HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ SỐNG - ĐẤU TRANH
CHO DÂN TỘC, ĐẠO PHÁP VÀ TỔ QUỐC VN
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là một người lãnh đạo GHPGVNTN, đã bị trù dập, ngược đãi và bị cầm tù bởi tà quyền csVN từ sau ngày 30.4 1975 cho đến ngày Tăng Thống viên tịch. Ông là một biểu tượng cho sự kiên trì, bất khuất, không khoan nhượng, không cúi đầu trước sự đàn áp Phật giáo của đám người phi nhân vô thần csVN. Từ sau ngày 30.4.195, ông không là công dân của đất nước do người cs cai trị, ông sống bên lề của XHCN, nhưng trong lòng dân tộc VN và GHPGVNTN. Từ khi miền nam VN lọt vào tay những con người vô thần (csVN), cuộc đời còn lại của HT Thích Quảng Độ là sống và chiến đấu cho Dân Tộc, Đạo  Pháp và Tổ quốc VN cho đến hơi thở cuối cùng. Bước chân của ông là những bước chân dẫm đạp lên độc tài, độc đảng, phi dân chủ của cái gọi là nhà nước CHXHCNVN và cái ngông cuồng của BCT/ĐCSVN. 

Thái độ của ông rất rỏ ràng với tà quyền csVN - cái nhà nước từng tuyên láo là "nhà nước pháp quyền XHCNVN", đã coi ông như là cái gai trong mắt, chúng không cấp bất cứ một giấy tờ tuỳ thân gì cho ông cho đến khi ông viên tịch. Tà quyền csVN từng ra lệnh trục xuất ông về Bắc nhưng ông không thi hành vì ông quan niệm:" công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu trên đất nước theo Hiến pháp quy định". 
Hòa thượng Thích Quảng Độ từng bị tà quyền cộng sản nhốt 8 năm tù vì những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo. Sau khi ra tù, ông đã tiếp tục hoạt động cho sự khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất , tự do tôn giáo, công bằng XH, dân quyền, bảo toàn chủ quyền đất nước VN - một đất nước của tất cả người dân VN , mà trong đó có sự hiện hữu của ông. Việc làm của ông, đã đánh thức dư luận trong nước cũng như đã làm các nhà ngoại giao nước ngoài và dư luận quốc tế chú ý đến ông.

Trong chế độ độc tài, độc đảng cộng sản trị, nhân và dân quyền đều bị tước đoạt, thì vấn đề tự do tôn giáo không thể xảy ra.

Một năm sau vụ tự thiêu nói tại chùa Dược Sư, ngày 22-7-1976,  Thủ tướng bán nước Phạm Văn Đồng  ký Quyết định số 310/TTG, bắt buộc tất cả tu sĩ từ 18-25 tuổi phải “thực hiện nghĩa vụ quân sự”.

Ngày 9-2-1977, Viện trưởng Viện Hóa đạo Thích Trí Thủ gửi Văn thư 0031/VHĐ/VP đến Phạm Văn Đồng. Hai tháng sau, chính quyền “trả lời” bằng việc mở một chiến dịch quy mô vây bắt hàng loạt chức sắc Phật giáo trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo), Thượng tọa Thích Thông Bửu (quyền Tổng vụ trưởng Tổng vụ cư sĩ), Hòa thượng Thích Quảng Độ (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo)…

Đám đầu lĩnh bán nước Ba Đình liền mở cuộc  đàn áp Phật giáo  một cách qui mô ở miền nam một cách dữ dội và khốc liệt, đám vô thần coi đây là một  giai cấp thù địch “nguy hiểm” cần phải triệt hạ.

Chúng tống Hòa thượng Thích Thiện Minh ra khỏi chùa, và ra lệnh tất cả chùa chiền không được “chứa chấp” vị lãnh đạo cao cấp này của GHPGVNTN. Đến tháng 4-1978, thì chúng bắt thầy Thích Thiện Minh giam ở số 4 Phan Đăng Lưu. Sau đó, chuyễn qua Chí Hòa và bị tra tấn, hành hạ đến chết.
Để thủ tiêu các chứng cứ đánh đập tra tấn, đám công an cộng sản lén lút đưa xác thầy Thích Thiện Minh đến trại cải tạo Hàm Tân (Phan Thiết). Ba hôm sau đó, thầy Thích Trí Thủ được thông báo đi nhận xác. Thi thể thầy Thiện Minh vẫn còn đầy vết bầm sưng tím và có dấu hiệu bị xiết cổ…

Ngày 9-12-1978, chính quyền tổ chức phiên tòa xét xử tội “chống đối nhà nước và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng” đối với các tăng sĩ bị bắt một năm rưỡi trước đó. Thầy Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị kết án bốn năm (hai năm tù giam, hai năm tù treo). Tuy nhiên, trước áp lực quốc tế, hai vị được thả ngay sau phiên tòa. Thầy Quảng Độ từ chối lời yêu cầu của tà quyền csVN để rời VN sang Mỹ sinh sống. Ông không thể ra đi khi dân tộc , đạo pháp và tổ quốc còn là một mớ bồng bông dưới chế độ độc tài độc đảng.Bild könnte enthalten: 4 Personen, Personen, die stehen und Text
Ngày 11-10-1981, Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ lại bị bắt. Việc tạm giam hai nhân vật có ảnh hưởng này là nhằm chuẩn bị cho cái gọi là Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày 4-11-1981. Gần một năm sau, cả hai vị được lệnh phải trở về nơi sinh quán. Thầy Huyền Quang bị áp giải ra Bình Định rồi đến Quảng Ngãi để “ổn định cư trú theo quy định”. Trong khi đó, thầy Thích Quảng Độ bị bắt đi cùng với mẹ già ra Thái Bình.

Sự đàn áp Phật giáo vẫn không dừng lại. Tháng 3-1984, hàng loạt học giả Phật giáo bị bắt: Thích Tuệ Sĩ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Thích Nguyên Giác, Thích Như Minh, Thích Nữ Huệ Khương, Thích Nữ Trí Hải. Với loạt loạt đàn áp mới đối với GHPGVNTN, cùng với sự truy bức tinh thần dữ dội, thầy Thích Trí Thủ đã đổ bệnh. Thay vì để thầy Trí Thủ ở chùa Già Lam, nhưng đám côn an đã đưa ông vào Bệnh viện Thống Nhất, tức Bệnh viện Vì Dân trước 1975 gọi là để chăm sóc sức khoẻ - Tại đây, thầy Trí Thủ đã chết một cách bất thường. Chưa đầy một tháng sau, Hòa thượng Thích Thanh Trí, cánh tay mặt của thầy Trí Thủ, cũng chết một cách không bình thường tại một bệnh viện ở Huế…

Ngày 27-3-1992, sau hơn 10 năm bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện (Phú Nhuận, Sài Gòn) và sống như lưu đày ở Thái Bình, thầy Thích Quảng Độ tự ý bỏ vào Nam sau khi nhiều lần bị công an Thái Bình bác bỏ “đơn xin đi đường” của ông. Tháng 4-1992, công an TP.HCM ra công văn số 47/TL/PC13 yêu cầu thầy Quảng Độ rời Thanh Minh Thiền Viện và phải trở ra Thái Bình trước ngày 19-4-1992. Bất chấp, thầy Quảng Độ vẫn ở lại Sài Gòn. Tháng 10-1994, ông thậm chí công khai dựng bảng “Văn phòng Tổng thư ký Viện Hóa đạo Lưu vong” tại Thanh Minh Thiền Viện.

Tiếp đó, ông ra Thông cáo số 85/VPLU/VHĐ đề ngày 14-10-1994, tuyên bố chính thức tái hoạt động với cương vị Tổng thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN, đồng thời kêu gọi Phật giáo toàn quốc “dựng lại bảng tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại các cơ sở, chùa chiền thuộc Giáo hội”. Kết quả, ngày 31-12-1994, công an tràn vào chùa Thanh Minh, lục soát, tịch thu tài liệu và dọa bắt thầy Quảng Độ nếu ông “tiếp tục ngoan cố”. Ngày 4-1-1995, lúc 3g15 chiều, công an vây kín chùa Thanh Minh, bắn bể ổ khóa cửa phòng riêng của thầy Quảng Độ và bắt ông đi.

ĐỐI VỚI DÂN TỘC

Các hoạt động của ông đã thôi thúc lòng yêu nước của lực lượng đấu tranh cho dân chủ trong và ngoài nước, ông cũng luôn sát cánh với dân oan trong nước trong và tranh đấu đòi hỏi công bằng cho giai cấp dân oan bị cướp đất và quyền tư hữu trong chế độ độc tài toàn trị.
Hoà thượng Thích Quảng Độ  là ngọn đuốc từ bi dẩn đường cho dân tộc sớm thoát khỏi sự cai trị độc tài, độc đảng trên chính trường VN, trong nhiều thập niên sau ngày 30.4.1975. Ông thường xuất hiện để bênh vực cho dân oan trên 3 miền đất nước. Nơi Ông người ta tìm thấy ánh sáng trí huệ nhân ái bên cạnh đồng bào VN, một sức chiến đấu bèn bỉ cho công bằng XH, cho dân quyền, nhân quyền và dân chủ tự do.


Trong bài Nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam, được “viết tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tháng 1 năm 1992 (ngày 14 tháng 12 năm Tân Mùi). Kỷ niệm năm thứ 10 bị quản thúc lưu đày” – như được ghi ở cuối bài, thầy Thích Quảng Độ nói rằng ông “chẳng ân hận gì khi phải chết cho sự thật”. Ông viết:

“Nay đến lượt tôi cũng đã bị cộng sản Việt Nam giam cầm đày đọa suốt mười mấy năm rồi, chỉ vì cái ‘tội’ trung thành với lý tưởng đạo Phật, muốn bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản tinh thần và kiến trúc vật chất của tổ tiên, thế thôi, chứ có tranh giành quyền lợi gì với ai đâu. Vì, theo tôi, văn hóa truyền thống và di sản tinh thần của tổ tiên rất là quan trọng, nhờ đó mà dân tộc Việt Nam đã không bị đồng hóa bởi các thế lực phong kiến, đế quốc và thực dân xưa cũng như nay, khi thống trị Việt Nam trước sau có tới hơn nghìn năm. Dĩ nhiên, vì đã lâu đời nên nền văn hóa cổ truyền của chúng ta cũng đã có những cái lỗi thời, ta nên bỏ đi, rồi học hỏi những cái hay cái đẹp của thế giới mà bồi bổ thêm cho mạnh thì được, chứ nếu chúng ta bảo nó đã lâu đời quá rồi, không còn thích hợp với đời mới nữa, thôi bỏ hết nó đi để thay vào đó một thứ văn hóa hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ, thì chúng ta sẽ bị rơi vào tình huống:

Tây chẳng phải Tây, Đông chẳng Đông
Quỷ quái sinh ra lũ cuồng ngông
Mồ mả tổ tiên cày xới hết
Đình chùa miếu mạo phá bằng không
Ông bà xem nhẹ hơn con lợn
Bố mẹ coi như khúc gỗ thông
Phảng phất non sông hồn Lạc Việt
Bốn nghìn tuổi sử tủi hay không?!“

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, ông đã tham gia cứu trợ các người dân đang khiếu kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và kêu gọi "chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị" tại Việt Nam. Tờ The Wall Street Journal (xuất bản tại  New York) cho rằng đây là lần đầu tiên mà các dân oan khiếu kiện về đất đai được hội tụ lại với phong trào nhân quyền và có thể là dấu hiệu các nông dân khiếu kiện bắt đầu nhận thức rằng khiếu nại của họ có liên quan đến sự tự do và dân chủ là điều sẽ làm đảng cộng sản phải "đau đầu"
ĐỐI VỚI ĐẠO PHÁP

Ông là một trong những trụ cột chính của GHPGVNTN, chịu nhiều đàn áp, bức hại từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhưng vẫn kiên định giữ sự độc lập của GHPGVNTN không chịu phụ thuộc vào quản lý của nhà cầm quyền cộng sản.
Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tăng thống Giáo hội Việt Nam Thống nhất từ năm 2008.Trước đó, ngài là Viện trưởng Viện Hóa Đạo đặt tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, từ năm 1999, duy trì hoạt động của Giáo hội trong nước mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam không thừa nhận. Một đối trọng rất lớn cho cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo VN do đảng cộng sản đào tạo và thành lập để thổi ống đu đủ vào đít đảng csVN. Một thứ ngoại vi của đảng csVN, nhằm huyễn mị quần chúng phật tử bằng những pháp thoại theo định hướng của XHCN. Một chiến lược  đưa người dân mê tín đi vào con đường u mê ngộ nhận vai trò của của đảng cs với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử của Việt tộc, như Ma tăng Thích Chân Quang từng gii thích về việc  đánh Tống của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt là hổn vì em (VN) không được  phép đánh anh (Đại Hán) là không chấp nhận.
 Hoà thượng Thích Quảng Độ là một trong nhóm các học giả Phật Giáo trong thời "vàng son" như Thích Minh Châu, Thích Huyền Quang, Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ. Đó là một thế hệ học giả có thực học và thực tài, uyên bác, và đã để lại những công trình học thuật có giá trị cho tới ngày nay. Một trong những tác phẩm do Thầy Quảng Độ dịch thuật đã  để lại cho đời là bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" gồm 8 tập với hàng vạn trang sách, được xuất bản năm 2014.
 Bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" có một lịch sử ly k, vì được viết trong nhà tù, nhưng biên soạn lại sau khi ra tù. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của RFA, Thầy Quảng Độ tiết lộ rằng năm 1995 trước khi vào tù, Thầy có yêu cầu quản giáo cho thầy tiếp tục soạn bộ Phật Quang từ điển trong nhà tù Ba Sao (ngoài Bắc).
ĐỐI VỚI TỔ QUỐC VN
Khi bọn hải tặc TQ hoành hành ngoài biển đông như:  tàu địa chấn Bình Minh 02 của VN bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại và đám tàu lạ đã từng đâm chìm tàu của ngư dân trên vùng biển đặc quyền kinh tế VN, gây tổn thất cho ngành đánh bắt hải sản và nhân mạng của ngư dân VN. 
Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đã lên án sự xâm phạm chủ quyền biển đảo của Tàu Cộng cũng như sự hèn hạ của Thái Thú Nguyễn Phú Trọng và đám bộ hạ trong Bắc Bắc Bộ Phủ trong một bức thư  gởi đến TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 21.10.2011. ( có đính kèm phía dưới bài),lên án sự đi đêm của cs VN với giặc cướp nước Trung Quốc, mà Việt gian Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với giặc xâm lược TQ nhiều hiệp ước bất bình đẳng về chủ quyền VN với Bắc Kinh, gây nhiều thiệt hại cho phía VN nhất là biển đảo thuộc chủ quyền VN trên biển đông.
Xem bức thư ngỏ của Đại lão HT Thích Quảng Độ gởi cho TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 25.10.2011 nơi đường link: https://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/10/25/ht-thich-qu%E1%BA%A3ng-d%E1%BB%99-xin-ong-t%E1%BB%95ng-bi-th%C6%B0-minh-b%E1%BA%A1ch-hoa-cac-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-kinh/

Nay, Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã rơi xa vĩnh viển hàng ngũ đấu tranh, xa mãi với cuộc phục hưng tố quốc VN, không còn nhọc nhằn với cuộc cách mạng tôn giáo và dân chủ tự do trên đất mẹ VN. Ông đã cao đăng  về nước Phật ngày 22.02.2020 trong niềm thương mến của những người phật tử chân chính, của dân tộc VN, của Giáo Hội PGVNTN trong và ngoài nước và trong sự mến mộ của các nhà ngoại giao trên thế giới.

Sự ra đi của Thầy Quảng Độ đã làm cho những Phật tử chân chánh phải suy nghĩ về tương lai của Phật giáo Việt Nam trong chế độ độc tài độc đảng. Họ đã coi PGVN như là một công cụ để trang trí sự tự do tôn giáo trong thể chế dân chủ XHCN do những người vô thần cầm quyền - với những ngôi chùa hoành tráng và những lễ hội được các quan chức viếng thăm,  nhằm mị dân về chính sách tự do tôn giáo của nhà nước VN.  Phật giáo Việt Nam trong chế độ độc tài đang phát triển tốt. Nhìn thoạt qua phía trước là vậy, nhưng nó đang che dấu một căn nhà mục nát ở phía sau. Thời buổi mà đồng tiền và chánh trị thống trị, nhiều tu sĩ đã bị tha hoá về đạo đức, tranh giành quyền lực, và quên đi sứ mệnh của Phật giáo: giác ngộ và diệt khổ cho chúng sanh. Có người cho là thời ‘mạt pháp’, với nhiều loại ma tăng xuất hiện dưới cái dù của thế quyền.

Thầy Quảng Độ là thuộc thế hệ của các bậc sĩ phu yêu nước thuộc hàng lãnh đạo Phật giáo Việt Nam. Thế hệ đó góp phần định hình một nền văn hóa Phật giáo ở miền Nam, và dấn thân vì đạo và đời. Tất cả họ đều được xem và tôn vinh như là những bậc cao tăng đức độ và trí thức.

Chúng tôi, hậu duệ VNCH trong tinh thần chủ quan của những người trẻ ở vùng nam Đức, viết về Hoà thượng Thích Quảng Độ như để cảm ơn công đức của một vị cao tăng của hàng ngũ phật giáo VN sống trong lòng dân tộc, đã hy sinh hết quảng đời 45 năm còn lại cho dân tộc, chánh pháp và tổ quốc VN- thật là một công đức vô biên.

Người viết xin mượn bài thơ của thi sĩ trẻ Hau Ong để thay đoạn kết cho bài viết về Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ
TINH THẦN BẤT KHUẤT NGỤC TÙ
QUẢNG ĐỘ CHÁNH PHÁP ĐẠO TRÀNG LIÊN HOA.


Bồ đề bóng mát Mâu Ni Phật!
Hồng ân phước báo đại lâm mộc!
Giông tố gió bão che phủ khắp!
Giải thoát thế gian chốn bụi trần!

Chân tu bất khuất Thích Quảng Độ!
Nhiệm mầu đạo pháp hoá Hồng liên!
Qui tiên sen nở Liên hoa Phật!
Tràng phan tiếp dẫn một Đạo sư!
(Hau Ong)

Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ, 24.02.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét