CÂY NÊU NGÀY TẾT CÒN ĐƯỢC XEM LÀ CÂY CHỦ QUYỀN - MỘT NÉT VĂN HÓA LÂU ĐỜI CỦA VIỆT TỘC 


Tháng Chạp, hay còn gọi tháng ‘củ mật', tháng cuối cùng trong một năm của Việt (âm) lịch. Tháng Chạp luôn bắt đầu sau ngày Đông chí, cũng là tháng cuối cùng của năm để mọi bộn bề công việc dần dần được thu gọn lại và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Tháng Chạp đến, là lúc người ta thấy làm cả ngày cũng không hết việc.  

Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè

Dựng nêu thì dựng đầu hè

Để sân gieo cải, vãi mè mà ăn

(Ca dao)

Chỉ còn vài ngày nửa sẽ bước sang tháng chạp âm lich theo Việt Lịch, không khí Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 năm nay sẽ đến sớm hơn mọi năm trên quê hương VN. 

Đối với Việt tộc sự hiếu thảo với các bậc tổ tiên được thể hiện rõ qua việc thờ cúng. Thế nên, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm mà người dân Việt chúng ta thường hướng về ông bà tổ tiên quá cố, chuẩn bị cho việc thờ cúng, dọn dẹp trang trí lại các bàn thờ tổ tiên, chùi lư... Tháng chạp còn thể hiện cho sự đoàn viên, sum vầy bên gia đình sau một năm xa xứ, xa gia đình để đi làm ăn sinh sống, chuẩn bị trở quê nhà gặp lại người thân trong chòm xóm, nơi chôn nhau cắt rún. Tháng chạp, cũng là tháng để bắt đầu mua sắm những vật cần thiết để đón chúa xuân trong những ngày trước tết, trong đó có một phong tục không thể quên, đó là phong tục dựng "cây nêu" trong ngày 23 tháng chạp, trùng với ngày đưa ông Táo về trời và cây nêu được hạ xuống vào ngày mồng 7 tháng giêng Việt lịch, đây chính là một nét văn hoá truyền thống có từ lâu đời ở nước ta.

Được biết, tục dựng cây nêu ngày tết là nét văn hóa độc đáo của người Việt. Cây nêu thường là cây tre, loại tre già, to, thẳng, đặc biệt là không được cụt ngọn, phía trên ngọn để lại một phần lá tươi hoặc buộc lá dứa vào tượng trưng cho mây trời. Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió…Ở dưới gốc, người ta cho rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, có mũi tên hướng ra phía cổng như để xua đuổi tà ma quấy rối.

Ý nghĩa cây nêu ngày tết là đại diện cho tinh thần đấu tranh quyết liệt của con người giành quyền sống, quyền tự do, quyết liệt sống chết với bầy quỷ phá làng phá xóm trong những ngày xum họp gia đình trong dịp tết, cũng để khẳng định một sự đối đầu giửa Thiện với Ác. Cây nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa xua đi những điểm xấu và đem đến cuộc sống bình an, hạnh phúc cho mọi người. Cầu mong một năm mới hạnh phúc ấm no và tốt lành.

Cây nêu còn được gọi là cây chủ quyền vì nơi đâu có cắm nêu là xác định nơi đó đã có chủ, nó không khác nào bản tuyên ngôn độc lập của "Lý Thường Kiệt (năm 1019 – 1105) - Nam quốc sơn hà nam đế cư". 

Danh tướng Lý Thường Kiệt của chúng ta đã từng xác định được ranh giới giửa Đại Việt và Đại Hán. Cây nêu mang ý nghĩa là dùng để phân ranh giới giửa người và quỷ dữ. Nơi nào đã cấm nêu, thì quỷ không được bén mãng tới, không thể xâm phạm được lãnh thổ đã phân định. Nếu như một ai đó có ý đồ xâm phạm, quấy phá thì sẽ bị đánh tơi bời, như Lý Thường Kiệt (1019–1105) từng đánh bại quân Tống tơi bời vì đã có ý đồ xâm lăng Đại Việt.


Truyền thống dựng nêu trong ngày Tết, cần phải được nhắc tới và phục hồi, để hồn Việt tồn tại, tinh thần đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước phát triển, một ý thức cao trong việc giử nước, đẩy lùi sự vô cãm đã từ lâu ngự trị trong tư duy của giới trẻ ngày nay - một hàng ngũ rường cột đất nước, rường cột cho mọi cuộc đấu tranh chống bất công xã hội, họ chính là những con người đi đầu trong mọi sinh hoạt cứu dân cứu nước khi sơn hà nguy biến. 

Cây Nêu ngày tết, còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giử nước giử nhà, nếu như tập tục nầy bị thoái hoá - thông điệp giử nước của tiền nhân sẽ bị quên lãng. Hãy dựng nêu ăn tết! để báo, cho bầy quỷ dử csVN biết ngày tàn của chúng sẽ đến, đồng thời xác định lại chủ quyền của đất tổ từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và Hoàng -Trường Sa. 

Tạp ghi ngày cuối năm nhâm dần 2022 trên đất tạm dung

Hậu Duệ VNCH vùng nam Đức, 

Lê Kim Anh, 29-12-2022 DL.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét