SAO GỌI LÀ "ĂN TẾT"?? VẬY LÀ  ĂN TẾT VIÊT HAY TẾT TÀU??

Ngày nay, vì hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, một phần con dân Việt phải sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng, dù sống trong hoàn cảnh nào, châu lục nào, quốc gia nào người Việt ta cũng vẫn nhớ đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Người Việt xa xư vẫn không quên phong tục cổ truyền của cái Tết Việt trên xứ người. Tổ chức vui Tết Nguyên Đán để giử gìn truyền thống Việt và quảng bá phần nào văn hóa Việt với dân bản địa. 

Ăn Tết là một ngôn ngữ thông thường trong dân gian nói về những ngày cận và trong tết nguyên đán, đó là những ngày đầu xuân. Nghĩa của cụm từ " Ăn Tết" nếu tách ra thì sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Trước hết chúng ta xét về nghĩa của chử ăn.

ĂN:

Ăn là một động từ, nếu đứng  riêng một mình, dùng để đề cập tới việc tiêu thụ thực phẫm, bằng cách như nhai, nuốt, gặm, nhấm.. của tất cả động vật để duy trì sự sinh tồn, trong đó có con người. Nhưng khi ghép chữ ăn với một danh từ khác, thì nghĩa nó sẽ bị biến đổi như:

Ăn cơm, ăn cháo, ăn cám, ăn cỏ, ăn khoai,… là phân biệt được thức ăn một cách cụ thể hơn. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tiệc, ăn cỗ,. .. nói về việc ăn trong các thời điểm và bản chất linh đình trong cách ăn hàng ngày, mang kiểu cách khác nhau. 

Ăn bớt, ăn bẩn, ăn chặn, ăn cắp,… là cách chỉ đặc tính của những thói xấu  về “ăn” được coi là liên quan tới tư cách, phân biệt phẩm chất tốt xấu nơi con người,... 

Một số chữ nói về "ăn" còn rất nhièu như ăn chia: chia phần; ăn chơi: chơi bời, tiêu khiển bằng các thú vui vật chất; ăn mặc: mặc hay những vấn đề thuộc về trang phục nói chung; ăn nhậu: nhậu nhẹt, chè chén; ăn tiêu: tiêu pha, chi ra..

Người Việt Nam ăn Tết có nghĩa là bày tiệc, cỗ bàn linh đình, rồi cùng ngồi quay quần với nhau chung quanh bàn tiệc, mời nhau ăn uống người ta chăm lo việc ăn uống cho cả ông bà tổ tiên, những người khuất mài khuất mặt, thần thánh....

TẾT:

Khi nói đến Tết, mỗi người Việt Nam sẽ nghĩ ngay tới Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết ta, Tết Việt,  Tết cổ truyền) quen thuộc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. như trong các câu tục ngữ:


Ăn như ba ngày Tết lấy gì mà ăn? 

Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết..

Ba ngày Tết, bảy ngày xuân

Đói muốn chết ba ngày tết cũng no


CA DAO VỀ TẾT


Mồng một thì Tết mẹ cha,

Mồng hai Tết chú, mồng baTết thầy.


Đi đâu mặc kệ đi đâu

Đến ngày giỗ Tết phải mau về nhà.


Qua một số câu ca dao tục ngữ về Tết, chúng thấy nội dung của ngày Tết đều tập trung vào việc tổ chức ăn uống trong mấy ngày đầu năm cho người sống lẩn người thân đã khuất bóng, thần thánh..Và một điều mà người Việt chúng ta cần phải biết phân biết "ăn Tết" là cách tính ngày đầu năm trong lịch Việt khác với cách tính của người Trung Hoa. Các phong tục ngày Tết của người Việt cũng khác với người Trung Hoa.

Tết Việt còn là dịp người ta chuẩn bị sắm đồ ăn thức uống đủ đầy. Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà; Khôn ngoan tới cửa quan mới biết, giàu có ba mươi Tết mới hay (tục ngữ). Nhưng cao hơn cả là những hoạt động hướng về tổ tiên, nguồn cội. Tháng Giêng ăn Tết ở nhà. Dù ai đi đâu làm đâu, dẫu xa đến mấy vẫn lấy Tết là một thời điểm cần phải hành hương về quê, đoàn tụ với người thân, xóm làng. Ở đó có hương hoả, tổ tiên và quê hương nguồn cội. Theo truyền thống dân gian, cách ứng xử với cha mẹ ông bà là một nét làm nên chữ hiếu. Con cái có hiếu nghĩa mới thực sự được coi là nên người, được tổ tiên phù hộ, may mắn, thành đạt...


Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè

Dựng nêu thì dựng đầu hè

Để sân gieo cải, vãi mè mà ăn


Đến ngày Tết, con cháu dù làm ăn ở đâu cũng cố tìm cách về nhà để ăn Tết, mừng tuổi ông bà cha mẹ. Con cái dù đã lập gia đình ra ở riêng cũng đem con cái về thăm và chúc Tết cha mẹ mình và thầy cô giáo.

 

Mồng một chơi cửa, chơi nhà 

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.

Hễ ai mà nói dối ai 

Thì mồng một Tết ba giai đến nhà


Như vậy, cụm từ "ăn Tết" để nói đến hương vị đặc biệt của những ngày đầu một năm , của cái Tết Việt, những việc thường thấy và xảy ra trong ngày đầu xuân, mang đậm nét đẹp tinh thần, ý nghĩa của tín ngưỡng tâm linh và đậm chất nhân văn truyền thống. Tết là thời điểm đặc biệt, và ý nghĩa của nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người dân Việt Nam. Tết là một hình ảnh sinh hoạt đặc biệt của Việt tộc trong những ngày đầu xuân, xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, một truyền thống có từ thời Hùng Vương dựng nước đến nay qua Bánh chưng bánh dầy (giầy)


" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh "


Trong câu ca dao ngày Tết truyền thống người ta thấy có phổ biến về một đặc sản  ngày Tết, đó là bánh chưng -  như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong ngày tết dân tộc Việt Nam.

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.


Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.


TẾT VIỆT (TA) HAY TÀU??


Từ lâu người Việt chúng ta thường hay ngộ nhận và cho rằng Tết Nguyên Đán là có nguồn gốc từ cái Tết của người Tàu, một quan niệm hoàn toàn sai lạc với thực tế -  sự thật thì người Trung hoa từng lấy cắp cách tính ngày Tết theo Lịch Vạn Niên của người Việt cổ, còn gọi là Việt Lịch, một phát minh có trước Lịch Tàu. Người Trung Hoa từ xưa tới nay thường đi đánh cắp sáng tạo của nước khác rồi đem về làm chủ sở hữu các công trình đánh cắp này. 

Tổng Thống Trump của Hoa Kỳ đã từng lên tiếng cáo buộc Trung Cộng trước dư luận trong nước và thế giới, ông đã nêu đích danh Trung Cộng là nước đã từng đánh cắp rất nhiều sáng tạo về khoa học , kỹ thuật cũng như các công trình thuộc thời kỳ "cách mạng kỷ nghệ thứ 4.0" của HK và các nước khác trên thế giới - Trung Cộng hiện nay đang bị Hoa Kỳ trừng phạt về cái tội ăn cắp sở hữu trí tuệ. Trung Hoa, tức Trung cộng từng ngạo mạn là cái nôi tinh hoa của thế giới (?!), điều này không sai, vì TQ chính là trùm ăn cắp các tinh hoa của thế giới và đang bị thế giới tẩy chay toàn diện về sản phẩm của TQ. Việc trừng phạt này còn đang tiếp diển gây nhiều tổn thất  nặng nề cho nền kinh tế TQ.
Tết Nguyên Đán được tính theo Việt Lịch, đây là niềm hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phát minh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt.  Xem ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ. Xem: https://tusach.thuvienkhoahoc.com/…/%C3%9D_ngh%C4%A9a_nh%E1…

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu KH đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt khác hoàn toàn với "Lịch Tàu" - Lịch “kiến Dần” của người TH, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". 
Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế 360 năm. Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng xuất hiện từ lâu đời.

Tóm lại "ăn tết" là cụm từ ám chỉ đến cái Tết Nguyên Đán của Việt tộc hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết là dịp lễ quan trọng nhất của Việt tộc.

Biên khảo của Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 22.01.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét