MỘT SINH VIÊN UKRAINE PHÁT MINH MÁY DÒ MÌN NHẬN ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG CAO QUÍ GLOBAL STUDENT PRIZE

Trong ảnh phía trên là anh Igor Klymenko, 17 tuổi, sinh viên Ukraine - người vừa được Nhận giải thưởng Global Student Prize (Giải thưởng Sinh viên toàn thế giới năm 2022). Đi kèm giải thưởng là 100 ngàn USD cho phát minh máy dò bom mìn trên mặt đất bằng máy bay không người lái. Giải thưởng này dành cho một sinh viên có ảnh hưởng tốt cho xã hội, anh dự tính dùng số tiền thưởng này trong việc hoàn chỉnh chiếc máy bay không người lái dò mìn của mình.

Vào tháng 2 năm 2022, khi Nga xâm lược Ukraine, Igor Klymenko, 17 tuổi, buộc phải rời khỏi ngôi nhà thân yêu của mình ở Kyiv để đi lánh nạn, về vùng nông thôn, và phải trú ẩn dưới tầng hầm để tránh bom và nghững đợt pháo kích của máy bay hay pháo binh Nga. Đây cũng là thời gian Klymenko tập trung toàn bộ suy nghỉ của mình vào việc chế tạo một chiếc máy dò mìn Quadcopter của mình, với sự giúp đở của các nhà khoa học. Sau 3 tuần sản phẩm của anh đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Ukraine.

Lúc Klymenko mới vừa 9 tuổi, lúc đó Nga xâm lược và chiếm đóng vùng Crimea - một phần đất nước của anh vào năm 2014. Vào thời điểm đó, anh cảm thấy như có cái gì đó đã thôi thúc anh phải có nhiệm vụ giúp đỡ đất nước và dân mình của mình, khi biết được những thông tin về các tai nạn thương tâm về bom mìn đã xảy ra trên toàn thế giới.

Thống kê vào năm 2020, có 110 triệu quả mìn được chôn ở khoảng 60 quốc gia. khối bom mìn hoặc những vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, đã giết chết hoặc bị thương 7.073 người, trong số đó số thường dân gặp nạn, chiếm khoảng 80% tổng số thương vong.

Trong khi đó các hoạt động rà phá bom mìn thường diễn ra chậm chạp và nguy hiểm; cứ 5.000 quả mìn được gỡ bỏ thành công thì ít nhất có một người chuyên gia phá mìn bị thiệt mạng và hai người khác bị thương. Anh Klymenko tự nghĩ rằng anh có thể sử dụng tốt các kỹ năng khoa học máy tính và sự hiểu biết về kỹ thuật của mình có thể làm cho quá trình an toàn hơn. Cho đến năm 2022, Tổ chức theo dõi Nhân quyền đã xác định được ít nhất 7 loại mìn sát thương và 6 loại mìn chống cơ giớiđã được quân chiếm đóng Nga cài đặt khắp nơi trên đất nước Ukraine , trên diện tích rộng khoảng 116.000 dặm vuông (1/3 đất nước Uktraine).
Anh từng theo dõi tin tức về các vụ bom mìn chưa nổ trên khắp thế giới là mối đe dọa lớn không chỉ đối với những người lính ngoài tiền tuyến, và những người dân thường sống quanh khu vực từng là vùng đã xảy ra giao tranh, đã là nguyên nhân đưa anh đến việc phát minh này.

Phát minh của Klymenko có độ chính xác lên đến 92%, đã giúp cho Ukraine khám phá được hàng chục ngàn quả mìn do quân đội Nga cài đặt khắp nọi nơi trên đất nước mình trong khi chiếm đóng đất nước của anh trong năm vừa qua. Phát minh của anh được xem là anh đã trực tiếp cứu hàng triệu dân thường Ukraine không bị thiệt mạng bởi bom mìn của Nga để lại trong cuộc chiến.

Tại lễ trao giải thưởng Sinh viên toàn cầu được tổ chức ở New York City- Mỹ, Igor Klymenko phát biểu: “Tôi nghĩ nó không chỉ có thể cứu sống cho người dân mà sáng kiến này còn có thể truyền cảm hứng cho anh em sinh viên khác với óc sáng tạo của mình giúp cho thế giới tốt đẹp hơn..."


Chiếc máy bay không người lái "quadcopter F5 PRO" với máy dò kim loại do Klymenko sáng tạo treo bên dưới khi bay. Máy dò mìn này của anh có thể bay trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút và khoảng cách lên đến 5 dặm, các thông số kỹ thuật này có thể thay đổi nếu dùng các thiết bị đắt tiền hơn.
Trước khi máy bay không người lái bắt đầu hoạt động, nó sẽ ghi lại tọa độ bằng thiết bị định vị GPS. Sau đó, người điều khiển sẽ lập trình cài đặt chiều dài và chiều rộng của khu vực mà máy bay không người lái sẽ quét. Khi máy dò gặp phải mìn sau khi phóng, nó sẽ gửi tín hiệu hồng ngoại đến một điện trở quang trên bảng Arduino - một loại mạch đã lập trình - do những người điều khiển nắm giữ. Bảng chạy mã này được Klymenko viết bằng ngôn ngữ lập trình C ++ , qua đó ghi lại bao nhiêu thời gian máy dò đã làm việc , tính từ lúc bắt đầu quét cho đến khi nhận được tín hiệu.


Sử dụng tốc độ của máy bay không người lái, thời gian phóng và thời gian máy dò kim loại định vị được một quả mìn, mã tính toán tọa độ của quả mìn so với thời điểm bắt đầu hoạt động; xác tính toán này sau đó được chuyển thành tọa độ GPS nơi có mìn, với độ chính xác trong vòng 2 cm.

Thời gian hoạt động của máy bay không người lái  để dò mìn cần khoảng hai đến ba tuần để quét 1km2 (một km vuông) đất cùng với sự tính toán tọa độ của địa hình trên mặt đất. Klymenko đã thử nghiệm khả năng  máy dò mìnị của mình để xác định vị trí của cả mìn chống tăng và chống người trong phòng thí nghiệm, cũng như ở ngoài trời trong điều kiện cỏ thấp và gió chậm. Anh cũng thử nghiệm bằng cách thay đổi dữ liệu đầu vào và khoảng cách giữa của phototransistor và máy dò. Nhà phát minh hy vọng rằng các trang bị này của anh sẽ được quân đội Ukraine sử dụng trong nơi các khu vực giao tranh hay những nơi có quân Nga chiếm đóng,  để rà phá bom mìn sau chiến tranh tránh tai nạn xảy ra cho thường dân của Ukraine.

Klymenko, hiện đang nghiên cứu khoa học máy tính và toán học tại Đại học Alberta ở Canada, cũng làm việc bán thời gian tại Học viện Bách khoa Kiev. Anh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các phát minh về máy dò mìn, với mục đích làm tốt hơn sản phẩm của mình vào cuối năm nay.


Sơ dịch từ Hậu duệ VNCH vùng nam Đức 4.10.2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét