THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG LÀ THẾ LỰC NÀO MÀ ĐẢNG PHẢI SĂN LÙNG TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XIII? 

Theo tờ Quân Đội Nhân Dân, ngày 29.11.2020 với bài nhận định của Đại tá, PGS, TS PHẠM VĂN SƠN và Trung tá, ThS HOÀNG ANH TUẤN. Nguồn: https://www.qdnd.vn/.../lat-tay-nhung-chieu-tro-chong-pha...
Tóm tắt ba nhận định về thế lực phản động chính của hai ông Sơn và Tuân như sau:
"Hiện nay, các thế lực phản động, thù địch chống phá Đảng ngày càng có hệ thống, tổ chức chặt chẽ, thủ đoạn rất tinh vi, chống phá toàn diện trên nhiều phạm vi, lĩnh vực, không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận mà còn bao hàm cả các vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Điều này thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, phản động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy, để chống phá Đảng thì vấn đề quan trọng hàng đầu mà chúng tập trung là phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng. Theo đó, chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ hai, phản động xuyên tạc, phủ nhận cương lĩnh, đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc, phủ nhận đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Đảng.
Đối với quân đội, phản động lập luận: “quân đội chỉ trung thành và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân”, “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”(!)... xóa bỏ sự “độc tài, toàn trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của nước ta.
Thứ ba, chống phá công tác cán bộ của Đảng. Với mưu đồ gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong, chúng ra sức tuyên truyền, bịa đặt về các phe phái trong Đảng, nhất là lợi dụng việc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc là “thanh trừng nội bộ”, là “chuẩn bị ghế nhân sự” cho đại hội Đảng... ". Hết trích
PHẢN ĐỘNG PHẢI HIỂU SAO CHO ĐÚNG??
Cách định danh PHẢN ĐỘNG của Ban Tuyên Láo và hai ông tá của QĐND Sơn và Tuấn, là một thứ định danh nghịch lý với cách định danh của thế giới bên ngoài VN, khi nhận định về một con người phản động hay thế lực phản động (thế lực PĐ chỉ là con số nhiều của PĐ).
Dựa sự định danh về phản động của các ông QĐND và Ban Tuyên Láo. Thì, những người ủng hộ Việt Nam theo chính thể Dân Chủ Tự Do với Tam Quyền Phân Lập là người tiến bộ. Người Việt Nam muốn sống với chính thể độc tài, độc đảng toàn trị mới là người “phản động”. Sau sự kiện phá bỏ bức tường Bá Linh và các nước Đông Âu, Nga từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản để theo chính thể Dân Chủ Tự Do vào cuối thập niên 1980, những người ngoan cố tiếp tục ủng hộ việc đi theo và xây dựng một xã hội chủ nghĩa, họ mới chính là những người “phản động”.
Thời đại hiện nay là thời đại Công Nghệ 5.G và Tri Thức. Tri Thức thì không còn bị giới hạn, không có rào cản - Công Nghệ Thông Tin 5.G nhằm đẩy nhanh tốc độ lan truyền học thuật và tri thức. Môi trường đa nguyên là nền tảng thúc đẩy phát triển tri thức. Mười quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới đều có cấu trúc một chính thể đa nguyên. Định danh như thế để biết được những người ủng hộ đa nguyên tại Việt Nam là người tiến bộ. Người muốn Việt Nam không có đa nguyên là người “phản động”. Người ủng hộ lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng duy nhất cho đất nước là người “phản động”.
Người ủng hộ truyền bá thông tin, tự do báo chí là người tiến bộ. Người chống lại, cấm đoán báo chí tư nhân là người “phản động”. Nếu căn cứ lời kêu gọi của ông TBT/CTN, Trọng Lú với lực lượng báo chí gia nô của đảng qua bài phát biểu tại đại hội Hội nhà báo gia nô VN vào ngày 3/7/2015 " các thế lực thù địch, lợi dụng tự do, dân chủ, đòi “đa nguyên đa đảng”…Thế lực mà ông Trọng Lú gọi đó là thù địch, thế lực đó đã từng lên tiếng đòi “đa nguyên, đa đảng”, chính là những thế lực tiến bộ, không thể gọi là thù địch hay phản động.
Như vậy, CTN/TBT đảng csVN, Trọng Lú, Ban Tuyên láo và truyền thông gia nô là thế lực đi ngược với tiến trình đi lên của cộng đồng thế giới là hòn đá cản đường bánh xe lịch sử lăn bánh đó mới là thế lực thù địch, phản động lớn nhất, đang lội ngược dòng, ngược với xu hướng thời đại của cộng đồng thế giới ngày hôm nay, đó là hướng đi thuận thiên, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đồng thuận cùng nhau sánh vai để tiến bước, để cùng xây dựng một thể chế chính trị theo mô thức Tam Quyền Phân lập với sự Tư Do Báo Chí, hoàn toàn ngược với 3 nước cộng sản TQ, Bắc Hàn và VN.
Người phản động, là những người, đúng ra thuộc giai cấp vô sản, nhưng hơn 4 thập niên qua họ đã tự diển biến để trở thành giai cấp tư bản bản đỏ - một giai cấp tạo ra giá trị vật chất tài sản không từ sức lao động chính của mình.
Ngày nay giai cấp vô sản có siêu xe, biệt phủ, hàng chục triêu đô la trong các tài khoản ngân hàng...Lý tưởng của người đảng viên cộng sản VN ngày nay không phải vào đảng để yêu nước, xây dựng XHCN, mà để làm phản động. Những con người phản động này đã thi nhau tích lũy của cải vật chất quá giới hạn cho phép của một đảng viên bình thường. Thanh quan trong hệ thống đảng và nhà nước chxhcnvn hôm nay chỉ còn là truyền thuyết..
Ôn cố tri tân, khi cướp được miền nam năm 1975, giai cấp vô sản đã phân chia các nhà giàu có ở miền nam ra nhiều giai cấp, đại tư sản, trung tư sản, tiểu tư sản, tư sản mại bản, tư sản dân tộc...đó là cách tạo cho các giai cấp có tiền có của này một cái tội, rồi trục xuất họ ra khỏi thành phố để cướp nhà, đất đai, của cải, tài sản của những thành phần này. Thật ra họ chẳng có tội tình gì hết!!
Để rồi 45 năm sau, giai cấp vô sản, giai cấp nghèo kiết xác này ngày nào, giờ đây họ đã và đang tự lột xác để trở thành giai cấp TƯ BẢN (đỏ). Thế thì, có phải từ giai cấp vô sản họ đã trở thành thế lực phản động lớn nhất, đang hút máu người dân ở VN ngày hôm nay??
Về việc giai cấp vô sản ngày nào đã biến thái về mặt bản chất, không thấy các ông bà trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương nhận định, để tìm ra cách chế ngự thế lực phản động này? Một thế lực, đã từng dâng đất biển đảo cho kẻ thù truyền kiếp của Việt tộc, một thế lực đang làm VN tụt hậu, chậm phát triển nhất trong khu vực!!
Giai cấp vô sản trước 1975 ngày nay không người nào còn dám soi gương mổi sáng, xem coi gương mặt mình vuông tròn méo, da mặt có còn là da người hay da trâu, da tê giác? Xã hội của cái gọi là XHCN đầy bất ổn về an ninh, ra đường phải đối diện ngay với 2 loại cướp, cướp ngày (quan) và cướp đêm (giặc cướp).
Cướp ngày là loại cướp có giấy phép, chúng lập BOT khắp 3 miền đất nước để trấn lột các phương tiện tham gia giao thông, xây chùa để đầu tư làm giàu, dùng mê tín... đánh vào tâm linh của phật tử để trục lợi , trường học là nơi bán chử và sách giáo khoa cũng như thu phí ngoài luồng của các học sinh và phụ huynh, dùng bệnh viện trấn lột các bệnh nhân bằng đũ loại phí....Bọn phản động này còn thiết lập trên 400 thứ thuế đũ loại để bóc da người dân đến tận xương..Viết tới đây người viết chợt nhớ lại những lời trong bài hát " Chúng đi buôn" của nhạc sĩ Phan Văn Hưng: Chúng đi buôn, buôn tước buôn quyền, chúng đi buôn cho nước đảo điên. Chúng đi buôn, buôn núi buôn non, Buôn tủi hờn, buôn cả giang sơn...Chúng đi buôn, buôn sắc buôn sầu,Chúng đi buôn nuớc mắt lòng đau, Chúng đi buôn, thân xác xanh xao, Buôn đời mình, buôn cả thâm sâu...Chúng đi buôn, buôn bến buôn bờ, Chúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ, Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ, Cho đời càng gian khổ cam go.
Lời bài hát hát của nhạc sĩ Phan văn Hưng đã nói lên được bản chất cũng như định nghĩa được thế nào là thế lực phản động bằng chử " đi buôn".


Để tăng cường việc trấn lột giai cấp ngoài đảng, bọn phản động này đã tăng cường lực lượng CAND và râu ria như, dân phòng, bảo vệ dân phố, chừng 1, 5 triệu nhân sự. Nếu tính đủ, lực lượng công an và các chân rết thì có khoảng 2,5- 3 triệu người, bình quân cứ 45 người dân có một công an chăm sóc, thật là bất hạnh cho dân VN. Nếu như con só này là những bác sĩ thì tuyệt vời. Tổng chi ngân sách hàng năm cho Bộ Công an năm 2019 là khoảng 82.000 tỷ. (Dĩ nhiên sẽ có các màn bội chi, bổ sung, con số thực tế sẽ từ 90- 100 nghìn tỷ). Ngân sách dành cho Bộ Công an gấp 6 lần ngân sách cho Bộ Y tế, gấp 10 lần ngân sách dành cho Bộ Giáo dục.
Ngày nay cướp ngày và cướp đêm đã sánh vai nhau trong nhiều cuộc trấn lột lớn nhỏ trên 3 miền đất nước - Cướp ngày bảo kê cho cướp đêm, những tấm gương điển hình như: gương Vĩnh, Hóa, Đường Nhuệ, RikVip, TibClub là minh chứng cho sự cấu kết đỏ- đen.
Tóm lại thế lực phản động nào đang phá hoại trước thềm Đại Hội đảng XIII? có phải đó chính là những kẻ đang có trong túi cái thẻ đảng viên đảng csVN?
Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thủy, 29.11.2020.

NỮ BÁC SĨ ĐẦU TIÊN CỦA QUỐC GIA VN

Thời Pháp thuộc, hệ thống y bác sĩ, bệnh xá được người Pháp xây dựng lần hồi mọc lên, người Việt cũng theo đó tiếp nhận các phương pháp điều trị mới mẻ và rất hiệu quả của Tây y. Bà Henriette Bùi Quang Chiêu trở thành nữ bác sĩ đầu tiên thời quốc gia VN. Bà sinh sống thường xuyên ở Pháp,  bà đã có nhiều lần về phục vụ trong các bệnh viện của miền nam thời VNCH trước 1975 , bà sinh năm 1906, nguyên quán ở Bến Tre.

Lịch sử nền y học nước Việt đã từng có nhiều tên tuổi đã đóng góp vào sự phát triển của nghề “lương y như từ mẫu” như Tuệ Tĩnh thiền sư (1330-1400) sống vào thời nhà Trần , Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) thời Hậu Lê, được tôn vinh là ông tổ ngành y học của VN.…

Trước khi có Tây y giúp việc chữa bệnh, dân ta thường được các thầy lang, bà đỡ  chửa trị, họ chỉ dùng thuốc Nam, thuốc Bắc để chửa trị. Vào thời chưa có Tây y, tỉ lệ người Việt chết vì bệnh, sinh đẻ có tỉ lệ rất cao. Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta mang theo y dược khoa với hệ thống y bác dược sĩ, bệnh xá được xây dựng trên khắp 3 miền đất nước, người Việt cũng từ đó đã làm quen và tiếp nhận cách sự chửa trị theo phương pháp Tây y. Trong lịch sử cận đại của VN có ghi nhận, Bà Henriette Bùi Quang Chiêu là một nữ bác sĩ đầu tiên của nước ta.

Về xuất thân của bà Henriette, bà là con của một nhân vật có tiếng tăm ở miền nam VN, đó là Kỹ sư Bùi Quang Chiêu, là nhân vật sinh sống ở Nam Kỳ trước 1945, thời Pháp thuộc và quốc gia VN. Thân phụ của bà là một trí thức theo Tây học yêu nước, người sáng lập lập Đảng Lập hiến Đông Dương (1923-1930), và Bùi Quang Chiêu là Tổng Bí Thư, hoạt động để đòi tự do báo chí, đòi bình đẳng cho người VN và ông cũng thường giúp nhiều du học sinh sang Pháp du học…

Khi còn nhỏ, bà Henriette từng theo học tại trường Lycée Marie Curie, một trường Pháp Sài Gòn. Henriette thừa hưởng tính năng nổ, tháo vát, chịu thương chịu khó từ người mẹ (bà Vương Thị Y, xuất thân trong gia đình người Hoa ở Chợ Lớn, là thương gia rất giàu có nhờ làm ăn kinh doanh nhà cửa đất đai vùng Phú Nhuận khi nơi này đang mở mang. Chính nhờ có vốn liếng tài sản của riêng gia đình, nên khi du học bên Pháp các con ông bà đều không nhận bất cứ một học bổng nào của chính quyền thuộc địa, tất cả đều đi du học Pháp theo diện tự túc.

Khi chưa qua Pháp, bà Henriette còn được theo học Trường Saint Paul de Chartres (trường Nhà Trắng) tại Sài Gòn. Năm 1915, Henriette nhận bằng Certificat d'Études rồi vào học trường Collège des Jeunes Filles, tức Trường Trung học Gia Long, trường Áo Tím sau này.

Henriette được sống trong môi trường nhiều thuận lợi: gia đình khá giả, có kiến thức của hai nền văn hóa Âu Á, được thêm sự giáo dục phóng khoáng. Với nền tảng ấy nên từ thủa nhỏ, cô gái đã thể hiện cá tính độc lập với năng lực khác thường. Henriette rất thông minh, tính bướng bỉnh nhưng lại có khiếu hài hước, nói chuyện dí dỏm. Được bằng Certificat d'Études hạng xuất sắc, Henriette nằng nặc đòi được cha mẹ cho đi du học ngành y ở Paris. Cho con gái tuổi còn vị thành niên đi du học thời bấy giờ là việc hy hữu, nhưng thấy con quyết chí, cha mẹ cô đành chiều ý. Cô tiểu thư nhà họ Bùi ra bến tàu Sài Gòn, xuất ngoại năm 1921, sang du học, ở Agen miền nam nước Pháp. Lúc ấy Henriette mới có 14 tuổi cho nên ông bà Bùi Quang Chiêu phải thuê một giáo sư trường Marie Curie đi cùng để chăm lo việc sinh sống và học hành của con gái.

Con đường đến với lĩnh vực y khoa của Henriette được đánh dấu khi cô gái trẻ sang Pháp du học và duyên lành với nghề chữa bệnh cứu người của Henriette, là từ sự nối bước người anh Louis Bùi Quang Chiêu, vốn là một bác sĩ chuyên về bệnh ho lao nổi tiếng tại Sài Gòn.

Do đó sau khi tốt nghiệp bậc trung học tại Trường Lycée Fenelon ở Paris vào năm 1926, năm sau Henriette đã trở thành cô sinh viên An Nam đầu tiên tại ĐH Y khoa Paris. Bà dã dành cả tuổi thanh xuân cho việc học, sau bảy năm miệt mài nơi ghế giảng đường và trong phòng thí nghiệm, cô gái Á Đông Henriette tốt nghiệp với luận án đạt loại xuất sắc vào năm 1934.

Bản luận án được Hội đồng giám khảo khen ngợi và tặng thưởng huy chương. Một vinh dự hiếm có dành cho nữ sinh viên đến từ đất nước An Nam xa xôi.

Với tấm bằng tốt nghiệp trong tay, Henriette về nước và bắt đầu bước vào con đường lập nghiệp trong lĩnh vực y tế, nơi mà ở đó, đội ngũ y bác sĩ người Việt còn hiếm hoi, chứ chưa nói đến là nữ bác sĩ.

Bên cạnh đó là cả sự coi thường của những đồng nghiệp Pháp với đồng nghiệp Việt lúc bấy giờ, gần như ở bất kỳ lĩnh vực nào. Năm 1935, ở tuổi 29, bà Henriette  đã về VN làm việc, bà nhận chức trưởng khoa Hộ sinh ở Bệnh viện Chợ Lớn trong bước đường đầu tiên phục vụ cho đồng bào VN của mình, bà tham gia vào nghề “từ mẫu” giữa lúc nền y tế nước Việt đang còn mang nặng tính cổ truyền và tây y chưa được ưa chuộng ở nước ta lúc bấy giờ. Người dân phần nhiều còn xa lạ với nhà thương, bệnh xá cũng như phương pháp chữa bệnh khoa học bằng Tây y. Và đâu chỉ thế, bà còn đối diện với nhiều khó khăn khác trong lúc hành nghề nghề từ những đồng nghiệp người Pháp.

Lúc đó, VN đã bị người Pháp chiếm đóng, nên trong con mắt của người Pháp với người An Nam cũng có những phân biệt hẹp hòi. Sự kỳ thị, khinh miệt từ những đồng nghiệp người Pháp với đồng nghiệp An Nam; sự bất công về tiền lương cho y bác sĩ Việt so với đồng nghiệp Pháp,...

Tất cả những điều đó, Henriette đều vượt qua bằng lòng yêu nghề và sự tự tôn dân tộc, bằng sự đấu tranh trực diện với cấp trên để yêu cầu những quyền lợi chính đáng cho y bác sĩ Việt, cho bệnh nhân người Việt.

Có lần giám đốc bệnh viện là người Pháp, đã yêu cầu bà phải mặc váy đầm với lý do như thế mới nhận được sự kính trọng và bình đẳng hơn trong mắt đồng nghiệp người Pháp, nếu không bà sẽ bị lầm tưởng bà là một “bà mụ đỡ đẻ” hơn là một bác sĩ sản khoa. Tuy nhiên, với lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, bà khước từ yêu cầu ấy,  vẫn ăn tiếp tục ăn mặc như một người phụ nữ truyền thống Việt Nam.

Trong quãng đời 44 năm gắn bó với nghề y, Henriette lúc thì làm việc ở Việt Nam, lúc thì sang Pháp hành nghề. Bà còn nâng cao tay nghề khi sang Nhật Bản năm 1957 học châm cứu để áp dụng có hiệu quả cho ngành sản khoa. Đến năm 1961, Henriette sang Pháp sinh sống và tiếp tục nghề y với phòng mạch riêng của mình. 

Bà cư xử với đồng nghiệp, bệnh nhân và mọi người với tinh thần bác ái, không phân biệt nam nữ, tôn trọng sự bình quyền giữa mọi người và sự bình đẳng giữa người Việt và người Pháp. Ðến năm 1966 bà gia nhập tổ chức y khoa làm nhân đạo từ trước khi tổ chức “Medecins Sans Frontière” (Bác Sĩ Không Biên Giới) ra đời. Thời kỳ chiến tranh xâm lược của cs Bắc Việt, bà hết lòng cứu chữa người bệnh, người bị thương dù cho đó là những cán binh cộng sản bị thương và bị đồng đội bỏ lại trên chiến trường, bà hoàn toàn không phân biệt bạn thù. Bà rời VN và trở về Pháp năm 1971, trong thời gian này bà đã hiến tặng cho Đại Học Y Khoa Sài Gòn biệt thự của bà ở số 28 đường Testard làm cơ sở cho Trường ĐH Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Trở về Pháp bà hành nghề y tới 1978 mới về hưu.

Về phần đời riêng, Henriette qua sự sắp đặt của cha, đã kết duyên với luật sư Vương Quang Nhường, một đảng viên của Đảng Lập hiến. Nhưng vì không tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống, thiếu sự chia sẻ nên duyên cầm sắt cũng chỉ có hai năm, hai người chia tay năm 1937.

Sau này khi ở Pháp đầu thập niên 1960, bà gá nghĩa với ông Nguyễn Ngọc Bích trong tình yêu đến từ hai phía. Tiếc rằng, ông Bích bị ung thư vòm họng rồi mất vài năm sau khi hai người thành vợ chồng.

Bà mất vào ngày 27-4-2012 tại Paris, thọ 106 tuổi.

Tổng hợp, từ Lý Bich Thủy 28.11.2020.

 TỪ LÒ ẤP TIẾN SĨ ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ CHO NHỮNG NGƯỜI UY TÍN TRONG XÃ HỘI ĐẾN LÒ ẤP VĂN BẰNG CHO UV TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Câu chuyện dài XHCN là một cuốn từ điển hiện tại không có trang cuối. Một chuyện hấp dẩn mới đây về lò ấp Đại Học Đông Đô cấp văn bằng cử nhân, thạc sĩ cho những con người có uy tín trong xã hội chủ nghĩa, để họ có thể  bước lên nấc thang bảo vệ luận án tiến sĩ, các bị can dính dáng vào việc ấp bằng TS, đã bị Công An truy tố.  Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/choang-voi-thu-doan-cap-bang-gia-tai-truong-dai-hoc-dong-do-951785.html

Đây không phải là sự việc mới xuất hiện lần đầu tại chxhcnvn, mà hiện tượng này đã từ lâu xảy ra trong nền giáo dục đào tạo của chxhcnvn. Ngày 2.9.2020, theo Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) công bố kết quả Xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings, WUR 2021) - trong 800 đại học tốt trên thế giới không có một trường Đại Học nào của VN nằm trong danh sách này, Trường ĐH Tôn Đức Thắng hạng được xếp hạng. 801. 

Ngày 25.11.2020, Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds - Vương quốc Anh) công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021), trong 500 ĐH tốt thuộc khu vực này cũng không có một ĐH nào của VN. Việt Nam chỉ có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 trong số các cơ sở giáo dục đại học trong khu vực Châu Á. Đây là câu trả lời của quốc tế về thành quả của các nơi trồng người trong môi trường xhcnvn, một quốc sách trồng người 100 năm của bác và đảng. 

Theo số liệu công bố ngày 1-2-2018, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 (trong đó có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư); thì con số 94 người chưa đủ tiêu chuẩn GS, PGS chiếm gần 10%. 

Cũng dực trên thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2017 cả nước có 24.500 TS, trong đó có hơn 16.500 TS đang làm việc trong các trường Đại học và Cao đẳng. Đồng thời năm học 2016 - 2017, hệ thống các trường Đại học và Học viện có quy mô đào tạo gần 13.590 nghiên cứu sinh (NCS), tăng 25% so với năm học trước; còn các Viện nghiên cứu có số lượng NCS (tính đến tháng 7-2017) khoảng hơn 1.600 người.

Đến nay, trong số TS đang công tác tại các trường đại học và Viện Nghiên cứu thì số có chức danh khoa học Giáo sư và Phó giáo sư (GS, PGS) khoảng hơn 11.000 người. Phải nói rằng, số lượng TS của Việt Nam (kể cả các trường hợp GS và PGS) so với các nước khu vực Đông Nam Á, ta không thua kém, thậm chí còn cao hơn cả Thái Lan, Philippines, nhưng số lượng công trình khoa học hàng năm được công bố trên các tạp chí đạt chuẩn ISI/Scopus của Việt Nam còn rất thấp.

Chỉ tính năm 2016, Việt Nam có 3.814 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế (tăng gần 3 lần so năm 2011) thì Thái Lan có 8.847 bài, Malaysia có 14.129 bài và Singapore có 14.120 bài... Ngay Viện HLKH và CN (Hàn lâm khoa học và Công nghệ) Việt Nam với đội ngũ nhân lực hơn 210 GS và PGS, khoảng 800 TS nhưng năm 2017 chỉ có 688 công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế đạt chuẩn ISI/Scopus. Nguồn: http://cand.com.vn/giao-duc/Nghich-ly-giao-su-tien-sy-nhieu-nhung-it-cong-trinh-cong-bo-quoc-te-480433/

GS Nguyễn Văn Tuấn giảng dạy tại Đại học Newsouth Weles (Australia) cũng như một số chuyên gia của Viện HLKH và CN Việt Nam cho rằng, Giáo dục đào tạo của Việt Nam tụt hậu nhiều mặt, trong đó việc công bố quốc tế chúng ta đi sau các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan hàng chục năm.

THÀNH TÍCH CỦA CÁC TRÍ THỨC VN SO VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

Nếu so sánh các GS, PGS, TS, PTS, Thạc sĩ...thi VN là nước đông dân, có số trí thức cao hơn các nước trong khu vực như Thái lan, Singapor, Mã Lai, nhưng không có bài viết đóng góp cho khoa học, đạt được tầm cở như các nước ít dân, ít đỉnh cao trí tuệ hơn VN:

Singapor: 5.703.600 triêu dân với 14.120 bài viết về khoa học..

Mã Lai:32.382.300 triệu dân với 14.129 bài viết về KH..

Thái Lan: 69.428.524 triệu dân với 8.847 bài viết về KH..

VN: 93.000.000 triệu dân, lớn nhất trong khu vực - Số GS, PGS, TS, PTS..đông đảo nhất khu vực,  nhưng chỉ có 688 bài viết về KH đũ tiêu chuẩn ISI/Scopus.

Như vậy đũ để thấy sự bát nháo về giá trị các văn bằng GS, PGS, TS, PTS, TH.S...như thế nào ?? phần lớn đều từ các lò ấp ra, từ các trường ĐH tại chức, và các trường chuyên tu..những ông bà tốt nghiệp từ các trường này hầu hết đều phải biết câu " Dốt như Chuyên Tu và Ngu như Tại Chức", vì họ tự hiểu mình không có thực học, nhất là các ông bà ở thượng tầng, những ông bà lãnh đạo trong Ủy Viên Trung Ương đảng. Đó cũng là truyền thống trong đảng từ thời hcm.

Trong thời hồ còn sinh thời, những người có học vấn cao, thường bị trù dập suốt đời như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một luật sư giỏi của VN vào thập niên 30, 40 ở thế kỷ 20, ông đậu 2 bằng tiến sĩ Luật của Pháp, được báo chí Pháp khen ngợi không ngớt, ông đã bị hcm vất ra bên lề XH, không trọng dụng cho đến ngày mất, vì bị nghi ngờ là phản bội lại đường lối của hcm sau khi được cử đi dự hội nghi Trù Bị ở Đà Lạt vào tháng 4/1946. 

Một người khác là là Kỹ Sư Trần Đại Nghĩa tốt nghiệp ở Pháp, người gốc miền nam, được hồ chí minh chiêu dụ về nước năm 1946, khi hcm đi  Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet tháng 5/1946. TĐN được hcm phong thiếu tướng QĐND trong đợt phong tướng đầu tiên tháng 1/1948, cùng  một lượt với Võ Nguyên Giáp, ông đeo thiếu tướng suốt đời. 

Trong những lãnh đạo đầu tiên của nước VNDCCH, có thể nói, ông Trần Đại Nghĩa là người có học vấn cao nhất trong đám lục lâm thảo khấu của đảng csVN lúc bấy giờ, ông này nhốt cái trí thức của mình để có thể hòa mình và làm việc dưới sự chỉ huy những con người ngu dốt chưa đáng là học trò của ông, như: HCM, PVĐ, LD,TC, Tôn Đức Thắng, Lê Đức Thọ.. Trong những lãnh đạo ngu dốt có trình độ học vấn thấp  kém trong BCT người ta thấy có những nhân vật sau đây:

1.Đỉnh cao trí tuệ,Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, trình độ học vấn ngang với HCM, không thấy đảng ghi trong lý lịch. Ông này từng có một câu nói đi vào lịch sử " Một kg rau muống có giá trị dinh dưởng bàng 1kg thịt bò".

2.Lê Duẩn, trình độ học vấn lớp 6 với câu nói đi vào lịch sử: "Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc" 

3.Trường Chinh, trình độ học vấn, theo học bậc Thành chung ( trung học) tại Nam Định, không thấy đảng ghi là lớp mấy?, không tốt nghiệp.

4. Tôn Đức Thắng, lý lịch thấy có ghi năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương, sau theo học tại trường Cơ Khí Á Châu, rồi làm công nhân cho hảng Ba Son của Hải Quân Pháp tại Sài Gòn.

5.Nguyễn Văn Linh: trình độ học vấn "học sinh" không thấy đảng ghi thành tích học tập.

6. Võ Văn Kiệt: trình độ học vấn (bí mật nhà nước) không thấy đảng ghi thành tích học vấn của ông trùm này.

7.Đổ Mười: trình độ học vấn của ông này cũng thuộc loại bí mật nhà nước, nhưng theo tin tức ngoài đảng, ông này xuất thân từ một tay thiến heo.

8.Lê Đức Anh: trình độ học vấn được đảng ghi là tiểu học Pháp.....

9. Lê Khả Phiêu: Trình độ học vấn không thấy đảng ghi ( bí mật nhà nước).

Còn nhiều nửa, người ta có thể tìm thấy rất nhiều trong hàng ngũ những lãnh đạo, họ có trình độ học vấn quá kém hiện diện lúc nhúc trong Bộ Chính Trị trước đây cũng như hiện nay. Tuy nhiên, trong lý lịch của họ thường được đảng ghi là tốt nghiệp Cao Cấp Lý Luận Chính Trị...Đó là những đảng viên tốt nghiệp trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, tức Học Viện Chính  Trị Quốc Gia Hồ chí Minh  - Hà Nội. 

Đó là trung tâm quốc gia đào tạo các cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trịtổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - MỘT LÒ ẤP VĂN BẰNG CHO TRÍ THỨC CHO ĐẢNG csVN:

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics (viết tắt là HCMA). Những tên gọi trước đây là:

Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1962);

Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (1962- 1975);

Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1975 - 1986);

Học viện Khoa học Xã hội Nguyễn Ái Quốc, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986 - 1993);

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1993 - 2007);[2]

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007 - 2013)

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014 - nay).

Những ông bà trong BCT/đảng CSVN từng tốt nghiệp trường này như: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Trần Đại Quang, Trần Đức Lương, Nguyễn Thị Kim Ngân..Đây là một trường Đại Học đặc biệt, không được xếp hạng như bất cứ trường ĐH nào trên thế giới. Vì học viên của trường này, không giới hạn tuổi tác và trình độ học vấn, các học viên có thể là y tá miệt vườn, chuyên viên thiến heo, cai thợ cạo mủ cao su..V..V.. 

Những tiến sĩ xuất thân từ này là phải biết nói trắng thành đen, biết thổi ống đu đủ cho cái xác hồ chí minh thành rồng trên tiên giới, thành bồ tát...và phải biết thổi làm sao cho hồ chí minh biết nói được 29 thứ tiếng, giống như ông PGS TS Hoàng chí Bảo - Ông này chính là một hình tượng tiêu biểu về trình độ của các ông GS, PGS đang giảng dạy tại Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hò chí Minh. Nhiệm vụ của các học viên theo học tại trường này sau khi tốt nghiệp là phải biết bóp méo lịch sử, biết xách dép cho Bắc Kinh, phải biết hiến dâng các đảo ở Hoàng Trường Sa cho đàn anh TQ trông coi và giử biển đảo giùm VN, có như thế không có quốc gia nào có thể đánh chiếm được....ngoài ra còn phải biết cắt đất, cắt biển dâng đàn anh TQ, mổi khi đàn anh cần đồ để làm mồi nhậu..

Những thành viên này cò phải biết cướp đất, tài sản của dân cũng như  cách cướp 500 tấn vàng và tiền đô la còn tiềm ẩn trong dân...; và các thành viên của học  viện này không được coi TQ là thù địch mà phải coi là người anh lớn của VN, và VN không được đánh TQ, vì danh tướng Lý Thường Kiệt đánh TQ đã bị coi là một hành động "hổn" (câu nói của Thích Nói Bậy - Sư Chân Quang)...Đó chính là việc thực hành từ lý thuyết đã được học viện hướng dẩn về Tư Tưởng HCM.

Tóm lại: chxhcnvn là một quốc gia độc tài, độc đảng với quốc sách ngu dân để trị, nên các giai cấp khác muốn ngoi lên trong cái XHCNVN, phải biết học "chạy"...Bắt đầu đi học, thì phải biết chạy trường , chạy điểm, chạy bằng; bước vào xã hôi phải biết chạy chổ làm tốt - những chổ nào có thể lấy vốn lại được trong thời gian nhanh nhất, sau đó còn phải  chạy chức chạy quyền..cuối cùng là chạy hai quốc tịch để dọn bãi đáp an toàn sau hốt đầy túi vàng, xứng với danh hiệu giai cấp tư bản đỏ thay vì là những người chuyên chính vô sản, trung thành với lý tưởng cộng sản...CHXHCNVN với một nền giáo dục đào tạo tham nhũng từ khi đứa trẻ bước vào bậc tiểu học. Mượn những câu ca dao trào phúng của thời XHCN về cái học ngày nay, để thay lời kết cho bài viết:

Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời

Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời

Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba chàng thất học thành ông xếp
Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi

Cái học ngày nay đã nói rồi
Sáu thằng xách cặp, năm muốn thôi
Cái đứa lách luồn nên chức lớn
Đày người ăn học chạy hụt hơi

( Ca Dao thời XHCN)

Bình luận chính trị tư Hâu Duệ VNCH Võ Thị Linh 27.11.2020

 MÃI VẪN LÀ ƯỚC MƠ CỦA UBND HÀ NỘI- MỘT ĐẠI CÔNG TRÌNH 23 NGHÌN TỈ ĐỒNG ĐÃ CHẾT TỪ TRONG TRỨNG NƯỚC

Qua nhiều vòng đàm phán, ngày 29/8/2018, tại Vương quốc Anh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chính thức ký kết hợp đồng với Tập đoàn Formula One về việc đăng cai tổ chức Giải đua xe Công thức 1 tại Hà Nội với thời hạn là 10 năm, bắt đầu từ năm 2020, đường đua được xác định tại Khu liên hiệp thể thao Quốc gia Mỹ Đình - địa điểm được các chuyên gia F1 thế giới đánh giá là địa điểm phù hợp nhất để tổ chức Giải đua xe Công thức 1. Tại châu Á, hiện nay (2018) có các vòng đua tại Trung Quốc (Thượng Hải), Nhật Bản (Suzuka - Nagoya), Singapore, Bahrain. Vòng đua Hà Nội - Việt Nam sẽ trở thành một phần trong hệ thống Giải đua xe Công thức 1 Vô địch thế giới từ năm 2020. Việc đầu tư này đã không như ước mơ của nhiều Bộ..cũng như UBND.HN và tỉ phú "Mì Tôm" Phạm nhật Vương.

Các đầu lĩnh Ba Đình và Vinfast lãnh nhiệm vụ việc cướp đất để quy hoạch đường đua F.1 (công thức 1) - Grand Prix nhằm thực hiện đề án tổ chức đăng cai giải đua công thức 1 tại Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình. VinFast là nhà tài trợ chính của giải đấu tháng 4/2020. Nguồn: https://viettimes.vn/ha-noi-lap-quy-hoach-duong-dua-cong-thuc-1-dai-5-5km-post99797.html

Tuyến đường đua nằm trên tổng diện tích đất hơn 88ha, thuộc địa giới hành chính các phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì, Phú Đô thuộc quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội cùng Công ty Việt Nam Grand Prix (thuộc tập đoàn Vingroup) đã cho khởi công xây dựng đường đua này vào ngày 20/3/2019. Theo tờ trình, khu đất trên ký hiệu 1B trong Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình có tổng diện tích 12,86 ha nẳm tại các phường Mỹ Đình 1 và Phú Đô được nhập vào đường đua. Khu đất này theo thông tin của HBND.HN đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng và được quy hoạch để xây dựng đường đua F.1. Xem hình công trình xây dựng đường đua F.1:https://ndh.vn/photo/ha-tang/dai-cong-truong-duong-dua-f1-vao-giai-doan-nuoc-rut-1263422.html

CÁC CHI PHÍ TỐN KÉM

Để có thể hoạt động được theo tiêu chuẩn quốc tế thì con số chi tiêu về nhân sự là khoản tiền khiến các nhà tổ chức đau đầu nhất. Họ cần tuyển dụng khoảng 600 nhân sự để xây dựng trường đua, trong đó đa số là các kỹ sư, công nhân thời vụ. Bên cạnh đó là chi phí cho hơn 500 tình nguyện viên, nhân viên an ninh cùng tối thiểu 120 lính cứu hỏa. Tốn kém nhất là thuê các nhà quản lý, chuyên gia và nhân viên tiếp thị. Tổng chi phí cho nhân sự có thể lên tới 16 triệu USD (tương đương với 371 tỷ đồng).

Tiếp đến là xây dựng những khán đài dựng tạm với giá khoảng 14 triệu USD (khoảng 330 tỷ đồng). Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn ô tô Quốc tế, một chặng đua hoàn hảo cần có các khán đài với sức chứa tối thiểu 80.000 chỗ ngồi. Kèm theo đó là các công trình đảm bảo an toàn như hàng rào chắn, cần cẩu và khoảng 350 bình chữa cháy được đặt cách nhau 15 mét trên đường đua để phục vụ công tác cứu cấp với chi phí là 4,5 triệu USD.

Ngoài ra còn rất nhiều khoản chi lặt vặt khác như thuê văn phòng, địa điểm quảng bá, bảo hiểm... hết khoảng 6-8 triệu USD. Trung bình, mỗi chặng đua đường phố tiêu tốn khoảng 57 triệu USD (khoảng 1.300 tỷ đồng) để tổ chức hàng năm. 

Toàn bộ kinh phí xây dựng đường đua này cho tới nay phía UBND chưa công bố con số cụ thể nhưng căn cứ vào các đường đua khác trên thế giới đã xây dựng, người ta cũng đoán được số tiền chi phí để xây dựng. Ngoài mặt Nguyễn Đức Chung luôn nói là vốn XH, nhưng thật ra là từ ngân sách nhà nước. Đó chỉ là cách tránh tiếng khi bị thua lỗ, không bị người dân chặt chém vì sự bất tài của các đỉnh cao trí tệ trong việc đầu tư ngoài tầm tay. Hợp đồng là do UBND Hà Hội đứng ra ký tên ngày 29.8.12018, nên không thể nói đây là nguồn vốn XH. Vì trước khi ký kết đã phải đóng một số tiền tượng trưng, chứ không ai cho ký không, như vậy số tiền mà UBND đặt coc, lấy từ tiền túi ra sao?? Thế nên có một câu nói rất chí lý từ ông Nguyễn Văn Thiệu, đó là " đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.

Chỉ vì hám lợi từ 50 đến 65 triệu US$ cho mổi lần tổ chức đua, mà đám đầu lĩnh Hà Nội đã mạo hiểm cùng với Phạm Nhât Vượng đầu tư vào một công trình - mà các đầu lĩnh Ba Đình, không có lấy một người nào biết gì từ A tới Z về phạm trù đường đua F.1.  90% nhân sự đều đến từ các quốc gia khác , về phần VN chỉ cung cấp nhân công và đất đai để hoàn thành các quy hoạch của họ. Đám vượn Pắc Bó cả đời cũng chưa từng chứng kiến một cuộc tranh hùng của những tay lái quốc tế về F.1, thì làm sao có thể có kiến thức để thực hiện hay đàm phán về một đường đua mang tính quốc tế ? Bên cạnh đó còn một đống tham quan có quyền lực chực chờ để ăn ké, con số phá hoại thì nhiều...

Thủ đô Hà Nội, với một bầy tham quan lớn nhất nước, với nhiều công trình đầu tư lớn bị mang tiếng vì bỏ dở nửa chừng, và là nơi xảy ra nhiều công trình đấp chiếu làm hao tốn ngân sách nhiều nhất nước. Đám đầu lĩnh Ba Đình đông như quân Nguyên, cố vơ vét để đút túi một phần, sự phá hoại của bọn tham quan này đã lên đên mức độ 

Tới đây, người viết nhắc lại lời nói vào sáng 18/9/2013, tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: 'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…'.  Một câu nói khác của bà Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Đoan tại buổi họp quốc hội ngày 11/9/2013:Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì,  từ tiền thương binh liệt sĩ, đến tiền của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo…, ăn hết.".

Một công trình hoang phí tiền thuế của người dân điển hình gần đây nhất, là vụ đường sắt Cát Linh Hà Đông, một công trình với 10 lần đội vốn, tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng lên 18.000 tỷ đồng, tương đương với trên 205%, một con số không hề nhỏ. 

TỔNG PHÍ XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐUA MỸ ĐÌNH

Ngoài chi phí ban đầu dự kiến 60 triệu USD, các chuyên gia dự đoán tổng chi phí t dự án này sẽ tốn 1 tỷ USD tương đương với 23.000.000.000 tỉ đồng 

Dự kiến, đường đua sẽ được hoàn thành và đáp ứng mục tiêu tổ chức đăng cai giải đua xe công thức 1 vào tháng 4/2020. Nhưng hiện nay công trình này đang tháo gở để đem cất, vì cuộc đua vào tháng tư 2020 đã bị hũy. Đường đua Mỹ Đình , niềm ước mơ của các đầu lĩnh Ba Đình và ông vua xe hơi không ngai của VN Phạm Nhất Vượng đã không thành tựu, trứng ấp đã thối không thể nở con.

Nhìn chung, nếu chặng đua F1 bị hủy hoặc hoãn, thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Ông Lý Nguyên Khương, Giám đốc Marketing vùng Đông Nam Á của Redbull, đơn vị đang tham gia tài trợ cho các chặng ở châu Âu, cho Vietnamnet hay vé xem F1 ở Hong Kong khoảng 300 đô la, giá này khó bán ở Việt Nam. Trong khi đó chưa nhiều tổ chức tên tuổi sẵn sàng bỏ tiền ra tài trợ vì còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.

Trong khi đó một số các quốc gia ở Á Châu sau vài lần đua đã nhưng khai thác đường đua vì không có lời, như: Ấn Độ năm 2011 và Hàn Quốc năm 2010 đã dừng lại sau ba, bốn lần tổ chức, còn Mã Lai thì cũng đã dừng lại ở năm 2017, còn VN thì sao?? tỉ lệ sự thành công cho VN quá thấp vì chưa thu hút được giới mộ điệu, cũng như giá vé vào cửa quá cao, so với mức thu nhập của một người dân bình thường.

GIẢI ĐUA F.1 TẠI HÀ NỘI  THÁNG 4/2020 ĐÃ BỊ HỦY

Ngày 16/10/2020, UBND Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Hiệp hội Thể thao Xe động cơ (VMA) và Công ty VGPC chính thức thông báo hủy cuộc đua do ảnh hưởng bởi những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, qua đó Việt Nam trở thành một trong tổng số 13 chặng đua Công thức 1 bị hủy do đại dịch Covid-19 trong giải đua năm 2020, bên cạnh Úc, Trung Quốc, Hà Lan, Monaco, Azerbaijan, Canada, Pháp, Singapore, Nhật, Mỹ, Mexico và Brazil. Công ty VGPC sẽ tiến hành hoàn tiền cho tất cả các khách hàng đã mua vé chặng đua này - Thông báo hoàn tiền vé cho chặng đua F.1 năm 2020 tại Hà Nội. https://vinid.net/blog/thong-bao-giai-dua-xe-f1-vinfast-vietnam-grand-prix-se-khong-duoc-dien-ra-trong-2020-va-chinh-sach-hoan-tien-tu-vinid-toi-quy-khach-hang/

ĐANG THÁO GỞ MỘT SỐ THIẾT BỊ CỦA ĐƯỜNG ĐUA

Đại diện Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix – đơn vị chủ trì tổ chức giải đua F1, cho biết một số công trình xây dựng đang được tháo dỡ cất vào kho để bảo quản, khi có quyết định tổ chức giải đua trở lại sẽ đem ra lắp ghép lại (?!). Nguồn: https://vietnambusinessinsider.vn/photo-thao-do-duong-dua-f1-o-my-dinh-13456.html

Trong trường hợp cuộc đua F.1 ở Hà Nội bị hũy kéo theo sự thiệt hại về kinh tế rất đáng kể. Tính trên con số mà giải Thượng Hải khi bị hủy, đã gây thiệt hại về tài chính hơn 45 triệu USD (xấp xỉ 1.000 tỷ đồng). Số tiền này bao gồm chi phí của cuộc đua 38,8 triệu USD, doanh thu từ các khách sạn khoảng 3,8 triệu USD và các giá trị thương mại khác tùy thuộc vào các sự kiện được tổ chức xung quanh cuộc đua. Đây là con số đo đếm được chứ chưa tính đến những thiệt hại về việc đầu tư hạ tầng, khai thác hình ảnh của giải đua. Còn ở VN, thì con số thiệt hại vào khoảng 53 triệu US$.

ĐƠN VỊ ĐỘC QUYỀN CHẶNG ĐUA F.1 HÀ NỘI,

Được biết, Tập đoàn VinGroup chính là đơn vị tổ chức độc quyền chặng đua F1 tại Hà Nội và đã có công rất lớn trong việc đưa chặng đua danh tiếng thế giới này về tới Việt Nam. Đầu tháng 11 vừa qua, VinGroup đã thành lập công ty con Grand Prix Việt Nam với số vốn điều lệ hơn 1000 tỷ đồng để phục vụ cho việc xây dựng đường đua F1. Chặng đua F1 được kỳ vọng sẽ giúp quảng bá văn hóa và con người Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riêng với bạn bè quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thủ đô và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, logistics,… Đối với VinGroup, đây cũng là cơ hội lớn được đăng cai tổ chức một sự kiện thể thao quốc tế tại Việt Nam và quảng bá thương hiệu ô tô Vinfast.

Những ước mơ của đám đầu lĩnh Hà Nội cũng như Tỉ phú "Mì Tôm" Phạm Nhật Vượng đã tan tành ra mây khói, kéo theo tiền nợ chồng chất.  

Đường đua F.i là một công trình đầu tư từ những bộ não ung thư của những tên đầu lĩnh Hà Nội và tên tỷ phú hám tiền hám danh Phạm Nhật Vượng. Đường đua xe hơi F.1 không phải là trò chơi của những quốc gia mà GDP đầu người chỉ đạt được 2800US$/năm như chxhcnvn, lại càng không phải đồ chơi những đứa trẻ mới biết bò trên con đường sản xuất xe hơi như Vinfast, một công ty xe hơi mà không bán được một chiếc xe nào trong năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm của 2020 đã lỗ 6000 tỉ đồng. Nguồn:http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/vi-sao-o-to-made-in-vietnam-mai-khong-re-vinfast-vi-dau-lo-nghin-ty-cu-dam-dau-327746.html

Tóm lại đường đua Mỹ Đình là một công trình đầu voi đít chuột của Pham Nhật Vường và các đầu lĩnh Hà Nội, một thứ ước mơ ấp trứng của con khủng long, chưa kịp nở thì đã thối. Năm 2020 quả là năm mà đám con hoang Hà Nội và tên tỉ phú " mì tôm" Phạm nhật Vượng bị sao quả tạ chiếu, nên tai vạ liên tiếp đến. Tên Chung thì đã vào tù, em PNV bị lôi ra trước công luận về tội xài thông hành giá 2,5 triệu đô la của Cyprus...không biết rồi đây số phận  của Phạm Nhật Vượng sẽ ra sao với giấc mộng không thành của ông vua xe hơi VN.

Được biết Vinfast với tham vọng sản xuất 250.000 chiếc/năm đã ngừng sản xuất xe từ ngày 6/4/2020, để quay qua sản xuất máy thở cho các bệnh viện, để Vinfast cầm hơi nuốt cháo sống qua ngày. 

Anh ơi, nếu mộng không thành thì sao? anh Chung Bí thư Thành Ủy Hà Nội thì đã xộ khám rồi, em trai của Phạm Nhật Vượng cũng đã bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Nhật Vũ về tội "Đưa hối lộ" vào ngày 19/4/2019, trong vụ án mua bán AGV với sự có mặt của hai cựu Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Sơn và Trương Minh Tuấn mua bán AGV.

Còn PNV thì sao? Tội ác của anh không hề nhỏ, anh bày đã từng chiếm đất của dân để lập cơ sở sản xuất xe Vinfast ở Hải Phòng, tay anh đã nhúng chàm, có phải cơ trời đã không cho anh tiếp tục gây thêm tội ác, nên từ nhà máy sản xuất xe hơi rồi đến đường đua F.1 đã chết ngay từ trong trứng nước. Ác lai ác báo phải không ông PNV? Cặp bài trùng tư bản đỏ hợp tác đôi bên đều có lợi giửa UBND Hà Nội và Phạm Nhật Vượng, rồi đây sẽ còn nhiều kịch bản hay để trình làng trong thời gian tới. Chờ xem kịch hay.

Bình luận chính trị tư Hậu Duệ VNCH 24.11.2020