ĐỪNG QUÊN VINH DANH NGƯỜI CẢNH SÁT QUỐC GIA
Tháng tư đen lại về, trong mùa Quốc Hận hầu hết các bài viết đều hướng về các chiến sĩ QL.VNCH mà quên đi việc vinh danh các chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Năm nay Hậu Duệ VNCH chúng tôi đặc biệt xin được giới thiệu và vinh danh những người chiến sĩ thuộc lực lượng này đã tuẩn quốc trong ngày 30.4.1975, hoặc tử trận khi chiến đấu ngăn bọn csBV cướp nước trong mấy ngày cuối tháng tư đen, hay đã ngã gục, thủ tiêu trong lao tù cộng sản sau ngày 30.4.1975.
Cảnh Sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: The Republic of Vietnam National Police, RVNP, tiếng Pháp: Police Nationale de la République du Vietnam, PNRV) hay Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (gọi tắt: Cảnh sát Quốc gia, CSQG)
Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24-10-1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng, rồi được bầu làm TổngThống, ký sắc lệnh chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung phần ra làm 2: Nha Cao nguyên và Nha Trung nguyên.
Ngày 27-6-1962 ngành CS và CA hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG). Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát, chỉ có một Ty CSQG.
Cuối năm 1966, Lực lượng CSQG tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch. Ngày 1/6 hàng năm được ấn định là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1971, nhân số Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã tăng đến 135.000 người vào năm 1975 để đáp ứng với nhu cầu của việc Việt Nam hóa chiến tranh chống với Cộng Sản Bắc Việt.
Ngày CSQG đầu tiên được tổ chức là ngày 1-.6-1972. Cảnh phục là áo sơ mi trắng ngắn tay, quần màu xám. Do vậy CSQG còn được gọi là Bạch Thử hay Chuột Bạch (White Mice). Năm 1973 thì cảnh phục đổi toàn màu xám, CS Dã chiến thì hoa màu đất. Để đáp ứng nhu cầu trong chiến tranh, nhiều sĩ quan quân đội chuyển sang CSQG, họ có cấp bậc cao. CSQG phải tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt, muốn giam giữ tội phạm, xét nhà phải có trát của tòa án.
Các sĩ quan phục vụ trong ngành CSQG đều phải qua khóa huấn luyện tại Trung Tâm huấn luyện CS căn bản Rạch Dừa Vũng Tàu, thời gian 3 tháng, học căn bản quân sự như: tập thao diễn cơ bản, tập bắn, tháo ráp vũ khí, điạ hình, rèn luyện tính can đảm, tập điều khiển giao thông... Sau đó được gắn Alpha trở về HVCS Thủ Đức học tiếp 10 tháng chuyên môn. Khi tốt nghiệp, trước khi tham gia lực lượng, CSQG phải thề nguyện:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho Dân Tộc
- Cương quyết thi hành luật pháp Quốc Gia
- Quyết tâm bảo vệ tài sản của Đồng Bào
- Luôn nêu cao Danh Dự và Trách Nhiệm của CSQG.
- Lấy Công, Minh, Liêm, Chính làm phương châm trong mọi hoạt động.
Ngày 01.3.1972 chuyển cấp bậc Biên Tập Viên CSQG mang cấp Đại úy, các cấp Quận Trưởng CSQG sang cấp Tá, (bông mai trên nền vải nhung màu xanh lục ở cầu vai áo).
Cảnh Sát Quốc Gia là một lực lượng võ trang bán quân sự đã góp phần không nhỏ để bảo vệ miền nam tự do. Trong 20 năm tồn tại của VNCH những người chiến sĩ cảnh sát QG đã hy sinh xương máu trong việc bảo vệ cho quê hương miền nam Tự Do. Hàng năm đến tháng tư đen, chúng ta những công dân VNCH không được phép quên vinh danh những người chiến sĩ CSQG. Dưới đây là danh sách chưa đầu đũ của những chiến sĩ CSQG đã tuẩn quốc trong ngày 30.4.1975.
ANH HÙNG TỬ - KHÍ HÙNG BẤT TỬ
1- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, cựu Tổng Giám Đốc CSQG, tuẫn tiết tại Bản doanh Sư Đoàn 7 Bộ Binh lúc 6 giờ chiều ngày 30/4/1975.
2- Trung Tá Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp BCH/CSQG Khu 1, tuẫn tiết duới chân tượng đài TQLC trước trụ sở Hạ Viện Sài Gòn sau khi Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CS Bắc Việt sáng 30/04/1975.
3- Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh, Quân Nhân Biệt Phái, Trưởng Phòng Trung Ương Kỹ Thuật trực thuộc Văn Phòng Tư Lệnh CSQG, cùng vợ và 7 con uống thuốc độc tự vẫn tại nhà riêng ở Ngã Ba Ông Tạ Sài Gòn sáng 30/4/1975, trong đó có con trai trưởng là Trung Uý Đặng Trần Vinh, Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu.
4- Trung Tá Nguyễn Văn Đức, nguyên CHT Biệt Đoàn Cảnh Sát Lưu Thông BCH/CSQG Thủ Đô, tuẫn tiết bằng súng lục tại VP của Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, CHT Biệt Động Quân, khi Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CS.
5- Trung Tá Đỗ Thanh Liêm, BTL/CSQG, tự sát tại trại giam ở biên giới Việt Miên.
6- Trung Tá Võ Tuyết Hồ, Khối ĐB, BTL/CSQG tự sát trong lúc di tản qua khu rừng Sát khi nghe tin Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
7- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng, Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG Quận Bình Phước, Tỉnh Long An, tự sát tại Cầu Quay Mỹ Tho ngày 30/4/75.
8- Trung Uý Ngô Văn Cho, Phó Trưởng Cuộc Võ Tánh, BCH/CSQG Quận Nhì Sài Gòn và 6 người trong gia đình đã tự sát bằng súng lục đêm 2/5/1975 tại Cư Xá Quận Nhì, Sài Gòn.
9- Trung Uý Nguyễn Văn Cảnh, Phó Trưởng Cuộc CSQG Phường Xóm Chiếu, BCH/CSQG Quận 4 Sài Gòn, tự sát trong ngày 30/4/1975 tại Văn Phòng Cuộc.
10- Trung Uý Du, không rõ họ, Trưởng Cuộc CSQG, tự sát cùng gia đình ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn.
11- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, Khóa 6 Học Viện CSQG, Cơ Quan D6 (Trung Tâm Thẩm Vấn) Khối Đặc Biệt BTL/CSQG uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở Cư Xá Thanh Đa Sài Gòn, được gia đình phát giác đưa đi bệnh viện cứu sống, nhưng sau đó Thiêu Uý Nguyễn Phụng đã quyết tâm tự sát lần nữa bằng cách cắt đứt gân máu tay của mình.
12- Thiếu Úy Nguyễn Thiếu Liêm, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 30/4/75.
13- Thiếu Uý Nguyễn Văn Lung, BTL/CSQG, kê súng bắn vào đầu tự sát ngày 30/4/75 nhưng được cứu sống.
14- Thượng Sĩ Võ Văn Cẩm, BCH/CSQG Biên Hòa, tự sát tại Nhơn Trạch, Biên Hòa ngày 30/4/75.
15- Thượng Sĩ Bùi Văn Mương, G.ĐB Quận Củ Chi, tự sát 30/4/75.
16- Thượng Sĩ Trần Văn Phát, Sĩ Quan Phụ Tá G.ĐB Quận Củ Chi, tự sát 30/4/75.
17- CH Dung, không rõ họ, cấp bậc, nhân viên CSĐB Tân Thông, tự sát 30/4/75.
18- CH Trần Khả, không rõ cấp bậc, Trưởng Cuộc Hoà Thắng, Phú Yên tự sát tại nhà ngày 31/3/75.
19- Trung Sĩ 1 Nguyễn Xuân Ba, BCH/CSQG Tỉnh Bình Định, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.
20- Trung Sĩ 1 Lê Thành Chương, BCh/CSQG Tỉnh Bình Định, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.
21- Trung Sĩ 1 Ngô Xuân Lạc, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.
22- Trung Sĩ Nguyễn Du, không rõ nhiệm sở, tự sát ngày 2/4/75 tại Bình Định.
23- Thượng Sĩ Trần Thi, G.ĐB Quận Tư Nghĩa Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
24- Thượng Sĩ Nguyễn Hồng Lạc, Cựu Trưởng Cuộc Tư Quang, Quận Tư Nghĩa, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/1975.
25- Trung Sĩ 1 Huỳnh Vĩnh Bá, G.ĐB Quận Sơn Tịnh, tự sát bằng súng cùng với gia đình trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
26- Trung Sĩ 1 Nguyễn Văn Quế, G.ĐB Quận Sơn Tịnh Quảng Ngãi, bị Cộng Sản bắt và dẫn về nhà để lấy tài liệu mật báo viên. Tại tư gia, trong lúc giả vờ đi đem hồ sơ MBV, TS Quế lấy lựu đạn đã được cất dấu tại nhà, mở chốt tự sát và gây thương tích cho hai tên VC áp giải và vợ con.
27- Trung Sĩ 1 Lâm Tài, F. ĐB Quảng Ngãi, chiến đấu và tự sát trong một cái chòi ở Xã Sơn Long, Quận Sơn Tịnh, Quảng Ngãi khi bị VC phát hiện tấn công, trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
28- Trung Sĩ 1 Lê Minh Xuân, nhân viên G Nghiên Cứu F Đặc Biệt Quảng Ngãi, tự sát tại nhà.
29- Trung Sĩ 1 Huỳnh Trần Bá, G.ĐB Quận Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi, ném lựu đạn gây cộng quân tử thương tại Bình Liên, quận Bình Sơn sáng ngày 25/3/75 và đã tự sát sau đó.
30- Trung Sĩ 1 Nguyễn Tiền, Cuộc Bình Hoàng, Quận Bình Sơn, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
31- Thiếu Uý Đinh Văn Hường, Trưởng Cuộc Ba Xuyên, Quận Ba Tơ, tự sát tại Trại Gia Binh Thiết Giáp Xã Tư Chánh, Quận Tư Nghĩa trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
32- Thượng Sĩ Đoàn Văn Nhược, Phó Trưởng Cuộc Nghĩa Hưng, Quận Nghĩa Hành tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
33- Trung Sĩ 1 Trần Đức Một, Biệt Phái Toà HC Tỉnh Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di
34- Thượng Sĩ Bùi Đức Tôn, F.ĐB Quảng Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
35- Trung Sĩ 1 Huỳnh Quang Thông, Thẩm vấn viên F. ĐB Qủang Ngãi, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
36- Thượng Sĩ Vũ Phúc Loan, Trại Tạm Giam BCH/CSQG Tỉnh, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
37- Nguyễn Văn Tiểng, Đại Đội 106 CSDC, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
38- Trung Sĩ 1 Trương Vận, G.ĐB Quận Bình Sơn, tự sát trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/75.
39- Trung Sĩ 1 Phạm Văn Tuyển, Trung Đội Phó, Đại Đội 106 CSDC Quảng Ngãi, tự sát tại Bình Liên, Quận Bình Sơn trong đêm Quảng Ngãi di tản 24/3/1975.
40- Trung Sĩ 1 Nguyễn Phú, G.ĐB Quận Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, tự sát cuối tháng 3/75.
41- Trung Sĩ 1 Nguyẽn Văn Tố, G.ĐB Quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường, tự sát tại Trại Mỹ Phước Tây, Cai Lậy.
42- Thiếu Úy Võ Công Hạnh, BCH/CSQG Quảng Nam, tự sát tại Trại Phú Túc, Quảng Nam.
43- Trung Uý Mã Phúc Hiệp,Trưởng Cuộc CSQG, trốn trại và tự sát tại nhà trong khi bị VC truy bắt.
44- Thiếu Uý Nguyễn Văn Lắm, Khóa 4, Trưởng G ĐB Quận Đức Thịnh, Tỉnh Sa Đéc, tự sát 30/4/1975.
45- Trung Úy Trần Văn Kha, K2 HVCSQG, tự sát trên đường số 7 Tuy Hòa trong khi di tản.
46- CSV Trần Hữu Viên, G. Đặc Biệt Quận Phước Ninh, BCH/CSQG Tỉnh Tây Ninh, tự sát tại Khách Đình, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tối 30/4/1975.
47- Thiếu Úy Hoàng Xuân Lân, Trưởng Cuộc Bình Tân, BCH/CSQG Quận Hòa Lạc, Tỉnh Gò Công, tự sát lúc 11 giờ sáng 30/4/1975.
Ngoài ra còn một số trường hợp các chiến sĩ CSQG đã hy sinh trong khi ngăn giặc cộng vào những ngày cuối cùng của tháng tư 1975 được ghi nhận như dưới đây:
* Đại Uý Cảnh Sát Lê Văn Lời, Khoá 2 HV/CSQG, Chủ Sự Phòng Hành Quân BCH/CSQG Quận 8, – Thượng Sĩ Phạm Văn Cậy, – Trung Sĩ Huỳnh Văn Kiết, – Trung Sĩ Huỳnh Văn Nhiên đã anh dũng đền nợ nước trong khi cùng nhân viên cuộc CSQG Ký Thu Ôn, trong ngày 29.4.1975 trong lúc ngăn chận csBV tiến vào Sài Gòn.
* Thiếu Tá Cảnh Sát Lý Minh Chơn, Khóa 2 Học Viện CSQG, Chỉ Huy Trưởng CSQG Quận Định Quán, Tỉnh Long Khánh và nhân viên thuộc quyền đã tử thủ đơn vị, quyết tâm chống trả cộng quân cho đến quả lựu đạn cuối cùng trong tình trạng Bộ Chỉ Huy CSQG bị cô lập vì đường tiếp viện đã bị VC chận cắt kể từ ngày 19 tháng 3 năm 1975 sau khi Cao Nguyên bị bỏ ngỏ.
* Các chiến sĩ CSQG tại Trung Tâm Huấn Luyện CSQG Rạch Dừa Ngày 29 tháng 4 năm 1975, trong lúc chiến đấu với quân csBV đã hy sinh như Thiếu Úy Nguyễn Văn Tân, Thiếu Úy Phùng Quốc Hưng, Thượng Sĩ Nguyễn Văn Bình, Trung Sĩ Lại Văn Tư…
Sau 30.4.1975 tại Cần Thơ cộng sản tử hình những người không chịu bỏ súng đầu hàng như: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng Chương Thiện và Trung tá Võ Văn Đường chỉ huy trưởng CSQG, Đại uý Lê Văn Bé thám sát.... Sĩ quan cảnh sát dù mới ra trường phải gở lịch ít nhất 3 năm, ngành Đặc Biệt tình báo thì lâu hơn 7 năm, cựu Thiếu tá Tổng Hội trưởng Phan Tấn Ngưu khoá I BTV năm 1966 (9 năm công vụ) phải ở tù 17 năm và nhiều Thiếu tá khác cùng số phận. Trải qua những năm tháng gian khổ, đói rét, thiếu thốn đủ thứ và tinh thần luôn luôn bị đe dọa, một số chiến hữu cảnh sát đã ra đi vĩnh viễn, một số may mắn hơn sau khi ra tù,vượt biên tìm đến bến bờ tự do, hiện đang định cư ở nhiều nước trên thế giới.
DANH SÁCH CSQG BỊ THỦ TIÊU HOẶC CHẾT TRONG LAO TÙ CỘNG SẢN
Trong danh sách này có từ Chuẩn tướng Bùi văn Nhu, 43 cấp đại tá, trung tá và thiếu táCSQG; cấp đại úy trung úy, thiếu úy có tổng cộng lá 121 người và cấp hạ sĩ quan cho tới cảnh sát viên là 58 người. Xem tên tuổi đầy đũ nơi nguồn tổng Hội CSQG: https://canhsatquocgia.org/p127a951/danh-sach-csqg-chet-trong-cac-lao-tu-cong-san
Sau 30 tháng Tư, tất cả sĩ quan cảnh sát quốc gia đều bị tù từ 3 cho đến 17 năm tùy theo cấp bậc. Ngay cả những hạ sĩ quan có làm việc trong lực lượng cảnh sát đặc biệt cũng bị đi cải tạo từ 5 đến 7 năm.
Con số sĩ quan cảnh sát cấp úy và cấp tá bị tập trung cải tạo từ 30 tháng Tư cho đến hết năm 1992, có nghĩa từ 15 năm đến 17 năm tù, là 34 người, tương đương với thời gian tù tội của các sĩ quan quân đội miền Nam. Hậu duệ VNCH xin được thắp nén hương lòng để tưởng nhớ đến sự hy sinh của các chiến sĩ CSQG trong cuộc chiến bảo về miền nam Tự Do vào mùa Quppsc Hận năm 2021.
THAM KHẢO:
1. Cảnh sát quốc gia VNCH:
https://huongduongtxd.com/canhsatquocgiavietnamconghoa_nqd.pdf
2. CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH_Republic of Vietnam National Police
https://tuyendinh75.blogspot.com/2019/05/canh-sat-quoc-gia-vnchrepublic-of.html
3.Những người lính CSQG hy sinh vì lý tưởng Tự Do
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH VÕ ThỊ Linh 22.03.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét