TINH THẦN ĐẤU TRANH XƯA VÀ NAY
(NHÌN TỪ CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA CỦA VNQDĐ 10.2.1930)
Trong chiều dài đấu tranh 1000 năm chống Hán tặc cướp nước rồi đến 100 năm đối đầu với giặc Pháp, Việt tộc chúng ta đã rất vất vả để bảo toàn lãnh thổ quốc gia. Trong những giai đoạn đấu tranh này, rất nhiều  anh hùng kiệt xuất giử nước đã xuất hiện để đối phó với giặc. Trong thời kháng Tàu, lịch sử từng ghi nhận các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng (sinh năm 12, mất ngày mùng 6 tháng 3 năm Quý Mão 43), Bà Triệu thị Trinh (225-248), Ngô Quyền (898-944), Lý Thường Kiệt (1019–1105) Trần Hưng Đạo (1228; - 1300), Lê Lợi (10 tháng 9, 1385 - 5 tháng 9, 1433), Quang Trung ( 1753 – 1792)... Các phong trào chống giặc cướp nước sôi nổi nhất phải nói đến là những cuộc đấu tranh cho nền Độc lập dưới thời Pháp thuộc kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa của Việt nam Quốc Dân Đảng bị dập tắt vào tháng 2 năm 1930. 

Tính từ ngày 26 tháng 9 năm 1856, hải quân Pháp khai hỏa bắn vào các đồn luỹ của VN để bắt đầu cho việc thực hiện cuộc xâm lược của đế quốc thực dân Pháp cho đến khi có cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng vào ngày 10.2.1930, tổng cộng là 94 năm - trong khoảng thời gian này người Việt chúng ta đã gần như liên tục, cứ vài ba năm là có một phong trào chống Pháp được thành lập, các cuộc đấu tranh trong giai đoạn này hoàn toàn bằng vũ lực, các anh hùng dân tộc tình yêu dân tộc và tổ quốc thật đậm đà với hào khí cao ngất trời. Hết lớp này đến lớp khác thay phiên lành đạo toàn dân cứu nước. 

Những lớp sĩ phu trí thức trẻ, họ yêu nước nồng nàn trong cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, đó là những anh hùng Nguyễn Trung Trực (1861), Trương Định (1861 - 1864) , Thủ Khoa Huân (1868) , Phong Trào Văn Thân của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (1885 - 1898) , Phan Đình Phùng (1885-1896 , Nguyễn Thiện Thuật (1885-1889) , Đinh công Tráng ( 18/12/1886- 5/10/1887) , Đề Thám ( Hùm xám Yên Thế 1862- 1913).... Cụ Phan Chu Trinh (1872–1926) Phan Bội Châu (1867–1940) là những tấm gương chống Pháp bất khuất.

Trong chiều dài đấu tranh, lịch sử chúng ta cũng từng ghi nhận được nhiều thông điệp quan trọng của tiền nhân dành cho hậu thế. Đó chính là những nền tảng vững chắc cho nền độc lập tự chủ VN. Tất cã cuộc đấu tranh chống Bắc Phương tổ tiên chúng ta, đều có chung một lý tưởng là sẽ sẵn sàng hy sinh cho đến những giọt máu cuối cùng cho nền độc lập nước ta được trường tồn. Các thông điệp vẩn đậm nét hào khí của tiền nhân như:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Lý Thường Kiệt ( 1019–1105 )

Hoặc:

"Như nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu"
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo"

Nguyễn Trãi (1380 – 1442)


...Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải… Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”Trần Nhân Tông ( 7 tháng 12, 1258 – 16 tháng 12, 1308 )


“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di!” Lê Thánh Tôn ( 20 tháng 7/1442 – 30 tháng 1/1497 )


Đến khi hết giặc Tây, thì giặc cộng kéo đến, Việt tộc lại tiếp tục lên đường đấu tranh. Đến nay qua 75 năm dưới ách cai trị của băng đảng búa liềm cộng sản VN, đất nước ta đã lâm vào một hoàn cảnh bi thương tột cùng, hơn cã thời giặc Pháp cai trị, người dân bị cướp đất, nhà của tài sản, thuế má phải nộp cho tà quyền cs còn tàn bạo gấp trăm lần hơn  sống với giặc thực dân. Nhưng rất đau buồn, gần như trong giai đoạn này lại thiếu vắng tầng lớp sĩ phu trẻ yêu nước biết dấn thân cho việc giải thể chế độ tà quyền do đám đầu lĩnh thái thú Ba Đình lãnh đạo.


BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA VNQDĐ


Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, dân ta một lần nửa lại khổ sỡ vì bị bóc lột, một xã hội luôn bị sưu cao thuế nặng và còn phải chịu đựng cách đối xử rất bất công với giai cấp bị trị. Vào thập niên 30 của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Các phong trào yêu nước do giới sĩ phu lãnh đạo, nổ ra vào các thập niên cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX. Trong không khí sùn sụt kháng Pháp ni lên khắp nơi, tràn ngập trong giới Nho sĩ bấy giờ. Một cuộc Khởi nghĩa Yên Báy long trời lở đất do lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng - Nguyễn Thái Học là ngọn cờ đầu đã xuất hiện trong khung cảnh ấy, một người trẻ xuất chúng, đã vang danh với di ngôn " Không thành công cũng thành nhân). Hào khí của ông lại một lần nửa toả rạng ngất trời nam. Ông đại diện cho lớp người trẻ trí thức vào đầu thế kỷ 20, một lớp sĩ phu nặng tình với non sông, căm thù giặc Pháp đặt ách thống trị trên đất nước VN. 

Với sự hợp tác của Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn tài, Phó Đức Chính, Cô Giang, Cô bắc, Hồ Văn Mịch, Nhượng Tống, Đoàn Trần Nghiệp (Ký Con)..... ông Nguyễn Thái Học đã đứng ra thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) và tiến hành cuộc tổng nổi dậy vào ngày 10.2.1930. Cuộc cách mạng tuy không thành công, nhưng ông đã đánh thức cả một dân tộc về quyền tự quyết và tinh thần chống ngoại xâm bất khuất của Việt tộc.

Cao điểm của VNQDĐ là cuộc Tổng khởi nghĩa vào ngày 10.2.1930 - Để ghi lại diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa của Cách Mạng Quân Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), hãy xem qua tường thuật của tác giả Hoàng Văn Đào trong cuốn lịch sử VNQDĐ , xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn.
Với lòng dũng cảm sẵn sàng chấp nhận cái chết oanh liệt, với nhân cách và tinh thần trách nhiệm tuyệt vời, "Không thành công thì thành nhân", với tài lãnh đạo sáng suốt, không nghe lời bàn "hoãn lại" để chờ thời cơ, cố đảng trưởng đã khẳng khái quyết định: Tổng Khởi Nghĩa tại hội nghị lịch sử Võng La (Phú Thọ).

Chính sử Việt Nam cũng ghi nhận rằng: Trong giai đọan chuẩn bị Tổng Khởi Nghĩa, mặc dầu có sự phản bội của cha con Phạm Thành Dương, gây nhiều tổn thất cho lực lượng khởi nghĩa, nên Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 26-1-1930 đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo dự kiến diễn ra vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930 (mùng 1-2 Tết Âm lịch năm Canh Ngọ). Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là lãnh tụ cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy là Đảng Trường Nguyễn Thái Học đã dõng dạc tuyên bố:


“ Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”

TỔNG KHỞI NGHĨA

Từ sau hội nghị lịch sử tại Võng La và Mỹ Xá, những vụ xét nhà bắt người tình nghi diễn như cơm bữa, sự giao thông liên lạc trở nên chậm trễ khó khăn giữa ba lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính ở một ngôi chùa trên núi Yên Tử. Sau cuộc thảo luận sôi nổi, ba yếu nhân ấy đồng ý quyết định “TỔNG KHỞI NGHĨA” vào đêm mồng 10 rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Khắc Nhu lập tức trở lên núi Phú Thọ, Yên Bái truyền mệnh lệnh này.

Cũng vì vấn đề liên lạc hết sức khó khăn, mệnh lệnh chuyển đến các Đ/C phụ trách miền Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An bị chậm trễ, sự tập họp Đảng viên các địa phương không thể kịp định kỳ. Họ lập tức cử đại biểu tìm gặp Nguyễn Thái Học viện đủ lý do, khẩn khoản yêu cầu dời cuộc TỔNG KHỞI NGHĨA đến ngày 15 tháng 2 năm 1930.

Từ giã Yến Tử, Phó Đức Chính về Sơn Tây, ở nhà Đ/C Quản Trạng làng An Nam thuộc huyện Tùng Thiện, tiếp được lệnh hoãn ngày TỔNG KHỞI NGHĨA của Nguyễn Thái Học, liền phái liên lạc là Lý Sự (La Hào) sang ngay xã Sơn Dương thông báo với Nguyễn Khắc Nhu. Nhưng mọi việc đã không còn kịp nhự dự trù nên cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.

Trong giờ phút nghiêm trọng ấy, cán bộ của Đông Dương Cộng Sản Đảng rải truyền đơn khắp nơi, tố cáo VNQDĐ sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thét to:
“Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được!”. Tuy nhiên cuộc Tổng khởi nghĩa, không thể nào trì hoản được. 

Lực lượng chính trong cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” là những binh sĩ của Ðảng trong hàng ngũ địch, lực lượng phụ là toàn thể đảng viên ở ngoài Binh đoàn. Quân kỳ dùng trong cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” có 2 màu: màu vàng và màu đỏ (mầu vàng tượng trưng cho dân tộc, mầu đỏ tượng trưng cho tranh đấu, nghĩa là dân tộc nổi dậy tranh đấu giành độc lập).

Quân trang: Ðảng quân mặc quần áo ka ki mầu vàng, đội mũ có vành lưỡi trai, đi giầy cao su, đeo băng vải mầu vàng có chữ: “VIỆT NAM CÁCH MẠNG QUÂN”, ngày tổng khởi nghĩa là ngày 10.2.1930 tức ngày 12 tháng giêng năm Canh Ngọ.
Các đảng viên VNQDĐ được phân công trong ngày Tổng Khởi Nghĩa như sau:
SƠN TÂY: Do Ð/C Phó Ðức Chính phu trách, hợp tác với các Ð/C Ðảng viên và Binh đoàn Ðồn Tông.
HẢI DƯƠNG: Ð/C Trần Quang Diệu đảm trách
HƯNG HÓA, LÂM THAO: do Nguyễn Khắc Nhu phụ trách
HẢI PHÒNG, KIẾN AN: Do các Ð/C Vũ Văn Giảng, Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn Tình lãnh nhiệm vụ phát động cuộc khởi nghĩa .
BẮC NINH, ÐÁP CẦU, PHẢ LẠI: Do Nguyễn Thái Học đảm trách, chỉ huy các Ð/C địa phương hợp tác với các Ð/C binh Ðoàn Bắc Ninh, Ðáp Cầu và Phả Lại.
HÀ NỘI, xét vì lực lượng Ðảng tương đối yếu, vì sự tạo phản của Phạm Thành Dương, nên được giao cho Ký Con chỉ huy đoàn quân cảm tử làm công tác nghi binh để cầm quân Pháp và thức tỉnh đồng bào.

Trong tài liệu “Việt Nam Quốc Dân Đảng” của Hoàng Văn Đào, một đảng viên kỳ cựu, đã ghi lại những ngày giờ đầu tiên của cuộc tổng Khởi Nghĩa Yên Bái như sau “Đúng 1 giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ. . .Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời. . .kho quân nhu (của giặc Pháp) bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng. . . Báo cáo từ các doanh trại về Ban Chỉ Huy cho biết: Cách mạng quân hoàn toàn chiến thắng, làm chủ tình hình đồn dưới. Lúc ấy vào hồi 4 giờ sáng ngày 11-2-1930 . . .. Nhưng khi Cách mạng quân tiến đến gần đồn cao, thì phi cơ đóng từ Hà Nội cũng bay tới, lượn vòng quanh thành phố, rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như mưa bão, trúng cả Bộ Chỉ Huy. . .Sau khi rút vào rừng, kiểm điểm lại chỉ còn phân nửa cách mạng quân . . .”

Song song với cuộc khởi nghĩa ở Yên Báy, nhiều cuộc khởi nghĩa ở các nơi khác cũng cùng lúc nổ ra, như ở tỉnh lỵ Lâm Thao Thanh Hóa với Nguyễn Khắc Nhu, ở Sơn Tây với Phó Đức Chính, ở Hà nội với Đặng Trần Nhiệp (tức Ký Con) v.v. . .Thế nhưng cuối cùng cuộc Tổng Khởi nghĩa đã không thành công. Quân cướp nước Pháp sau đó đã điên cuồng đàn áp dã man, không riêng gì các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà cả đồng bào đã ủng hộ, tham gia cuộc Tổng Khởi Nghĩa, điển hình như cho máy bay ném bom hủy diệt làng Cổ Am quê hương Nguyễn Thái Học, cái nôi của cuộc Tổng Khởi Nghĩa.

Hoàng Văn Đào, tác giả “Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại,” ghi nhận rằng tổng số chiến sĩ cán bộ VNQDĐ trực tiếp liên quan đến Tổng Khởi Nghĩa bị chém và bị bắn công khai là 39 người, ngoài hàng trăm chiến sĩ khác tuẩn quốc mà tên tuổi không ghi nhận được. Theo tác giả “Việt Sử Tân Biên” Phạm Văn Sơn, “năm 1930, ở Bắc kỳ có 7. 439 người bị án tù, trong đó 439 án đại hình, và hai năm 1930, 1931 có 82 án tử hình.”

Hầu hết những người tham gia cuộc khởi nghĩa đều ở độ tuối thanh xuân, đó là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc và nhiều chiến sĩ cách mạng vô danh khác…Họ đã lấy trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt lên những bó đuốc, tuy rằng không mang ánh bình minh về cho Việt tộc, nhưng hào khí của các anh hùng trong cuôc tổng nội dậy Yên Báy, đã làm kẽ thù mất ăn mất ngũ...Tinh thần Yên Báy vn còn vọng tới ngày hôm nay.


Nhìn lại quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp trong khoảng thời gian 94 năm tính tới ngày tổng khởi nghĩa 10.2.1930, phải nói là có nhiều cuộc nổi dậy rầm rộ của các phong trào đấu tranh chống sự cai trị của thực dân Pháp. Các bậc sĩ phu đã dấn thân cho tiền đồ của Tổ Quốc và Dân tộc. Không như những lớp gọi là nhân sĩ trí thức ngày hôm nay, chỉ biết tìm bải hạ cánh an toàn cho đám đầu lĩnh Ba Đình, phần lớn các phong trào đấu tranh cho dân ch đã lọt vào quỷ đạo của tà quyền, nên sinh sản khá nhiều nhân vật gọi là Dân chủ cuội, đấu tranh để được đi ra nước ngoài. H giương cờ đấu tranh nhưng không có chủ trương, giải thể chế độ độc tài tham những, hèn với giặc ác với dân, không có khả năng trong việc bảo toàn lãnh thổ VN. Họ không có chủ trương chống lại những tay sai của Bắc Kinh. Nhìn lại bản chất của đám dân chủ cuội này, người dân không thấy được cái thực tâm làm cuộc cách mạng dân tộc triệt để và toàn diện để xây dựng một nước hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc bất cứ một quốc gia nào khác bên ngoài VN trên tinh thần tự quyết dân tộc.
Đến hôm nay, qua 90 năm thành lập, VNQDĐ luôn sát cánh cùng toàn dân, cùng với các chính đảng, các đoàn thể quốc gia chân chính trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh công cuộc chống giặc ngoại xâm Bắc phương Trung Cộng và giải thể chế độ việt gian, độc tài toàn trị Cộng Sản Việt Nam. Nhân mùa tưởng niệm cuộc khởi nghĩa Yên Báy, chúng tôi những người trẻ hậu duệ VNCH vùng nam Đức kính dâng lên hương hồn các vị tiền bối của VNCH, một nén tâm hương để kính nhớ công đức cứu nước của các anh hùng dân tộc VNQDĐ.

Hậu Duệ VNCH, Nguyễn Thị Hồng 7.2.2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét