THẾ NÀO LÀ TINH THẦN TỰ QUYẾT CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC??

LỜI NGƯỜI VIẾT: Các chi tiết trong bài viết có liên quan đến VNQDĐ đã được người viết trích từ Đảng sử VNQDĐ của cụ Hoàng Văn Đào, kèm theo những bình luận qua cái nhìn và nhận định riêng của người viết. Đảng sử VNQDĐ của Hoàng Văn Đào được xuất bản tại Sài Gòn năm 1964.

Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập ngày 25.12.1927, là một chính đảng với chủ trương dùng võ lực giành độc lập từ trong tay thực dân Pháp, để thành lập một thể chế Dân Chủ tự do cho 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào). Trong tiến trình đấu tranh giành độc lập cho quê hương và dân tộc VN, Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) là một chính đảng duy nhất trong đầu thế kỷ XX hoàn toàn tự túc từ tài chính đến việc trang bị vũ khí để đánh đuổi quân Pháp ra khỏi đất nước. Tuy không thành công, nhưng đã để lại một tinh thần tự quyết trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi sự cai trị của thực dân Pháp. 

Đây là mà việc làm mà đảng csvn, một đảng đối lập với VNQDĐ không thể xuyên tạc được chính nghĩa của VNQDĐ. 

Đó cũng là chổ khác biệt rất lớn của VNQDĐ và đảng cs do hồ chí minh lãnh đạo, hết dựa vào thế lực của Nga đến Tàu....Đảng csvn (Đông Dương cs đảng, Lao Động), từ ngày đầu thành lập đã hết dựa vào sức mạnh của Mỹ, rồi đến Nga, Tàu...Chưa bao giờ đảng csvn có thể đứng vững trên đôi bàn chân của mình suốt một quá trình dài từ ngày thành lập nước cho đến hôm nay. Trong Hiến Pháp của chxhcnvn đến nay cũng còn ghi CN Mác Lê là học thuyết dẩn đường cho đảng csvn và dùng " tư tưởng khống hcm" để làm điểm tựa về mặt lý thuyết và làm kim chỉ nam cho đảng tiến lên thiên đường xhcn - một nghịch lý của xu thế thời đại.

Trong tiến trình cứu nước, xây dựng một đảng vũ trang để gánh vác trọng trách do quốc dân giao phó. VNQD Đảng đã phải tự túc từ A-Z về các khoản chi phí điều hành các hoạt động trong suốt thời gian chuẩn bị cho đến giai đoạn tiến hành cuộc Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10.2.1930 trên khắp các địa bàn quanh Hà Nội. Các đảng viên nòng cốt của đảng đã phải vất vả trong các công tác xây dựng các cơ sở kinh tài cho đảng , để có tiền chi phí cho các công tác đảng.

GÂY DỰNG CƠ SỞ KINH TÀI ĐỂ NUÔI ĐẢNG

Quỹ đảng thì rất eo hẹp, nên lão đồng chí Đặng Đình Điển phải giới thiệu đồng chí Hoàng Văn Đào với Mai Du Lân Chủ Nhiệm tờ "Thực Nghiệp Dân Báo mới"mượn được số tiền 500 đồng bạc. Lê Thành Vị giới thiệu với bà cô họ mượn được 300 đồng bạc, thuê ngôi nhà của Thuận Thành Ký tại số 38 Phố Hàng Bông Đệm, giáp ngõ Tam Thương Hà Nội, đặt tên thương điểm là ‘’KHÁCH SẠN VIỆT NAM’’. Khách sạn VN chỉ là một trong phương cách tự kiếm tiền để làm chi phí sinh hoạt cho đảng.

Vì sự khuếch trương quá lớn lao, số tiền vốn lại không có là bao! Nguyễn Ngọc Sơn, Đỗ Hữu Uẩn, và Lê Thành Vị phải nhường lượng mua chịu nhiều vật dụng cần thiết ở các hãng Gô Đa, Descourd et Cabaud, Poinsard et Veyret, guillauneau frères, Quảng Hưng Long v.v…Người đứng tên Khách sạn là đồng chí Lê Thành Vị.

Ngày 30 tháng 9 năm 1928, Khách Sạn Việt Nam chính thức khai trương. Các nhân viên phụ trách trong khách sạn có Trương Văn Miễn Thủ Quỹ, Hoàng Thúc Dzi Kế Toán, Nguyễn Hữu Đạt kiểm soát, tiếp tân có Nguyễn Đức Lung, Nguyễn Văn Kinh, phụ trách việc xuất nhập kho hàng là Đặng Trần Nghiệp tức Ký Con. Sự kiểm soát rất chặt chẽ và chu đáo. Đến đầu bếp trong khách sạn, một số đông cũng là đoàn viên trong giới đầu bếp ở Tỉnh Đảng Bộ Hải Phòng cử lên đảm nhiệm. Trừ các khách sạn do người ngoại quốc xây dựng thì khách sạn VN là khách sạn sang trọng đứng nhất Hà Thành vào thời ấy. Mật thám Pháp đã theo dỏi và ra tay phá hoại kinh tế. chúng phao tin Khách Sạn Việt Nam là ‘’Cơ quan kinh tài hội kín’’, khiến cho nhiều người sợ liên lụy không dám tới lui, làm phương hại rất nhiều trong bước đường phát triển. Đến sau ngày Bazin bị ám sát, ngày 17 tháng 2 năm 1929, mật thám mới đến bổ vây khám xét Khách Sạn Việt Nam và ra lệnh đóng cửa. Khách sạn bị đóng cửa, đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy VNQDĐ phải thực hiện sớm cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy.

TỰ CHẾ TẠO BOM VÀ VŨ KHÍ

Về việc này đảng đã giao cho một thanh niên đảng viên là Trịnh Văn Yên chế tạo ra. Trong thời gian này, mật thám hoạt động mạnh, nên  các cơ sở chế tạo và dấu bom cho ngày khởi nghĩa đã lần lượt đã bị khám phá như một số cơ sở được ghi nhận dưới đây:

 *Ngày 20 tháng 11, chính quyền thực dân khám phá được 130 trái bom chôn dấu tại làng Phao Tân.

* Ngày 23 tháng 12, khám phá được 150 trái bom tại làng Nội Viên.

* Ngày 26 tháng 12, khám phá được 250 trái bom ở Thái Hà Ấp.

* Ngày mồng 10 tháng Giêng năm 1930, khám phá được nhiều chum sành chứa truyền đơn cách mạng ở Lục Nam (Bắc Giang), kêu gọi dân chúng và binh sĩ cùng đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng.

Bởi bắt được số truyền đơn này, nên Sở Mật Thám đã báo động tất cả giới hữu quyền và đặt họ phải đề phòng chống lại một phong trào bạo động có thể xảy ra! Những biện pháp canh phòng được áp dụng một cách nghiêm ngặt và khẩn cấp .

* Đến ngày 20 tháng Giêng, chính quyền thực dân lại khám phá bắt được xưởng chế tạo đao, kiếm và tiếp tục những ngày sau còn khám phá được nhiều trái bom được chế tạo tại nhà Tổng Hội ở làng Kha Lâm (Kiến An) và các làng khác.

Sau những vụ khám phá ở trên, tờ báo ‘’Volonté Indochinois’’ ở Hà Nội viết: ‘’Những trái bom đó có lẽ là do mấy người lính An Nam qua Pháp hồi trước đã từng ra chiến trận, và đã từng làm việc trong các kho thuốc súng, nay về nước bắt chước mà làm, vì xét những trái bom giống như đạn hạt lựu (grenade) dùng trong khi Đức, Pháp chiến tranh mới rồi!’’

Tóm lại, từ cuối tháng 10 năm 1929 đến tháng Giêng năm 1930, chính quyền thực dân đã khám phá được trước sau là 70 nơi chứa bom, đao, kiếm, truyền đơn, cờ, quân phục…của nghĩa quân Việt Nam Quốc Dân Đảng.

ĐÊM KHỞI NGHĨA 9/2/1930 RẠNG NGÀY 10.2.1930

Phân công nhiệm vụ cho cuộc khởi nghĩa với câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học: “Không thành công cũng thành nhân”. Theo sự phân công, Nguyễn Thái Học phụ trách các tỉnh miền xuôi: Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Phả Lại…, Nguyễn Khắc Nhu phụ trách các tỉnh miền núi: Yên Báy, Phú Thọ…, Phó Đức Chính phụ trách đánh đồn Thông, một đại bản doanh của Pháp tại Sơn Tây.

Tờ mờ sáng ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930, tức ngày 12 tháng Giêng năm Canh Ngọ, ngày đầu xuân, dân chúng trai thanh gái lịch, rộn rịp du xuân và trẩy hội Đền, Chùa.

Lợi dụng cơ hội thuận tiện ấy, dưới làn mưa phùn gió nhẹ, ấm áp hơi xuân, Chi Bộ Phụ Nữ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm 15 người do Nguyễn Thị Bắc tổ chức, phụ trách chuyển vận số vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Báy bằng đường Hỏa Xa. Chuyến sớm hoặc chuyến chiều. Các cô trá hình người buôn bán gạo, cám, rau, hoa quả v.v…gồng gánh những vật kềnh càng như kiếm trường, mã tấu…Còn nam đảng viên hơn 300 người từ khắp các làng quê Tỉnh Phú Thọ, phân tán thành từng nhóm trong tấm áo bông dài, họ dấu súng lục, lựu đạn, dao găm…cũng giả đò làm khách đi lễ Chùa, nhân ngày Hội Đền Nha Quán, cách Thành Phố Yên Báy độ 3 cây số ngàn. Nhóm xuống Ga xe lửa Yên Báy, nhóm xuống Ga Văn Phú. Tất cả đều bình an vô sự. Từng nhóm được hướng dẫn di tản vào khu rừng Sơn.

Tại sân Ga Yên Báy, Nguyễn Thị Giang đứng đợi sẵn để đón tiếp những đồng chí phụ trách từ Phú Thọ lên. 

Tiếp cô Giang hướng dẫn các đồng chí của cô đến rừng Sơn, rồi khi thông báo với các đồng chí lãnh đạo Binh Đoàn.

Tiếng chuông Nhà Thờ điểm đúng một giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ: ‘’Đoàng’’, phá tan bầu không khí im lặng, sương mù dày đặc bao phủ bầu trời Thành Yên Báy, báo hiệu cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ Bắt đầu.

– Giết! Giết hết tụi giặc Pháp!

Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời!

Kho quân nhu bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng.

Một lát sau, Trung Úy Robert, Thượng Sĩ Cunéo, Trung Sĩ Chevalier, Damour, Bouhier đều bị giết chết.

Đại Úy Jourdain ở phía sâu yếu điểm, hô lệnh tập trung quân, lập tức bị Ngô Hải Hoằng bắn một viên đạn nổ chết ngay. Đại Úy Gainza bị thương ở sườn. Ngoài ra còn có hàng chục sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính bị thương.

Tiếng reo hò từ các trại vẫn vang lên lẫn tiếng súng ‘’Đoàng, Đoàng’’!

Báo cáo từ các doanh trại về Ban Chỉ Huy cho biết Cách Mạng Quân hoàn toàn chiến thắng, làm chủ tình hình Đồn Dưới. Lúc ấy vào 4 giờ dáng ngày 11 tháng 2 năm 1930.

Đường dây thép, điện thoại cũng bị Cách Mạng Quân cắt đứt, trừ đường Yên Báy-Lao Kai.

Các nơi hiểm yếu, Cai Hoằng, Cai Nguyên cắt đặt bố trí căn phòng cẩn mật sửa soạn tiến đánh Đồn Cao.

Lá cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng tung bay phất phới khắp mọi nơi trong trại và đường phố.

Một cuộc họp khẩn được triệu tập ngay tại văn phòng viên chỉ huy Jourdain để thảo kế hoạch tấn công vào Đồn Cao.

Thừa thắng, một số chiến sĩ đề nghị nên tấn công ngay Đồn Cao, một số cho rằng dầu sao thì Đồn Cao cũng đã được Le Tacon chuẩn bị đề phòng rồi, nên đợi khi trời sáng rõ hãy tấn công cấp chỉ huy chấp thuận đề nghị này.

Sáu giờ, trời tảng sáng, Ngô Hải Hoằng ra lệnh tập họp, truyền mọi người trở lại đơn vị chuẩn bị tiến đánh Đồn Cao.

Đường phố còn ướt đậm sương đêm, nghe tiếng reo hò, dân chúng đổ xô ra, mọi người đều vui mừng hô vang:

Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm

Hoan hô Việt Nam Cách Mạng Quân

Cách Mạng Quân tiến đến gần Đồn Cao, thì phi cơ địch từ Hà Nội cũng bay tới, lượn vòng vào thành phố rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như trận mưa bão, trúng cả bộ chỉ huy.

Một số đề nghị, nên tập họp Cách Mạng Quân bao vây quanh Đồn, chờ viện binh Nguyễn Thế Nghiệp, một số khác đề nghị nên tạm rút vào rừng. Trước tình cảnh rối loạn, Cai Thuyết, Cai Hoằng đành thúc thủ, không còn cách nào khôi phục lại trật tự. Đành chấp nhận đề nghị tạm rút vào rừng.

Cuộc khởi nghĩa chỉ sau một đêm đã thất bại, hàng chục binh lính và đảng viên VNQDĐ bị bắt giam.

Cuộc khởi nghĩa ở các tỉnh miền xuôi do Nguyễn Thái Học chỉ huy nổ ra sau 5 ngày dự định ở các địa phương: Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Hải Dương, Phả Lại, Kiến An và Hải Phòng.

Nhưng khởi nghĩa chỉ nổ ra ở Vĩnh Bảo và Phụ Dực do toán quân của Trần Văn Riệu và Đào Văn Thê cầm đầu, chỉ thu được một số thắng lợi đã bị quân Pháp phản công dập tắt. Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học không thể trốn thoát bị giặc Pháp bắt tại Cổ Vịt, Hải Dương.

Sau khi rút lui vào rừng, kiểm điểm lại chỉ còn phân nửa Cách Mạng Quân.

Nóng lòng trả thù cho bọn Sĩ Quan bị giết, ngay buổi chiều ngày 11.2.1930, thực dân đưa hai chiến sĩ Cai Nguyên, Cai Tính ra bắn chết, không cần đợi ngày đưa ra tòa xử.

Khởi nghĩa Yên Báy thất bại, hàng loạt đảng viên VNQDĐ bị bắt bớ, trong đó có các lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính…

Sau cuộc Khởi nghĩa Yên Báy, Hội đồng Đề hình của Pháp đã tổ chức 7 phiên tòa tại những nơi xảy ra khởi nghĩa xét xử 618 bị cáo, trong đó có 35 bị cáo bị tử hình.

Tại Yên Báy, Pháp tổ chức hai đợt tử hình trước sân đồn Dưới, đợt thứ nhất vào ngày 8/5/1930 có 4 đảng viên VNQDĐ phải lên máy chém là: Ngô Hải Hoằng (có sách ghi là Ngô Hải Hoàng), Nguyễn Thanh Thuyết, Đặng Văn Lương (có sách ghi Đặng Văn Lung), Đặng Văn Tiệp (có sách ghi Đặng Văn Tiếp).

Đợt tử hình thứ hai vào ngày 17/6/1930, có 13 đảng viên VNQDĐ bị tử hình, trong đó có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính. Trước khi bước lên máy chém, tất cả 13 chiến sĩ đều hiên ngang, bình thản bước lên đoạn đầu đài mà không hề ân hận trước việc mình làm.

Phó Đức Chính yêu cầu đặt mình nằm ngửa để nhìn thấy lưỡi máy chém và hô vang “Việt Nam vạn tuế”, khi đó Phó Đức Chính mới 23 tuổi. Nguyễn Thái Học là người bước lên máy chém sau cùng, chúng mời rượu nhưng Nguyễn Thái Học từ chối, ông cầm điếu thuốc lá vừa chậm rãi bước lên máy chém nhìn xuống những binh lính và tất cả những người xung quang thong thả đọc hai câu thơ bằng tiếng Pháp: 

"Mourir pour sa patrie,
"C'est le sort le plus beau
"Le plus digne... d'envie...

Chết vì Tổ quốc chết vinh quang.Lòng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng”. 

Sau khi đọc xong hai câu thơ đó ông còn kịp hô vang “Việt Nam vạn tuế” trước khi máy chém của thực dân rơi vào cổ ông.

Nguyễn Thái Học và cuộc khởi nghĩa Yên Báy vào ngày 10.2.1930 tuy không thành công nhưng ông và các đảng viên của VNQDĐ là tấm gương quyết tử vì độc lập cho tổ quốc VN một cách dũng cảm, một tinh thần dân tộc tụ quyêt đầy chính nghĩa. Những người con của tổ quốc VB đã tự vạch ra đường lối cứu nước, không ai trong họ biết dựa vào một học thuyết ngoại lai hay bất cứ sự giúp đở nào của các quốc gia khác để làm cuộc cách mạng cho dân tộc, ngoài tình yêu nước yêu thương dân tộc. Tên tuổi họ đã đi vào thanh sử và hàng năm đều được toàn dân tộc nhắc nhở để tưởng nhớ đến công ơn của họ. 

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Võ Thi Linh 03.02.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét