( Góc chiến trường xưa)
Cô Giáo Pha dạy ở Trường Tiểu Học Thị Xã Bình Long. Trong trận tấn công của quân bắc việt vào thị trấn An Lộc nàm 1972, đã làm Cô Pha trúng đạn pháo kích bị thương ở chân, không di chuyển được. Các anh Biệt Cách Dù đã đưa Cô về Trạm Xá Dã Chiến ở cạnh Bộ Chỉ Huy chăm sóc.
Xúc cảm trước những tử vong cao cả này và với lòng cảm mến, đội ơn sâu xa của một người dân với Quân Đội VNCH nói chung và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói riêng, cô đã sáng tác hai câu thơ:
" An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân "
Cũng chính từ hai câu thơ đó mà cả nước biết đến danh xưng một đơn vị thiện chiến của QL.VNCH, đó là Lực Lượng Biệt-Kích-Dù 81. Với 2 câu thơ này, đã khiến cho hàng triệu người miền nam phải nhỏ lệ khóc cho 68 chiến sĩ mũ xanh đã nằm xuống nơi mặt trận Bình Long-An Lộc năm 1972. Hai câu thơ của cô đã làm thổn thức biết bao chàng trai Biệt Kích Dù năm xưa., tên tuổi của cô cũng đi vào quân sử VNCH. Bài thơ của người con gái Bình Long có cái tên mộc mạc giản dị cũng đã đi vào huyền thoại từ 1972 đến nay.
Cô giáo Pha còn có một bài thơ khác để lại trên tấm bia trước nghĩa trang Biệt Cách 81 Dù tại An Lộc, cô viết tặng cho binh chủng kiêu hùng này của QLVNCH.
Gửi anh người lính trận
"Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi".
(Cô giáo Pha)
An Lộc tỉnh lỵ của Bình Long là cửa ngõ phía Tây Bắc và chỉ cách Thủ đô VNCH hơn 100 km. Từ Saigon đi Thủ Dầu Một rồi theo Quốc Lộ 13 sẽ đến An Lộc.
Đầu tháng 4/1972 sau khi chiếm được quận Lộc Ninh, 40.000 quân cộng sản tiến về bao vây thị xã An Lộc.
Thời điểm đó, tại Hội đàm Paris, Bà Nguyễn Thị Bình tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng, điều này đã không xảy ra. Những trận đánh ác liệt với quân số áp đảo có xe tăng và pháo binh yểm trợ với 7 trận tấn công quyết thắng, nhưng Bắc quân vẫn không chiếm được An Lộc.
An Lộc cũng là câu chuyện về cuộc vây hãm, 40.000 quân cộng sản với xe tăng pháo binh để cố gắng vùi dập một thị xã diện tích 4 km2.
Lực lượng VNCH tử thủ An Lộc chỉ với 6.350 quân, chủ lực là Sư Đoàn 5 BB với tướng Tư lệnh mặt trận Lê Văn Hưng, cùng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, hai tiểu đoàn của SĐ 18 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long. Ở ngày phong tỏa thứ 10, phía VNCH sau đã tăng viện thêm cho An Lộc 20.000 quân, như các Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù.... Các đơn vị này được trực thăng vận ngay trong vòng vây và vào được An Lộc.
Kể từ ngày 9 Tháng Sáu, các lực lượng VNCH, trong đó có Thiết Giáp, đã thành công khai thông được quốc lộ 13 trên đường tiến vào An Lộc, thổi một luồng sinh khí mới cho quân trú phòng sau gần hai tháng trời bị địch quân tấn công và bao vây nghiệt ngã. Viện quân VNCH đã dần dần chiếm lại nhiều khu vực rộng lớn chung quanh con lộ huyết mạch này để nới rộng phạm vi kiểm soát lãnh thổ tại Bình Long sau những đợt tấn công dữ dội của Cộng Quân vào những ngày đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa. Và cho tới ngày 18 Tháng Sáu, chiến cuộc tại Bình Long coi như kết thúc.
Vào ngày 7 Tháng Bảy, 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bay vào An Lộc để gắn huy chương cho Tướng Tư Lệnh Lê Văn Hưng và Đại Tá Tỉnh Trưởng Bình Long Trần Văn Nhựt cùng các chiến sĩ hữu công đã anh dũng đẩy lùi các đợt tấn công của lực lượng Cộng Sản Bắc Việt vào An Lộc và bảo toàn lãnh thổ Tiểu Khu Bình Long.
Khi QL.VNCH đã đánh bật cộng sản ra khỏi Bình Long, tổng kết sự thiệt haị phía VNCH có 8.000 thương vong, riêng tại Thị xã An Lộc là 2.300 binh sĩ. Theo nguồn tin Hoa Kỳ, tổn thất về phía lực lượng cộng sản Bắc Việt gồm có 27 xe tăng bị bắn hạ ngay trong thị xã An Lộc, 10.000 binh sĩ chết 15.000 bị thương, tổn thất nhân mạng lớn là vì bị bom B52. Tuy vậy, phía cộng sản chỉ nhìn nhận 2.000 bộ đội chết và 5.000 người bị thương. Tổn thất của thường dân vào khoảng hơn 10.000 thương vong.
Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 17.3.2023.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét