NAM ĐỒNG THƯ XÃ CƠ SỞ TIỀN THÂN
CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Bài viết nhằm kỷ niệm ngày Giáng Sinh trong lịch sử cận đại, ngày mà Việt tộc hân hoan chào mừng và mở rộng vòng tay đón nhận một chính đảng của người Việt quốc gia ra đời để nhận trách nhiệm cứu nước trước toàn dân vào năm 1927. Hợp đồng cứu nước đó của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã được ký thác với quốc dân từ 93 năm trước vẩn còn nguyên giá trị, không có gì thay đổi cho tới ngày hôm nay.
CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC CHỐNG PHÁP
Hoàn cảnh của đất nước dưới sự cai trị của thực dân Pháp là nguyên nhân đưa đến cac cuộc nổi dậy bằng võ trang đòi độc lập của Việt tộc từ cuối thế kỷ 19 đến giửa thế kỳ XX.
Các cuộc khởi nghĩa đã được ghi nhận kể từ sau ngày ký kết Hòa ước Giáp Thân (1884), giữa triều Nguyễn và Pháp, là thời bắt đầu sự toàn trị của Thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây cũng là lúc mà các phong trào võ trang đấu tranh chống Pháp đã nhộn nhịp nổ ra đế đối đầu với chế độ thực dân Pháp. Có thể nói, các lực lượng võ trang của người Việt vào thời điểm này tuy rất yếu kém về sức mạnh quân sự so với đoàn quân viển chinh của đế quốc Pháp, nhưng rất giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng mảnh và kiên cường.
Phong trào chống Pháp đầu tiên được nổ ra do ông Trương Định (1859 – 1864); tiếp đến là cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868); Phong trào Cần Vương (1985-1896) do cụ Tôn Thất Thuyết nhân danh Vua Hàm Nghi để lãnh đạo việc chống Pháp; Cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình (1886 – 1887) dô ông Đinh Công Tráng phát động; Cuộc khởi nghĩa (1885 – 1889), do ông Nguyễn Thiện Thuật (tức Tân Thuật) dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ kháng Pháp ở Bãi Sậy (thuộc hai huyện Văn Giang và Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cũ), kéo dài đến năm 1889 mới bị thực dân dập tắt; Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 – 1892) của Tống Duy Tân cùng với Cao Điền dựng cờ khởi nghĩa ở Hùng Lĩnh (Thanh Hóa); Cùng lúc đó có các cuộc khởi nghĩa Phạm Bành và Đinh Công Tráng; Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng ở Hương Khê (1885 - 1896); Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1887 – 1913) của cụ Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế; Phong Trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ( 1904-1909); Phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh (1905-1908) ở Quảng Nam; Cuộc Khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917 – 1918) của Ông Trịnh Văn Cấn tức Đội Cấn (1917 - 1918), Trịnh Văn Cấn (tức Đội Cấn) và cụ Lương Văn Cấn cùng lãnh đạo...
Tiếp nối các phong trào chống Pháp kể trên, đặc biệt là vào giửa thập niên 20 của thế kỷ XX, một lực lượng võ trang do những trí thức trẻ đứng ra thành lập, để đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập và thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ không những cho VN mà còn cho hai nước cũng bị Pháp chiếm đóng ở Đông Dương là Cam Bốt và Lào.
NAM ĐỒNG THƯ XÃ RA ĐỜI
Nếu nói đến sự thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, trước hết phải nói đếi đến cơ sở tiền thân của nó là Nam Đồng Thư Xã. Năm 1926, tại Hà Nội xuất hiện một nhà xuất bản văn hóa, sách báo mang tên Nam Đồng thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), do hai anh em Phạm Tuấn Tài (1905 - 1937) một nhà giáo trẻ yêu nước, Phạm Tuấn Lâm và Hoàng Phạm Trân (tức Nhượng Tống) chủ trương, do Phạm Tuấn Tài làm chủ nhiệm.
Cấu trúc Nam Đồng thư xã vừa giống như một nhà xuất bản, một hiệu sách đồng thời như một nhóm biên soạn, tập trung vào việc biên soạn, dịch thuật, phát hành sách báo phổ biến các tư tưởng cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn, dẩn đến sự thành công của cuộc cách mang Tân Hợi năm 1911 trên đất nước Trung Hoa, và những ảnh hưởng từ cuộc cách mạng dân quyền tại Pháp năm 1789. Nam Đồng Thư Xã ca ngợi các tấm gương nghĩa liệt, những anh hùng cứu quốc là người Việt Nam và nước ngoài. Qua đó cổ võ tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh của Việt tộc, nâng cao dân trí và ý thức trách nhiệm của một công dân trước mối nguy mất nước, từ đó Nam Đồng thư xã đã trở thành một trong những nơi quy tụ thanh niên, trí thức yêu nước ở Bắc phần.
Theo ghi chép nơi “Việt sử tân biên” của tác giả Phạm Văn Sơn, phần “Chế độ Pháp thuộc ở Việt Nam”, thì những ngòi bút cổ động tinh thần ái quốc của VNQDĐ buổi ấy, nằm ở Nam Đồng thư xã và “Thực nghiệp dân báo”, mà hai cơ sở ấy, chủ trương bởi hai trí thức yêu nước Phạm Tuấn Tài và Nhượng Tống (1904 - 1949).
Tự do nghề nghiệp mưu trù sinh nhai.
Một nhà giáo: Phạm Tuấn Tài,
Con người tâm trí ai hoài giang sơn.
Nhà văn ký giả họ Hoàng,
Bút danh Nhượng Tống, chính chàng Phạm Trân.
Mở nhà xuất bản canh tân,
Nam Đồng Thư Xã đỡ đầu nhà văn”.
Nam Đồng thư xã được lập ra, về mặt công khai, là một cơ sở xuất bản và buôn bán sách vở. Nguyên do cho việc lập nên nhà xuất bản này, được Nhượng Tống ghi lại trong “Nguyễn Thái Học (1902-1930)”, là liên quan đến thực tế tình hình chính trị nước nhà dạo ấy:
“Nguyên hồi ấy, phong trào chính trị đường bừng bốc. Tuy vậy, trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém. Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục. Chúng tôi lập ra thư xã là mong làm việc ấy. Nghĩa là dạy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa. Tất cả công việc ấy sẽ làm bằng cách xuất bản và phát hành các sách”.
Vậy đấy, để “khai dân trí”, để góp phần đưa tri thức của dân ta nâng lên, thoát khỏi cái chính sách “ngu dân” của kẻ cai trị, mà Nam Đồng thư xã ra đời. Mục đích ấy cao cả lắm, vì dân, vì nước lắm. Và đây chính là cơ sở để khởi phát cho sự hình thành VNQDĐ về sau vậy.
Sách của nhà xuất bản Nam Đồng có nội dung tốt, đáp ứng lòng mong mỏi, khát khao của người dân, đặc biệt lớp trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường. Nam Đồng thư xã đã trở thành địa chỉ thân thiết của thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên. Người ta đến đây trước hết để mua sách hay của nhà xuất bản, tiếp đó làm quen rồi trao đổi tư tưởng và cuối cùng là hành động. Nguyễn Thái Học là một trường hợp như vậy. Lúc đó, Nguyễn Thái Học là sinh viên năm thứ 2 của trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương, là độc giả thường xuyên của nhà xuất bản này, sau đó Nguyễn Thái Học tìm cách liên lạc với Nam Đồng thư xã và cuối cùng đến cuối năm 1927, cùng với Hồ Văn Mịch dọn đến ở chung với Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm và Hoàng Phạm Trân ngay trong nhà xuất bản để cùng chia sẻ lý tưởng chống Pháp, về sau đó có thêm Nguyễn Thế Ngiệp vừa ở tù ra cũng gia nhập vào năm 1927. Từ 6 thành viên cốt cán ấy còn có chừng hơn mười người nữa cũng thường xuyên lui tới Nam Đồng thư xã, hình thành một nhóm thanh niên yêu nước, giàu nhiệt huyết.
Nam Đồng Thư Xã không chỉ là một cơ sở xuất bản đơn thuần, Nam Đồng thư xã chính là nơi tập hợp những đồng chí cùng chí hướng với nhau, là nơi để kẻ anh hùng chí lớn tìm về. Nên đôi câu dưới đây của “Cận đại Việt sử diễn ca” viết cũng chẳng ngoa:
“Nam Đồng bí mật họp nhau
Dọn đường cách mạng lật nhào Tây dương”.
Tù khi gặp được Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài thường xuyên gợi ý thành lập một tổ chức bí mật võ trang chống thực dân Pháp trên bình diện rộng khắp nơi ở miền bắc và được các anh em tán đồng vào cuối năm 1927 rồi Việt Nam quốc dân đảng chính thức thành lập vào ngày 25/12/1927”. Các sáng lập viên của đảng chủ yếu là những người đã sáng lập nên Nam Đồng thư xã.
Tuy không phải là người sáng lập Nam Đồng Thư Xã nhưng Nguyễn Thái Học rất được các anh em trong nhóm này kính nể và cùng nhau thường xuyên bàn bạc, hoạch định các chiến thuật chiến lược chống Pháp.
Trong thời gian còn là sinh viên của Đại học Đông Dương, từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varrenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế bản xứ phát triển để người dân thuộc địa dễ sống hơn: Năm 1925 Nguyễn Thái Học gửi thư cho viên Toàn quyền Varen bày tỏ nguyện vọng bênh vực, che chở cho nền công thương bản xứ và xin lập trường Cao đẳng Công nghệ ở Bắc kỳ. Không được phúc đáp, năm 1926 ông lại gửi một bức thư nữa cho Toàn quyền Đông Dương. Trong đó, ông đề xướng một dự án mở mang kinh tế, giúp đỡ dân nghèo. Nhưng vẫn bị từ chối.
Tháng 6-1927, Nguyễn Thái Học lại gửi đến Thống sứ Bắc kỳ xin phép ra tờ bán nguyệt san lấy tên Nam Thanh với mục đích nâng cao dân trí, bỏ hủ tục, khuyến khích phát triển nền kinh tế thuộc địa. Nhưng vẫn không được chấp thuận. Từ đó, Nguyễn Thái Học nhận ra rằng: Thực dân Pháp đem sắt máu đô hộ Việt Nam, chúng ta không thể nào dùng lối khoanh tay đối phó với súng đạn được. Vậy, muốn cứu nước chỉ có con đường vũ trang khởi nghĩa lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam độc lập với thể chế cộng hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
Nguyễn Thái Học và nhóm Nam Đồng thư xã ráo riết chuẩn bị thành lập một tổ chức yêu nước bí mật. Ông đành thôi học và dành toàn bộ thời gian cho việc chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho công cuộc cứu nước.
Sau một thời gian chuẩn bị, 8 giờ tối ngày 24-12-1927, hội nghị đã được tổ chức tại làng Thể Giao Hà Nội với nòng cốt là nhóm Nam Đồng thư xã, đã quyết định lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng. Đại Hội Đại Biểu đầu tiên đã đạt các thỏa hiệp và Hội nghị đồng thuận:
(Trích thơ Hồ Đắc Duy)
Các đồng chí cùng ở bên nhau
Lần đầu họp ở Thể Giao
Chỉ trong mấy tháng người vào khá đông
Gieo vào lòng tư tưởng vì dân
Đảng viên trong nước nhiều lần
Bầu ra tổng bộ, bao gồm mấy ban
Phó đức chính giữ việc chỉ huy
Trưởng ban Ám Sát: Song Khê
Ký Con, Nhượng Tống thêm nghề chế bom
Pháp cho người đeo đẳng bám theo
Năm nghìn, giải thưởng được treo
Chúng đem tiền bạc làm xiêu lòng người
Đảng Quốc Dân tiếng dậy như cồn
Phố phường cho rải truyền đơn
Giết Tây, ám sát nổ bom vang rền...
VNQDĐ ra đời được sự hưởng ứng rộng rải của tất cả tầng lớp quần chúng, nhanh chóng kết hợp được những thành phần người yêu nước và hình thành được 120 chi bộ với số đảng viên trên 1500 người.
Ngày Tổng Khởi Nghĩa của nghĩa quân VNQDĐ đã thực hiện vào rạng sáng 10.2.1930 ở khắp các tỉnh thành chung quanh Hà Nội. Ngọn lửa Yên Báy được Nguyễn Thái Học và đồng chí của ông thắp sáng trong ngày 10.2.1930. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thực dân dập tắt với hỏa lực áp đảo phi cơ và bộ binh. Phần lớn các vị lãnh đạo bị bắt và hành hình vào ngày 17.6.1930 tại Yên Báy. Tuy vậy "Lửa Yên Báy " vẩn cháy trong lòng dân tộc và hàng năm những người yêu nước khắp nơi đã tiếp tục truyền lửa Yên Báy vào các thế hệ tiếp nối, để nhắc nhở một giai đoạn đấu tranh không khoan nhượng với giặc xâm lược, ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng của tiền nhân, trong vai trò giành độc lập cho tổ quốc VN.
Chúng tôi những hậu duệ VNCH hôm nay, xin được ghi lại chặng đường cứu nước của thế hệ đi trước dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học với câu nói nổi danh trong sử Việt " Không thành công cũng thành nhân"- Một nén tâm hương kính dâng lên các anh hùng dân tộc VNQDĐ đã nằm xuống vì Đọc Lập Dân Tộc - Dân Sinh Hạnh Phúc và Dân Quyền Tự Do.
Xem tiếp các bài viết khác của hậu duệ VNCH về VNQDĐ:
1. CHÀO MỪNG LẦN THỨ 92 (25.12.1927 -2019) NGÀY THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
http://lybichthuy.blogspot.com/2019/12/chao-mung-lan-thu-92-25.html
2.HÀO KHÍ NHỮNG ANH HÙNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ 20
http://lybichthuy.blogspot.com/2015/05/hao-khi-nhung-h-ung-yeu-nuoc-au-ky-20-l.html
3.CHỦ TRƯƠNG DÂN CHỦ HOÁ VN VÀ ĐÔNG DƯƠNG CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
http://lybichthuy.blogspot.com/2019/05/chu-truong-chu-hoa-va-duong-c-ua-viet.html
4.Hoa tự do phải tưới bằng máu - Kỷ niệm mùa đản sinh 91 của Việt Nam Quốc Dân Đảng (12/1927-2018)
http://lybichthuy.blogspot.com/2018/11/hoa-tu-do-phai-tuoi-bang-mau-ky-niem.html
5.ANH HÙNG DÂN TỘC PHÓ ĐỨC CHÍNH
http://lybichthuy.blogspot.com/2017/06/anh-hung-dan-toc-pho-uc-chinh-xin-uoc.html
Biên khảo lịch sử HD.VNCH Võ Thị linh 15.12.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét