TẠI SAO ĐÁM CON HOANG PẮC BÓ SỢ LÁ CỜ VÀNG VNCH??

Quy luật thông thường thì cái gì gọi là tà thì khó mà vượt qua được chánh, quỉ ma thì khó qua được Phật, Chúa....Nếu may mắn, tà, ma. quỉ  có vượt qua được qui luật này thì chỉ tồn tại trong một thời gian nhất thời nào đó, không mang tính trường tồn. Một điều nghịch lý là cái gọi là phe thắng cuộc, tới nay hơn 7 thập niên kể từ hiệp định Genève 1954, khi mà quốc tặc hồ chí minh âm mưu với Trung Cộng và đế quốc Pháp để chia đôi nước VN thành hai quốc gia lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, thì đám con hoang trong Bắc Bộ Phủ cho tới nay vẩn thường xuyên xuyên tạc, bóp méo, đánh tráo khái niệm về giá trị lịch sử của lá cờ vàng 3 sọc đỏ với lý do là lá cờ đỏ quá thua kém so với giá trị của lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Trên trường quốc tế thì lá cờ đỏ hoàn toàn không có một chút giá trị gì tính cho đến thời điểm 1975. Đây là điều mà đảng ta và đám đầu lĩnh Pắc Bó, cố tình dấu nhẹm, để dân miền bắc và những thế hệ sinh sau đẻ muộn đừng bao giờ biết tới sự việc này.  Một sự thua kém về mọi mặt, đưa đến việc phải cướp cho được miền nam VN, cho dù biết đó là việc làm trái với công pháp quốc tế, trái với Hiệp Định Paris 1973. 

Nếu đề cập về tính trường trường tồn, thì lá cờ vàng 3 sọc đỏ mang tính trường tồn 132 năm, tính từ ngày vua Thành Thái lên ngôi năm 1889 đến nay. Trong  khi đó lá cờ đỏ sao vàng bất chính của VNDCCH và CHXHCNVN tính từ ngày nước VNDCCH ra đời đến nay mới 76 năm. Người viết gọi là cờ đỏ sao vàng là đại diện cho một sự bất chính, vì nó không được cộng đồng thế giới công nhận từ khi xuất hiện vào năm 1945 khi hồ chí minh tuyên bố thành lập nước VNDCCH vào năm 1945.

Có nghĩa là, cờ đỏ sao vàng là đứa con ngoại hôn trong cộng đồng thế giới  suốt 5 năm dài, đồng nghĩa với việc lá cờ đỏ sao vàng là đại diện cho một quốc gia, khi được hcm dựng lên, nhưng không được phép làm khai sinh và căn cước, vì không một quốc gia nào trên thế giới công nhận. 

Ngược với VNDCCH, ngay từ năm đầu thành lập VNCH 1955, khi lá cờ vàng 3 sọc đỏ được dương cao trên các toà nhà Hành Pháp VNCH đã có tất cả 35 nước công nhận chính thể VNCH và lá cờ vàng 3 sọc đỏ, đại diện cho miền nam tự do và 17 triệu dân VNCH. Hai (2) năm sau đó, con số các quốc gia công nhận VNCH này lên đên 48 nước, và 8 nước cảm tình với VNCH nhưng không có trao dổi ngoại giao. Tính tới đầu năm 1975, lá cờ vàng đã nhận được 84 quốc gia trên thế giới công nhận. Xem nguồn: http://vothilinh.blogspot.com/2019/08/s-u-anh-trao-lich-su-ve-tinh-chinh-danh.html

Như vậy, tính tới thời điểm 14/9/1958, tức là 3 năm sau khi lập quốc, về mặt chính danh lá cờ vàng 3 sọc đỏ được 62 quốc gia trong cộng đồng thế giới công nhận và được treo tại các tòa nhà đại diện VNCH ở 62 nước trên thế giới. 

Theo công pháp quốc tế về tiêu chuẩn căn bản của một  quốc gia thì VNCH đã bảo đảm được 3 tiêu chuẩn dân số, lãnh thổ, chính phủ; và tiêu chuẩn khác là có đũ năng lực tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác, rất vững chắc trong mối bang giao quốc tế và xác định thế đứng của VNCH trong cộng đồng thế giới.

Theo danh sách các nước công nhận VNCH cho tới ngày 7/8/1958 lưu ở Văn khố quốc gia Úc (NAA) có tới 62 nước chính thức hoặc hàm ý công nhận VNCH. Danh sách này ở trang 40-42 (và 44,45) trong hồ sơ "Saigon - Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam]” gồm 157 trang, số hiệu NAA: A4531, V221/5, có thể truy cập trực tuyến ở recordsearch.naa.gov.au. 

Tính đến thời điểm đầu năm 1975, quốc gia VNCH với lá cờ vàng đã hiện diện ở 84 quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, tính tối thời điểm 1975, lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho VNDCCH của miền bắc xhcn, chỉ thấy có mặt được ở 15 nước trong khối xhcn Đông Âu.

Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập đã trở thành  thành viên trong một số tổ chức quốc tế và lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã từng dương cao ở 16 tổ chức quốc tế như:

1.Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO),
2.Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE,
3.Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950);
4.Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957);
5.Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954);
6.Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA;
7.Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950);
8.Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956);
9.Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951);
10.Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951);
11.Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF,
12.Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951);
13Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950);
14.Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955),
15.Ngân hàng Thế giới WB (1956),
16.Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB (1966).

Và CHXHCNVN cũng đã thừa hưởng mối quan hệ đó từ VNCH để lại như ECAFE, IMF, UNICEF, UPU, WB,  WMO...đó là những mối quan hệ quốc tế mà VNDCCH hoàn toàn không có được trước 1975.

Chính vì những giá trị của lá cờ vàng 3 sọc đỏ so với lá cờ đỏ sao vàng thì sự cách biệt khá xa về tính công pháp quốc tế, tính truyền thống và tính trường tồn, nên đảng csvn đã cùng với các bô lão trong ban tuyên láo ra sức bôi lọ lá hoàng kỳ của VNCH, để đánh tráo các giá trị lịch sử về lá cờ vàng, một lá cờ đã từng được  kéo lên trang trọng trong các trận đấu quốc tế về các bộ môn thể thao với tầm vóc thế giới và khu vực. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ VNCH, đã từng phất cao tại Olympic  vào  các năm: 1956, 1960, 1964, 1968, 1972 . Xem nguồn: https://maivantran.com/2015/02/21/viet-nam-va-the-van-hoi-truoc-1975-2/

Vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã trở thành một trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á (có 10 đội tham dự), khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Israel, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện). Xem nguồn: http://vothilinh.blogspot.com/2018/01/lich-su-bong-vnch-43-nam-nhin-lai-e.html. Trong khi lá cờ vàng có mặt ở Olympic đều đặn từ 1956 cho đến 1972, thì các vận động viên của VNDCCH còn đi mót lúa ở các nơi xảy ra chiến dịch CCRĐ, họ chưa biết đến thể thao là gì??.


Trong lúc VNCH, tham gia các giải đấu thể thao quốc tế, thì VNDCCH tới năm 1980 cũng vẩn chưa có mặt ở các cuộc thi đấu quốc tế này. Thế nên lá cờ vàng 3 sọc đỏ xét về giá trị trong 2 nền đệ nhất và đệ cộng hòa, nó hoàn toàn hơn hẳn giá trị của lá cờ đỏ sao vàng của miền bắc xhcn. 

Cho tới ngày nay, mặc dù không còn đại diện cho một quốc gia nào, nhưng vẩn được một số tiểu bang ở Mỹ, Canada, Úc, và một vài nơi ở Châu Âu.. nơi nào có cộng đồng đông đảo người Việt tị nạn, những người mang căn cước VNCH, thì nơi đó lá cờ vàng được chính quyền sỡ tại công nhận và chính thức được treo trong những lễ trọng của như ngày  30.4.1975.

Như đã kể trên, lá cờ vàng 3 sọc đỏ còn là một lá cờ đại diện cho một tập thể khá đông của người Việt quốc gia ở hải ngoại, đông hơn bất cứ một tổ chức chính trị nào của người Việt tự do ở Hải Ngoại. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ còn lá cờ đại nghĩa, trong việc tập hợp đông đảo các trái tim có cùng nhịp đập với sự thổn thức của mẹ VN, trong việc quang phục quê hương. Còn là lằn ranh quốc cộng, để chặn sự phát triển của nghị quyết 36 vào cộng đồng người tị nạn.

Đảng csvn khó ngóc đầu làm trời làm đất, bốc phét.. được ở các nơi có lá cờ 3 sọc đỏ hiện diện. Ở những nơi đó, các lãnh đạo cộng sản VN, khi đến thăm viếng hay ngoại giao với địa phương sở tại, đều phải chui vào cửa hậu, trước sự tiếp đón nồng hậu của các công dân VNCH. Thế nên, đám con hoang Pắc Bó bắt buộc chúng phải sợ lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Cái giá trị của lá hoàng kỳ là tiềm ẩn được một sức mạnh tổng hợp của người Việt Hải ngoại, một kết nối thuần nhất trong việc tống táng xhcnvn về với Mác Mao.

Biên khảo chính trị Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 24.5.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét