VOVINAM CÓ NÊN VAY MƯỢN NGÀY "HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO 20.11" ??
Trích từ trang (VoThuat.vn) ngày 20.11.2019 – Tri ân quý Thầy tại ngôi trường mà học viên không mong có Lễ tốt nghiệp! Đó là nội dung bài viết của môn sinh Vovinam Nguyễn Tố Nga mà VoThuat.vn sẽ gửi đến quý độc giả trong Ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nguồn: https://www.vothuat.vn/cac-mon-phai/vovinam/ngoi-truong-khong-tot-nghiep.html
SỰ TƯƠNG QUAN THẦY TRÒ TRONG GIÁO DỤC
Mối quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục tập quán có trong đạo Việt, thường ám chỉ tới tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, sự tôn kính trên dưới trong học đường. Nghề giáo trong truyền thống nhân bản của Việt tộc vốn là nghề cao quí nhất, trong thời quân chủ người thầy (không có cô) có vị trí thứ nhì sau Vua (Quân) mà ta thường thấy đó là Quân, Sư (thầy), Phụ (cha).
Từ thời quân chủ cho đến trước khi người cộng sản nắm quyền lực và lãnh đạo đất nước - trong phạm trù giáo dục truyền thống của Việt tộc thường đề cao "tiên học lễ hậu học văn", từ nơi những người trẻ khi mới đặt chân đến nhà trường.
Những người lãnh đạo xã hội, điều hành bộ máy nhà nước trong họ đều có ít nhất một "ông thầy" để ghi vào ký ức và để kính trọng, đó là một con người khuôn mẫu, đức độ, mô phạm luôn có chổ đứng trong tiềm thức, vì "không thầy đố mày làm nên".
Riêng trong phạm trù võ học, những võ sư Vovinam chân chính trong môn phái, khi bắt đầu phát triển ở miền nam từ giửa thập niên 60 của thế kỷ 20, họ chưa một lần vay mượn ngày "hiến chương nhà giáo" 20.11 của khối XHCN để vinh danh ơn những người ân sư, những người thầy của mình?? Vay mượn văn hóa và phong tục tập quán của nước ngoài là hình thức bế tắc về tư tưởng của thành phần lãnh đạo Vovinam Quốc Doanh, họ không còn biết đâu là nguồn cội, đâu là phong tục tập quán đẹp có từ ngàn đời trước mà tổ tiên đã có về ngày Tết Thầy.
Những người theo lý tưởng cộng sản thường tự coi mình là người vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo (vô đạo) do giáo điều đặt ra để ràng buộc những đảng viên dẩng csVN. Họ phải tuân thủ giáo điều, để trở thành những con người cộng sản chuyên chính, bất cần đến tổ quốc, bất cần đến cái gì gọi là hay đẹp của Việt tộc có trong sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân tộc.
Thế nên, người cộng sản sẳn sàng dâng bán tổ quốc cho ngoại bang như Hoàng Sa Trường Sa, họ coi dân tộc như kẻ thù sẳn sàng đàn áp, đánh đập dã man để cướp đất cướp nhà, tài sản của người dân.... Bằng chứng cụ thể hồ chí minh, người đã đem chủ thuyết cộng sản về VN để áp dụng ở miền bắc từ 1945 đến nay và miền nam VN từ 1975 đến nay. Sự việc xảy ra rất tàn khốc ở miền bắc, trong những ngày đầu trở về tiếp nhận Hà Nội 1954, nhân danh đảng họ đã gán cho người nông dân những cái tội do người cs đặt ra, để chiếm đất, của cải giai cấp nầy, xong giết chết họ, gây ra vụ án Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất vào những năm từ 1953 - 1956. Họ đã tàn sát hàng vạn người cho lòng tham của đảng, bất chấp đó là đồng bào của mình. Đây là những vụ thãm sát thảm khốc đã có ghi vào lịch sử cận đại tội ác này của đảng csVN.
Đến khi chiếm miền nam vào ngày 30.4.1975, họ đã thẳng tay giết hại những quân cán chính VNCH trong các trại cải tạo khắc nghiệt và đày gia đình của họ vào rừng sâu nước độc, cái mà họ gọi là vùng kinh tế mới. Xua hàng triệu người miền nam ra biển để tìm tự do để rồi phải bỏ xác nơi biển đông - Đổi tiền 3 lần để cướp sạch tài sản của người miền nam, gây ra một trận cướp bóc lớn nhất trong lịch sử Việt tộc ở thế kỷ 20. Bản chất của ác đảng cs là như thế đó!!
Tội nghiệp cho các võ sư VVN quốc doanh, vì bán trái tim từ ái cho ác đảng cs, họ đã lén lút dùng ngày "Hiến Chương Nhà Giáo" 20.11 của khối Xã Hội Chủ Nghĩa" được tổ chức năm 1957 tại thủ đô Warschau của Polen, để đưa vào môn phái...và tự vinh danh mình như các nhà giáo dạy văn hóa. Các vị võ sư này không có trái tim từ ái, nên không còn phân biệt được đâu là cội nguồn của dân tộc để bảo tồn và duy trì, chỉ biết nhắm mắt làm theo lời đảng để bứng đi cái gốc dân tộc ra khỏi tư duy của các thế hệ môn sinh ngày hôm nay.
NGÀY NÀO NÀO LÀ NGÀY TRI ÂN THẦY CÔ CỦA VOVINAM?
Từ xưa, trong làng võ cũng như trong văn hóa truyền thống có truyền khẩu câu nói trong dân gian “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta, cũng như lời nhắc nhở có giá trị cho truyền thống tốt đẹp trong dịp Tết của những người trò...về ngày lễ thầy “Mùng 3 tết Thầy”, ngày để người Việt bày tỏ sự biết ơn đến với thầy cô - những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, là những người đã lái đò đưa mình đến bến bờ của tri thức và sự thành công của một bộ môn nghệ thuật.
Vào ngày này không phân biệt già hay trẻ, địa vị cao hay thấp, chức vụ như thế nào trong xã hội, các thế hệ học trò thường cố gắng tập trung cùng nhau đến chúc Tết thầy cô giáo của mình. Đây là dịp để thầy và trò ngồi quây quần bên nhau cùng tâm sự, cùng nhau chia sẻ những chuyện trong cuộc sống và những học trò sẽ kể cho thầy cô về công việc, gia đình, sự thành tựu của mình trong năm qua cũng như những dự định sắp tới…
Đến khi người thầy qua đời, người trò để tang thầy cũng ba năm như tang cha mẹ, nhưng không mặc tang phục, gọi là tâm tang tức là để tang trong lòng.
Đây chính là một góc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của Việt tộc, một truyền thống lâu đời về việc “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" của Việt tộc có hàng ngàn năm qua.
Những võ sư phản đồ trong Vovinam quốc doanh đang làm công việc nghịch lý của để đưa VVN quì gối trước cường quyền và ác đảng. Hãy xem tấm gương của ông Nguyễn Văn Chiếu vào những ngày cuối đời, để thấy sự trừng phạt của luật nhân quả, dành cho phản đồ. Một người đứng đầu môn phái mà đòn chân số 1 cũng không đánh được - một sự trừng phạt gay gắt của luật trời đã dành cho người phản đồ này.
ĐÂU LÀ NGÀY VINH DANH CÁC BẬC THẦY CỦA MP VOVINAM?
Chúng tôi, những hậu bối, qua tham khảo với các đồng môn lớn tuổi, chúng tôi được biết:" trong sinh hoạt môn phái Vovinam trước 1975 không việc có tuyên xưng ngày "nhà giáo 20.11" trong môn phái - mà chỉ có tết thầy. Đó là vào những ngày cận tết và trong tết, các võ đường dưới sự hướng dẩn của người thầy trực tiếp hay HLV cùng nhau đi tảo mộ thầy sáng tổ và thăm viếng gia đình võ sư sáng tổ, cũng như thăm viếng chúc tết các vị thầy đáng kính khác trong môn phái. Ngoài ngày Tết Thầy, người môn sinh Vovinam còn có ngày giỗ tổ, giỗ các ân sư hay chúc thọ các võ sư đã từng huấn luyện mình.
Tập tục này phần lớn được làng võ Việt Nam tôn trọng - cho tới nay chưa thấy có môn phái nào tôn vinh cái ngày trôi sông lạc chợ của thế giới XHCN được gọi là " Ngày Hiến Chương Nhà Giáo" 20.11. Cụm từ "hiến chương nhà giáo" đã xác minh được đó không phải là ngày của Vovinam. Người nào cố tình đưa ngày ngày 20.11vào môn phái để đồng hóa, trộn lẩn sinh hoạt học đường và võ đường , chính là những phản đồ đang làm những chuyện nghịch lý trong làng võ Việt.
NGÀY 20.11 CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU??
Năm 1958 sau đó đảng cộng sản vn đã rước cái gọi là ngày " Nhà Giáo" của khối xhcn đem về VN và lần đầu tiên tổ chức ngày "nhà giáo" tại miền bắc. Thực chất đó là ngày vinh danh các thầy cô giáo dạy chữ của khối xã hội chủ nghĩa không phải là ngày vinh danh các thầy dạy võ. Các nước Tự Do Dân Chủ không cộng sản hầu hết đều không có ngày này và miền nam VN trước 1975 cũng không có cái gọi là ngày "nhà giáo" 20.11. Ngày nhà giáo của miền nam trước 1975 là ngày truyền thống có trong phong tục tập quán của Việt tộc từ ngàn đời qua, đó là ngày mồng ba tết, còn gọi là ngày Tết Thầy.
Tổ chức UNESCO - Liên Hiệp Quốc, kể từ năm 1994 đã lấy ngày 5.10 làm ngày "Nhà Giáo thế giới" ( World Teachers' Day) cho các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc.Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_Nh%C3%A0_gi%C3%A1o_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi
Phân tích như thế để các đồng môn Vovinam trong và ngoài nước biết được âm mưu tách Vovinam ra khỏi truyền thống Việt đạo, đánh tráo khái niệm về ngày "Nhà Giáo" trong truyền thống phong tục tập quán của Việt tộc. Những đứa con hoang làm tay sai cho đảng csVN, là một thứ loạn thần tặc tử hiện diện trong môn phái VVN quốc doanh ở thượng tầng, trong cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản, những con rối của đảng csVN. Những con người này đã từng xát muối vào mặt để làm những điều nghịch lý như: thay điều tâm niệm số tám của môn phái, sửa đổi nội dung qui lệ môn phái có từ năm 1964 để làm vừa lòng ác đảng csvn, một đảng chuyên đâm thuê chém mướn cho đệ tam quốc tế, một thứ khôn nhà dại chợ, hèn với giặc ác với dân.
Ngày nay, những võ sư môn sinh con hoang đang sống trong môi trường nhiểm độc tư tưởng Mác và Tư Tưởng Vô Đạo của hcm, đã không còn phân biệt được đâu là con đường chánh đạo để đi, chỉ biết cắm đầu ngụp lặn trong cái ác. Từ lâu qui lệ MP đã bị đám con hoang sửa đổi gần như toàn bộ, xem: https://sites.google.com/site/wwwclbvncom/home/vo-dhao/qui-le-mon-phai-vovinam
Một khi trái tim từ ái không còn nơi người môn sinh Vovinam, thì đó là một đại họa cho môn phái và dân tộc. Hoài bảo của sáng tổ Nguyễn Lộc khi dùng " Chủ thuyết cách mạng tâm thân" để truyền lại cho người môn sinh, nhằm đồng qui tư tưởng của người môn sinh vào cái gốc dân tộc để phát triển môn phái và bung rộng bộ môn tinh hoa nghệ thuật của Việt tộc ra thế giới ngoài VN. Các vị chưởng môn Vovinam từ võ sư Nguyễn Lộc, Lê Sáng, Trần Huy Phong đã không ngừng đưa vị trí của Việt tộc lên tầm cao mới trong cộng đồng thế giới, còn đám con hoang trong Vovinam không ngừng đập phá căn nhà truyền thống VVN, dùng cái gốc XHCN, cái không phải của Việt tộc đưa vào môn phái Vovinam, để cùng nhau tiến vào con đường "xã hội chó ngáp - xhcn". Mượn những dòng thơ của nữ thi sĩ Trần Tố Ngọc để thay lời kết cho bài bình luận:
Ngày xưa tết Thầy mồng ba
Vẫn là mỹ tục Ông Cha ta truyền
Cháu con ta cũng giữ nguyên
Tôn Sư trọng đạo mối giềng quốc gia
75 đất nước phong ba
Người yêu nước mãi xót xa trong lòng
Một thời gà ở trên công
Năm ngàn Văn Hiến trôi sông mất rồi!
Hai mươi mười một ra đời
Hiến Chương Nhà Giáo của nòi cộng nô
TIÊN HỌC LỄ đã đắp mồ
Chỉ cổ suý thuyết tam vô trị người
Nghề võ sáng lập do Thầy
Cũng như nghề khác lấy ngày giỗ sư
Ngày giỗ cũng được coi như
Ngày Nhà Giáo để thiên thu giữ gìn!
Biết bao nhiêu nỗi bất bình
Mượn ngày Nhà giáo tâm tình khuất oan
Vô Vi Nam nét son vàng
“ Chủ thuyết cách mạng tâm thân” vững bền!
(Thi sĩ Trần Tố Ngọc)
Bình luận chính trị từ môn sinh ( Hậu Duệ VNCH) Võ Thị Linh 19.11.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét