản cho nền tảng tự do ngôn luận tại VN. Đó là những phương tiện đầu tiên của người VN trong việc tháo gở thực dân, sự cai trị kềm kẹp của độc tài độc đảng ra khỏi quê hương của chúng ta. Đó là điều quan trọng mổi khi nhắc tới Sài Gòn nơi mà phong trào đấu tranh rất quyết liệt với thực dân và cộng sản. Chính vì Sài Gòn là nơi giao tiếp với nhiều văn hoá Tây Phương và nhiều nước tự do văn minh khác nên Sài Gòn chính là cái nôi đa phương của nhiều ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hoá bản địa, đa dạng từ hình thức tới nội dung và chính là nơi phát triển mạnh về chử quốc ngữ đên đồng bào trên khắp ba miền đất nước và từ đó lan rộng ra đất bắc. Trong khi báo chí ở Sài Gòn rầm rộ ra đời với nhiều thể loại khác nhau thì miền bắc mãi đến gần nửa thế kỷ sau mới xuất bản được tờ báo đầu tiên là tờ Đại Việt Tân báo: tờ báo có viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Đúng ra đây là tờ báo song ngữ, có phần Quốc ngữ và phần Hán văn, không phải là tờ báo  thuần Việt như tờ Gia Định Báo.
Trong lịch sử cận đại có ghi nhận nhạc sĩ Nguyễn văn Tuyên, người Sài Gòn, ông sinh ra ở Huế nhưng là cư dân Sài Gòn từ năm ông 6 tuổi cho đến mãn phần. Vào năm 1938 đã có những buổi biểu diễn và diễn thuyết đầu tiên về tân nhạc ở Huế, Hải Phòng và Hà Nội. Những bài hát đầu tiên của ông khi đó là Kiếp hoa, Bông cúc vàng và Anh hùng ca. Sau đó tờ Ngày Nay của Nhất Linh đã xuất bản một vài tác phẩm của Nguyễn Văn Tuyên cùng với của các nhạc sĩ khác. Nguyễn Văn Tuyên sau đó đã tiếp tục trình diễn ở Hải Phòng và Nam Định cho những khán giả nhiệt tình. Xem nguồn:https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/MusicForWeekend/glimpses-tan-nhac-bf-1975-vh-08012011134943.html 
Vào đầu và kéo dài đến giửa thế kỷ 20, nếu Sài Gòn là cái nôi cho nền tân nhạc và tự do ngôn luận thì Hà Nội chính là cái nôi của độc tài độc đảng và còn là biều tượng của sự tàn phá cướp bóc, trấn lột quần chúng của HCM và đảng csVN , là những thủ phạm đã cướp đi sự tự do và hạnh phúc của dân Sài gòn, xuất phát từ đảng Pắc Bó có trụ sở tại Hà Nội - nơi đã phát xuất ra cái chủ nghĩa hôi tanh Mác-Lê Nin, một chủ nghĩa gối đầu của băng đảng csVN. Nơi chỉ huy toàn bộ cuộc xâm lăng miền nam VN, cướp mất đi nét văn hoá nhân văn của người Sài Gòn và nhân dân miền nam. Hà Nội và con người từ đó cũng biến dạng theo văn hoá Mác Lê và cái độc tài độc đảng của giai cấp Pắc bố.

Cảm ơn Chúa Nguyễn Đàng Trong
Đã khai sáng đất Saigon phương Nam!
Sài Gòn hơ ba trăm năm
Đã cưu mang lắm sắc dân đồng bào

Sài Gòn ta mãi tự hào
La thành phố trẻ đẹp giàu văn minh!! 
Lòng người cũng rất nghĩa tình
Bao dung trực tính chân thành quan tâm !!

Người Saigon rất ân cần
Cũng là nét đẹp dễ thân mọi người
Tạ ơn sông núi đất trời
Đất vàng màu mở người vui mở lòng!

KHÔNG AI BẮC TIẾN SÔNG HỒNG???
CHỈ RÒNG NAM TIẾN RUỘNG ĐỒNG PHÌ NHIÊU!!!

Trải qua ách nước tiêu điều
Người Saigon vẫn ấp yêu ân tình
Đảng cộng ăn nói ngông nghênh
" Sài Gòn giả tạo phồn vinh nguỵ quyền"?

Bốn lăm năm đảng hồng chuyên
Đã đưa đất nước có tên " cận nghèo" *

Người Saigon vẫn tỉnh queo
Đảng không lo được dân no đủ đầy
Người Sài Gòn đã ra tay
Nhường cơm sẻ áo vươn vai gánh gồng!!

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người Sài gòn đã tiên phong hàng đầu
Lá nát đùm lá úa nhàu
Sài Gòn hào phóng ngẫng đầu thanh cao

Đảng quyền ra rả rêu rao
Đảng lo không để dân nào đói cơm
Với bao sắc thuế lôm côm??
Đảng dìm tới đáy để chôn dân nghèo!!

Tình Sài Gòn mãi trong veo
Không như tình đảng bay vèo mị dân?
Có bao giờ đảng bâng khuâng?
" Đồng bào ruột thịt rất cần chăm lo!!"
(Thi sĩ Trần Tố Ngọc)

Và nếu ai đó nói thủ đô Hà Nội là cái nôi của của chiến tranh VN từ khi hcm đọc bản tuyên ngôn ở Ba Đình khai sinh ra nước VNDCCH 1945, thì Sài Gòn chính là tổ ấm tình thương giửa người và người nhau. Truyền thống cao đẹp đó đã tự phát trong bản chất lương thiện hào sảng của người miền nam. Người Sài Gòn rất hảnh diện với với cái tên có trong bài hát "SÀI GÒN ĐẸP LẮM SÀI GÒN ƠI" do nhạc sĩ  Y Vân sáng tác:

Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Lá la la lá la
Lá la la lá la
Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa.
Lá la la lá la
Lá la la lá la
Ôi đời đẹp quá, tràn bao ý thơ.

Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca
Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.
Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !


Nhìn trên bản đồ cũ của Sài Gòn, nếu lấy sông Sài Gòn làm ranh, các đường phố ngang dọc chia thủ đô miền nam là Sài Gòn (vốn trải dài ven sông, kênh rạch) thành những ô vuông, trong đó là các công sở, biệt thự, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác. Những công trình kiến trúc dành cho công sở cho đến nay vẫn còn tồn tại, quan cảnh khu trung tâm thành phố là những con đường với hàng cây cao vút, những biệt thự mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển đã trở nên quen thuộc, là một phần không thể thiếu của thành phố, là “dấu ấn Sài Gòn”. Đến Sài Gòn ai cũng phải đến Nhà thờ Đức Bà, Lăng Ông Bà Chiểu, Bưu điện, Quốc Hội Hạ Viện của VNCH, Toà Đô Chính, khu Eden, thương xá TAX, Chợ Bến Thành… và khu trung tâm Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Hàm Nghi. Đó chính là “ linh hồn” của người Sài Gòn. 

NHÀ NƯỚC KHÔNG NO THÌ CÓ DÂN SÀI GÒN LO

Người dân sống trong chế độ hiện nay thường nghe câu nói đùa trong dân gian là:

 “Đồng bào đừng no. Để Đảng và nhà nước no cho!”

“No”, ở đây, chỉ là từ biến âm của chữ “lo” (lo lắng, chăm lo) theo cách nói ngọng ở một số địa phương miền Bắc. Bà viết này,người viết, sẽ không bàn đến chuyện "no" hay "đói", mà chỉ tchú trọng vào vấn đề lo, lo lắng hay lo toan cho người dân của đảng và nhà nước csVN. Lý do cần phải đề cập tới việc này, vì lúc nào bất cứ thời điểm nào các lãnh đạo Pắc Bó cũng lên lớp với dân đen là đảng luôn "vì dân". nên mọi việc đảng làm là lo cho người dân được hạnh phúc (?) 

Nhân dân thì chẳng cần lo
Đảng ta lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cày
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang.
(Ca dao)

Đó là mấy câu thơ xuất hiện thời mà dân đen được hạnh phúc vì được đảng cho ăn bo bo (cuối thập niên 1970) tới xéo quai hàm của cái thời gọi là bao cấp (đói kếm vì kinh tế tụt hậu),thật ra luận điệu “Đồng bào đừng lo, để cho Đảng và nhà nước lo” đã có từ lâu, là một chiêu bài để mị dân dưới mọi hình thức. Chỉ vài năm sau trong thời đổi mới, kiểu nói ấy gần như bị xao lãng dần. Nhưng bổng nhiên mấy năm gần đây, người ta lại thấy xuất hiện lại những câu nói như thế. Khi cao trào thanh niên sinh viên xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa cũng như có thái độ gây hấn thô bạo đối với các ngư dân Việt Nam, lập tức đảng và nhà nước cộng sản lại tiếp tục câu chuyện cũ rích, đó là  “Các bạn đừng lo! Đó là chuyện đối ngoại, hãy để đảng và nhà nước lo!”
Cái đẹp của Sài Gòn không phải là sự xa hoa phù phiếm, cái "phồn vinh giả tạo"
như người cộng sản Ba Đình đã từng miệt thị từ nhiều thập niên qua trên các hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước. Những cái đẹp về Sài Gòn nếu do người có tâm chính trực viết, thì sẽ lột tả được hết nét đẹp nhân văn của Sài Gòn. Người dân sống ở miền Băc ngày nay, nếu như cái gì dân không lo được thì đã có "nhà nước lo". Ngược lại ở Sài Gòn ngày nay, cái gì "nhà nước cs không lo cho dân được thì có người Sài Gòn lo. Đây mới chính là nét đẹp thật sự về Việt tình của người Sài Gòn và đó là điều mà người hậu duệ VNCH chúng tôi đã cảm nhận và muốn nói tới trong bài viết này.

Người Sài Gòn bản chất hiếu khách còn là một nhu cầu sinh tồn của mọi lưu dân trong vùng đất mới này. Trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, của bất trắc, lưu dân cần sống có nhau, tương trợ nhau. Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo xa, phòng thân bởi lẽ nếu hôm nay tôi giúp anh thì tôi hy vọng ngày mai anh sẽ giúp tôi khi tôi gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân miền Nam đều cơm nước trà rượu như đã là bà con cật ruột.

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi

(Ca dao)
Có người giải thích tính hiếu khách, hào phóng của dân Sài Gòn, đại diện cho dân miền nam, là do sự trù phú, màu mỡ của ruộng vườn và tài nguyên dễ kiếm được, kiểu làm chơi mà ăn thiệt của miền Nam. Giải thích như vậy có phần đúng, nhưng chưa đủ, bởi lẽ không phải ai giàu cũng hào phóng nếu không sẵn có lòng hào phóng. Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và đồng ruộng cò bay thẳng cánh lại là những yếu tố  cấu thành cá tánh của dân miền Nam.
Trái với dân cư vùng châu thổ sông Hồng bị bao vây bởi một hệ thống đê điều, làng mạc miền Bắc được thiết lập từ lâu đời nên bị bao bọc bởi những hàng rào, lũy tre, thân tộc liên kết chặt chẽ nhau qua các thế hệ, làng xã ở miền Nam thường thiết lập ven sông, chạy dài theo kinh rạch, không có lũy tre, hàng rào ngăn cách, dòng họ thân tộc chưa phát triển chằn chịt như ở miền Trung, miền Bắc. Nếu nói văn minh sông Hồng là văn minh đê điều thì văn minh đồng bằng sông Cửu Long là văn minh sông rạch. Sông rạch lại qui định tâm tính và tâm tình của dân miền Nam và người Sài Gòn.
Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền câu Ăn mặn nói ngay để diễn tả sự bộc trực của dân Sài Gòn. Lịch sử di dân và cuộc sống của lưu dân giải thích phần nào cái bản tính nầy. Lưu dân trên đường xuôi Nam thường phải dùng ghe thuyền để vượt biển và chất mặn của nước biển đã thấm sâu vào huyết quản của lưu dân. Sài Gòn đến nay 44 năm đã bị tạm chiếm bởi giặc cộng từ miền bắc đến, Chúng đã xoá bỏ hành động cướp cạn này bằng cụm từ" Giải phóng đất nước" nhằm xoá bỏ tội ác của chùng vơi dân Sài Gòn, Từ khi Sài Gòn bị đổi tên thành TP. HCM thì con người Sài Gòn đã khác đi rất nhiều so vơi những năm trước 1975. Tuy văn hoá đã bị thay đổi theo định hướng của người cộng sản, nhưng Việt tính của người chính gốc Sài Gòn vẩn còn và lưu truyền cho con cháu sau này để trở thành người Sài Gòn không bị nhuộm đỏ.

Sài gòn ngày nay không còn đầy ấp cái nét văn hoá đầy Việt tính như trước 1975, nhưng cái đọng lại về Việt tình của người Sài Gòn vẩn còn sót lại ở nhiều nơi. Cái bản chất lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát của người Sài Gòn vẩn còn thấy đâu đó trên nhiều đường phố của Sài Gòn ngày nay. Không có nơi nào mà người dân được hạnh phúc khi thấy được các chàng thanh niện hiệp nghĩa hàng đêm chạy xe rong khắp các đường phố để bảo vệ người dân, danh từ " Hiệp sĩ đường phố" đã là những hình ảnh đẹp đáng được trân trọng của người Sài Gòn, họ thật sự sống cho mình và cho  người, họ đã làm thay cho việc làm của công an cộng sản.

Họ là những người đang giúp dân nhiều hơn cái "nhà nước vì dân" do HCM và đảng cs thành lập từ năm 1945 đến nay! Hiệp sĩ đường phố đang chửi thẳng vào mặt của 205 sĩ quan cấp tướng trong đó có 1 đại tướng, 6 thượng tướng,  40 trung tướng, còn lại là thiếu tướng trong bộ CA - Một cổ máy siêu khủng ( tiếng vc) hàng tháng nghiền nát tiền thuế của nhân dân trong việc chu cấp cho mọi hoạt động của Bộ này.

Hiệp sĩ đường phố bắt cướp là một hiện tượng của sự bất lực về an ninh của nhũng người đã nhận lương từ tiền thuế của người dân nhưng không làm tròn trách nhiệm bảo vệ được cho người dân, đó chính là đám ăn hại trong cái mác gọi là CAND - họ chỉ  thể hiện được chức năng của một đảng cướp ngày, là đi trấn lột người dân để tóm thây tài sản, nhà cửa, đất đai của người dân, ngoài ra vì an ninh hay hạnh phúc cho người dân là việc làm chức năng của CAND. Trên thế giới chỉ có ở VN mới có trường hợp Hiệp Sĩ Đường Phố.

Không những Sài Gòn có những người như " Hiệp sĩ đường phố" mà còn những hình ảnh "sống cho người chung quanh mình" với nhiều dạng khác nhau như: Thùng Bánh mì miển phí,  sửa giày dép miển phí, quần áo củ tặng cho nghèo, Thùng thuốc tây miển phí, quán cơm miển phí, cô thầy giáo dạy học miển phí, thùng trà đá miển phí, Bác sĩ cứu người miển phí, bệnh viện miển phí, vá bánh xe miền phí, hớt tóc miển phí cho người nghèo,...và hàng chục thứ miển phí khác dành cho người nghèo phần lớn là nạn nhân của đảng cs và nhà nước vì dân, họ chính là nạn nhân của chế độ bóc lột người dân bằng 432 loại thuế phí nên có làm quần quật cũng không đũ ăn đũ mặc, nếu không có những thứ miển phí của người Sài Gòn lập ra thì họ sẽ không còn biêt bám víu vào ai để sinh hoạt trong cái XH đầy bất công như ngày hôm nay ở VN.

Buffet miễn phí hơn 100 món cho người nghèo ở Sài Gòn

Người Sài Gòn còn thì người nghèo vẩn tiếp tục được chăm lo mọi mặt bằng tấm chân tình thật sự của tình người với người chung quanh, họ luôn dẩn đầu  trong các việc làm thiện nguyện để nuôi sống dân nghèo Sài Gòn và còn cưu mang những lưu dân có hoàn cảnh khó khăn khi tìm đến Sài Gòn. Bản chất người Sài Gòn là như thế, bản chất cao thượng vì người của dân Sài Gòn đã đánh động được lương tâm của nhiều vùng khác và cuối cùng cũng đã lan dần ra đất Bắc. Nhiều người miền bắc đã vào Sài Gòn học cách làm quán ăn miển phí, rồi về lập nên những quán ăn miển phí cho người nghèo HN, mà hầu hết là nạn nhân của chế độ cs. Vì dân của người Sài Gòn là hiện thực từ các món ăn miển phí đế cái áo quần miển phí và v..v. Họ không điêu ngoa xảo trá như đám lãnh đạo Ba Đình, vì dân bằng đầu môi chót lưởi. Cuối cùng dân đói mặc bây! đảng và nhà nước NO là được rồi.

Nhiều nhà phê bình, nhà văn, nhà báo đều có cái nhìn chung về người Sài Gòn như về sự lịch lãm, tinh tế của văn hóa cư xử trong cộng đồng thì người miền Hà Nội lại phải học hỏi người Sài Gòn rất nhiều. Trong các lễ hội, người miền Sài Gòn ít cảnh nhốn nháo, xô đẩy hay cố tình làm hại của chung. Họ luôn có ý thức tôn trọng người khác và bảo vệ mình.

Những người sài Gòn xưa từng kể những câu chuyện về người Sài Gòn trước khi vùng đất này bị cộng sản chiếm. Vì bản chất phóng khoáng, hào hiệp của người Sài Gòn nên cộng sản Bắc Việt mới lợi dụng được một số người nhẹ dạ theo chúng hầu có nơi cất dấu vũ khí và che chở cho các hoạt động phá hoại trong nội thành của đám cộng sản nằm vùng.

Sài Gòn đã từng là nơi đã làm nữ văn sĩ Dương Thu Hương bừng tỉnh và từ giả đảng cs, khi cô nhìn thấy tận mắt một Sài Gòn thật sự của miền nam, một thủ đô khác xa với cái tuyên truyền của người cộng sản, nên cô đã bật khóc và sau đó đã rời thiên đường cộng sản và xin tị nạn chính trị tại Pháp. Và Sài Gòn cũng là nơi mà thi sĩ Phan Huy đã sáng tác ra bài thơ được nhạc sĩ Mai Đằng phổ nhạc, đó là bài " Cảm tạ miền nam" 


Trích đoạn bài thơ " Cảm tạ miền nam" của thi sĩ Phan Huy như sau:

Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước, con người, dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng, đứng giữa thủ đô
Giận đảng, giận đoàn, bao năm phỉnh gạt.

....
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do, dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.


Tóm lại nếu xem Hà Nội đại diện cho người miền bắc, còn Sài Gòn là biểu trưng của người miền nam VN, những con người hiền hoà của miền sông nước với bản chất hào hiệp trượng nghĩa luôn giúp đở người.

Ở mổi nơi chúng ta sẽ khám phá ra được những nét cá biệt riêng của vùng miền, học sinh SG có đánh nhau, nhưng mức độ man rợ thì không bằng HN. Học trò miền Nam chỉ đánh đấm nhau rồi thôi chứ ít khi kèm theo những hành vi xúc phạm như chửi bới thậm tệ, lột áo ngay giữa phố. Cứ thử xem những clip của học sinh Bắc thì biết, đánh nhau không khác gì côn đồ, dẫn đến "đối thủ" chấn thương cả về thể xác cũng như tinh thần.

Ở Sài Gòn, khi vào siêu thị, cửa hàng... thấy những cô nhân viên cúi gập người chào là điều hết sức bình thường. Thế nhưng ở Hà Nội, bạn sẽ xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó cúi gập người và nói lời cảm ơn - đó là chuyện hiếm thấy trên cả miền Bắc. Nếu đi trên đường mà có điện thoại, người miền Bắc có thể vừa lái xe vừa chửi tục, quát tháo ngay giữa phố để chứng tỏ mình là ai, nhưng người miền Nam thì họ sẽ dừng lại, ghé xe bên lề đường mà nói chuyện. Thanh niên miền Nam nhậu nhẹt về khuya, khi thành phố vắng người, không có cảnh sát giao thông họ vẫn dừng xe khi có đèn đỏ, nhưng miền Bắc thì khác, không cần nhìn ngó trước sau mà sẽ phóng xe đi thẳng.

Người miền HN thường ăn nói trịnh trọng, phô trương nhưng người miền SG thì ngược lại, rất nhã nhặn và đôn hậu. Trong đời sống thường nhật, người miền SG biểu lộ tình cảm một cách chân tình, không che dấu như người miền Trung hay khách sáo như người miền HN. Đến nhà một gia đình người SG mà gặp bữa cơm thì sẽ được họ mời một cách cởi mở: "Ăn cơm chưa? Sẵn bữa ăn luôn nghen!" mặc dù đó có thể là mâm cơm đạm bạc. Điều đó cũng không làm cho khách phải ngại ngần. Vì thế mối quan hệ được gắn kết bằng sự cởi mở, thoải mái. 



Người miền SG sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Họ không hay để ý nhau, quản lý nhau, chăm chú quá sâu vào đời tư của người khác. Họ sẵn sàng bỏ qua mọi hiềm khích để khám phá và thưởng thức cuộc sống, vì thế mọi chuyện luôn tươi mới. Còn đối với người miền HN, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Trong cách giao tiếp, có thể trước mặt người khác họ lễ phép, lịch sự nhưng ngay sau lưng họ lại chửi tục. Họ luôn gồng mình cố gắng trong khi bản thân họ lại muốn nổi loạn. Cách sống đó dễ dẫn tới tình trạng bất cần và stress tâm lý. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền HN tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người SG.

Người Sài Gòn gốc sống trước 1975 vẩn còn giử những nét văn hoá dân tộc khai phóng với nền tảng lễ nghĩa của "Tiên học lễ hậu hoc văn", đã giáo dục được nhiều thế hệ biết tôn trọng người lớn từ trong nhà ra tới ngoài đường. Nếu như có xe tang đi ngang qua, người SG sẽ dở nón ra để chào tiển biệt người quá cố, mặc dù người quá cố không phải là người thân quen với họ, đây là việc làm không bao giờ tìm thấy nơi người Hà Nội. Người Sài gòn làm những việc mà "nhà nước vì dân" không bao giờ làm được. Họ có nhà để cho người đi thăm nuôi bệnh nhân ở miển phí, còn nhà "nước vì dân" thì thu phí những người đi nuôi bệnh. Người Sài Gòn vô tình đã chửi thẳng vào mặt cái nhà nước vô dụng chỉ biết mượn cái áo khoát vì dân để trấn lột người dân bằng những thủ đoạn tinh vi.
Người Sài Gòn rất hối hận và nhiều tiếc rẻ khi biết người thanh niên có tên là Nguyễn Sinh Cung đã rời VN từ bến nhà rồng SG, để rồi con người này sau đó đã biến đất nước hôm nay là nhà tù ln nhất thế giới để nhốt 93 triệu người dân VN vào trong cái lồng do đảng cs thiết lập.

Để kết thúc bài viết, ngơời viết xin gởi tặng bài viết đến với tất cã những người Sài Gòn xưa và những người Sài Gòn mới ngày nay vẩn còn giử được bản chất của người Sài gòn trước 1975, trong đó có gia đình chúng tôi - người gốc Sài Gòn đã sinh hoạt trong hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng hoà. Tôi rất hảnh diện khi tôi là thế hệ di truyền của người Sài Gòn chính hiệu. Xin vinh danh tất cả những việc làm "vì dân" nghèo, những tấm lòng vàng đáng trân trọng của người Sài Gòn đã sống vì người chung quanh mình với qui luật cùng gồng gánh với nhau để sinh tồn trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước đang bị tạm chiếm.

Biên khảo chính trị Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 3.8.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét