DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÚNG MÙA - MANG CỤC NỢ PHẢI TRẢ GẤP 18 LẦN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Trong một báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội mới đây về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 450 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 187 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Về sự hoạt động kinh doanh tính đến cuối năm 2020, 11 tập đoàn, tổng công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lỗ lũy kế hơn 11.400 tỷ đồng và 35/187 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ lỗ lũy kế là 17.739 tỷ đồng. Nợ khó đòi tại các tập đoàn, tổng công ty “phình to”. Nguồn: https://danviet.vn/16-trieu-ty-dong-von-nha-nuoc-lo-dien-loat-dnnn-om-chuc-nghin-ty-lo-luy-ke-no-kho-doi-phinh-to-2021101610205414.htm
Cũng tại báo cáo này, theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn, nợ phải trả là 1,41 triệu tỷ đồng, tương đương với năm 2019, chiếm 52% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,1 lần, trong đó có 14 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
14 công ty mẹ này bao gồm: Tổng công ty XNK Tổng hợp Vạn Xuân tỷ lệ gần 18 lần, Tổng công ty Thái Sơn là 7 lần, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam là 7 lần, Tổng công ty Đông Bắc 6,56 lần, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 5,6 lần, Tổng công ty Xăng dầu quân đội 5,37 lần...
Nợ vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 430,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019. Nợ nước ngoài là 395,3 nghìn tỷ đồng trong đó gồm vay vốn ODA, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, vay nước ngoài theo hình thức tự vay tự trả.
Trong đó, nợ nước ngoài của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 190,2 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là 66,7 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 27,3 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là 9,9 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá về mức độ bảo toàn vốn của các công ty mẹ cho thấy, có 8/73 công ty mẹ xác định không bảo toàn được vốn chủ sở hữu, đây là những doanh nghiệp thua lỗ. Bao gồm một số công ty như: Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất lỗ luỹ kế gần 3.000 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải lỗ luỹ kế 824 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Đường sắt lỗ luỹ kế 1.257 tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê lỗ 460 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty 15 lỗ 225 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn lỗ 24 tỷ đồng...
Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số nợ phải trả theo báo cáo hợp nhất là 253,7 nghìn tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2019. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 64% số nợ phải trả.
Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp này là 32,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vay nợ Chính phủ bảo lãnh là 16,3 nghìn tỷ đồng riêng Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 16.590 tỷ đồng; Vay vốn ODA của Chính phủ là 16.386 tỷ đồng, riêng công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vay lại vốn ODA của Chính phủ là 15.593 tỷ đồng.
DOANH NGHIỆP CÓ NỢ KHÓ ĐÒI
Những doanh nghiệp có nợ phải thu khó đòi theo báo cáo hợp nhất lớn là: Tập đoàn Dầu khí (11.248 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (603 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất (498 tỷ đồng); Tổng công ty Cà phê (428 tỷ đồng)...
Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức cao (trên 50%), như: Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (nợ phải thu 1.365 tỷ đồng, chiếm 66% tổng tài sản); Tổng công ty Thái Sơn (nợ phải thu 2.250 tỷ đồng, chiếm 63% tổng tài sản); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (nợ phải thu là 9.989 tỷ đồng, chiếm 57% tổng tài sản); Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (nợ phải thu 2.512 tỷ đồng, bằng 56% tổng tài sản); Tổng công ty Thành An (nợ phải thu 1.018 tỷ đồng, chiếm 52% tổng tài sản)...
Về nguồn vốn, báo cáo hợp nhất của các TĐ, TCT là 1,4 triệu tỷ đồng, chiếm 52% vốn của các TĐ, TCT. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,1 lần; có 14 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như: XNK tổng hợp Vạn Xuân (17,76 lần); TCT Thái Sơn (7,39 lần); TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (7,23 lần); TCT Xăng dầu quân đội (5,37 lần),…Xem nguồn: https://danviet.vn/16-trieu-ty-dong-von-nha-nuoc-lo-dien-loat-dnnn-om-chuc-nghin-ty-lo-luy-ke-no-kho-doi-phinh-to-2021101610205414.htm
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI LỖ 1,17tỷ USD
Tính đến cuối năm 2020, có 46 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước lỗ lũy kế. Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài hơn 6,7 tỉ USD, đang lỗ trên 1,17 tỉ USD. Mới đây, Chính phủ đã gửi Quốc hội về báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020. Báo cáo cho biết, tính đến hết năm 2020, cả nước có tổng cộng 807 doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Tổng vốn Nhà nước đã đầu tư hơn 1,597 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019. Trong đó, 459 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có tổng vốn đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng. Hơn 151 nghìn tỷ đồng còn lại, Nhà nước đầu tư vào 187 doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước và 161 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn.
Liên quan đến tình hình đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp Nhà nước, có 28 doanh nghiệp đã thực hiện tổng cộng 131 dự án đầu tư ra nước ngoài. Riêng trong năm 2020, có thêm một dự án đầu tư mới tại Lào của Tổng Công ty Hợp tác kinh tế. Lũy kế tính đến ngày 31/12/2020, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước là 6,71 tỷ USD (bằng 50% vốn đăng ký). Riêng số vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm 2020 của các doanh nghiệp Nhà nước là khoảng 129,9 triệu USD. Nguồn vốn này chủ yếu tại các công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel).
Tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp PVN, VRG và Viettel chiếm 95% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, khoảng 3,97 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp theo là Viettel đầu tư ra nước ngoài khoảng 1,45 tỷ USD, VRG đứng thứ ba với 925,8 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp PVN, VRG và Viettel chiếm 95% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp Nhà nước. Báo cáo cho hay, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang đầu tư tại 26 quốc gia trên thế giới. Theo đó, các dự án chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dầu khí, viễn thông, trồng chế biến cây cao su, khai thác khoáng sản. Cụ thể, lĩnh vực trồng, chế biến cao su đứng đầu với 33 dự án. Tiếp theo là lĩnh vực viễn thông với 32 dự án và lĩnh vực dầu khí với 31 dự án.
Xét theo vùng lãnh thổ, số dự án các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào Campuchia lớn nhất, với 41 dự án. Đứng thứ hai là Lào với 32 dự án. Theo sau là Malaysia, Singapore, Nga, Myanmar và Peru với số dự án khoảng từ 4 đến 9 dự án. Về thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại nước ngoài, báo cáo của Chính phủ cho biết, tổng số vốn các doanh nghiệp thu hồi trong năm 2020 là 248,58 triệu USD. Nguồn tiền thu hồi này chủ yếu từ các dự án của Viettel (128,53 triệu USD, trong đó lợi nhuận 70,51 triệu USD); PVN thu hồi được 110,6 triệu USD, lợi nhuận thu về nước là 45,4 triệu USD; còn lại 5 doanh nghiệp khác chuyển về nước số tiền 2,52 triệu USD. Có 21 doanh nghiệp không phát sinh số thu hồi, chuyển về nước trong năm 2020.
Đỉnh cao trí tuệ của đảng Pắc Bó chỉ là một bầy tham nhũng từ trên thượng tầng xuống tới hạ tầng, làm việc gì cũng lỗ, in tiền cũng lỗ, đào vàng lên ăn cũng lỗ, hút dầu từ biển đông lên bán cũng lỗ...Đám khốn kiếp này là những thằng chuyên tát cạn dòng sông ngân sách, mặc cho dân è cổ ra mang nợ do chúng gây ra. Sau đó an toàn hạ cánh nơi các nước tư bản giãy chết. Chúng bao che với nhau để đớp hít công quỹ, rút ruột công trình rồi chia chác với nhau. Cái tinh vi của đám lãnh đạo Pắc Bó, được tên đầu bạc Trọng Lú dựng cái lò đốt để làm bình phong trong việc thực hiện một cú lừa quần chúng về vấn để chống tham nhũng. Lú chỉ lấy củi vớ vẩn để đốt lò biểu diển cho người dân xem, nhưng chỉ đốt những thằng cắt ké, những thằng gộc tham nhũng thì Lú làm ngơ như: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tô Lâm, Phùng Quang Thanh và hàng trăm tên chóp bu khác..
THAM KHẢO:
1.Lộ diện loạt DNNN “ôm” chục nghìn tỷ lỗ lũy kế, nợ khó đòi “phình to”: https://danviet.vn/16-trieu-ty-dong-von-nha-nuoc-lo-dien-loat-dnnn-om-chuc-nghin-ty-lo-luy-ke-no-kho-doi-phinh-to-2021101610205414.htm
2. Những khoản nợ khủng của doanh nghiệp nhà nước: https://www.voatiengviet.com/a/doanh-nghiep-nha-nuoc-lo-luy-ke/6284372.html
3. Nhiều ‘ông lớn’ nhà nước thua lỗ hàng chục ngàn tỉ: https://thanhnien.vn/nhieu-ong-lon-nha-nuoc-thua-lo-hang-chuc-ngan-ti-post1392129.html
Bình luận từ HD.VNCH Võ Thị Linh 9-12-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét