PUTIN KHÔNG ĐEM ĐƯỢC NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ ĐỐT VÀO VÁN BÀI CHÍNH TRỊ UKRAINE - ĐỐI DIỆN VỚI SỰ SỤP ĐỔ KINH TẾ.

Khi cuộc chiến ở Ukraine xảy ra, để ngăn ảnh hưởng của các nước châu Âu giúp Ukraine, Putin từng đe doạ Đức và các nước châu Âu về nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sẽ bị đóng băng, Putin còn lên giọng: " các nước như Đúc và một số các quốc gia châu Âu sẽ phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí đốt vào mùa đông 2022 - 2023, nếu không có khí đốt của Nga?" và gấu Putin tin rằng các nước này sẽ khó xoay trở được nguồn cung cấp khí đốt khác ngoài Nga, người dân các nước này sẽ đối diện với nguy cơ chết lạnh trong muà đông 2022.

Trước khi thực hiện cuộc xâm lăng ở Ukraine, Nga cũng đã thiết lập việc dự trữ tiền tệ đáng kể chuẩn bị cho việc thực hiện "chiến dịch quân sực đặc biệt ". Putin cũng đã tận dụng việc giá năng lượng tăng mạnh kể từ năm 2021 để bơm một lượng tiền lớn vào quỹ đầu tư quốc gia. Tuy nhiên Putin đã thất bại trong ván bài khí đốt. Sự tự tin vô lối của Putin đã bị các nước châu Âu và Đức,là các nước chịu ảnh huởng nhiều nhất vào nguồn khí đốt của Nga, đã vượt qua được các đe doạ này của Putin một cách ngoạn mục. Muà đông năm 2022-2023, không dùng nguồn năng lượng do Nga cung cấp, nhưng vẩn rất ấm áp trên toàn lãnh thổ các nước trong khối EU.

Điều này cho thấy, việc cung cấp khí đốt từ Nga đã hoàn toàn không ảnh huởng gì tới sinh hoạt người dân cũng như nền kỹ nghệ sản xuất của Đức và các nước trong khối EU. Nguốn năng lượng của Đức và các nước châu Ău vẩn bình chân như vại. Điều này cho thấy Putin và đám truyền thông gia nô của VN đã quá sai lầm, khi đánh gía tiềm năng tự cung ứng khí đốt của Đức và các nước châu Âu.

Cũng vì sai lầm đó, nên gấu Putin phải nhận nhiều cái tát xây xẳm mặt mài từ khối EU. Ngược lại, Nga đã bị EU bao vây kinh tế và lệnh cấm vân được ban hành, và các nước trong khối EU đã không hề nao núng về nguồn khí đốt của Nga bị đóng băng. Các nước này đã tiếp tục hổ trợ và cung cấp vũ khí ào ạt tới chiến trường Ukraine trong suốt năm 2022 và đầu năm 2023, để chống lại với quân xâm lược Putin. Các lãnh tụ EU, Anh, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Mỹ.....đều đã thân hành đến Kiev để bắt tay với tổng Thống Ukraine Zelenskyj trong suốt năm 2022, mặc dù chiến sự vẩn còn xảy ra khốc liệt trên đất nước này.

Các hãng hàng không Nga không còn nhận phụ tùng thay thế từ Boeing hay Airbus. Ngoài ra, do các chuyến bay đến châu Âu hoặc Mỹ bị hủy, nhiều phi công bị mất việc làm. Các công ty viễn thông châu Âu Nokia và Ericsson đã rút khỏi Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với các vấn đề về vùng phủ sóng: tốc độ Internet LTE di động ở Nga đã giảm trung bình 0,6 megabit/giây so với năm 2021. Cơ quan phân tích thông tin Nga Telecom Daily cũng đã xác nhận việc này. Các doanh nghiệp lớn như Ikea, H&M, McDonalds và nhiều công ty phương Tây cũng đã rút khỏi Nga. Tàu thuyền của Nga không được cập bến tại các nước EU. Về mặt ngoại giao, Nga bị từ chối ở nhiều nước. Các hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở chấu Âu đã không còn mời Nga đến tham dự.

Nga đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ. Lý do là chi phí cuộc chiến chống lại Ukraine tăng cao và doanh thu từ việc bán dầu và khí đốt giảm mạnh, cũng là hậu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trong hai tháng đầu năm 2023, ngân sách nhà nước Nga đã thâm hụt 2,58 nghìn tỷ rúp (32,3 tỷ euro), Bộ Tài chính công bố hôm thứ Hai 6.3.2023 tại Moscow. Một năm trước, Nga có thặng dư ngân sách 415 tỷ rúp (5,2 tỷ euro) trong tháng Giêng và tháng Hai 2022. Nhưng đó là trước chiến tranh và các lệnh trừng phạt của phương Tây chưa xảy ra. Chính phủ Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã lên kế hoạch thâm hụt gần 3 tỷ Euro trong năm 2022.

Nga là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới vì lệnh trừng phạt kinh tế dưới hình thúc cấm vận từ EU. Ngoài ra, ngày càng có nhiều công ty phương Tây tự nguyện rút khỏi nước này. Họ không còn giao hàng đến Nga hoặc đã đóng cửa các nhà máy của họ ở đó. Nguồn: https://www.zdf.de/nachrichten/wirtschaft/auswirkungen-sanktionen-ukraine-krieg-russland-100.html

Putin đã thua Đức và khối EU trong ván cờ cung cấp nguồn khí đốt của mình, một tính toán sai lầm lớn khác là đưa quân xâm lược Ukraine. Việc làm này đã thúc đẩy sự đoàn kết của các nước châu Âu trong việc ũng hộ cuộc chiến tự vệ của quân dân Ukraine.

KHẢ NĂNG TỰ CUNG ỨNG NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU

Để thoát thoát khỏi nguốn cung cấp năng lượng khí đốt từ Nga, chính phủ Đúc đã phải trải qua một sự thay đổi chưa từng có. Sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Nga chủ yếu sử dụng nguồn cung cấp khí đốt như một phương tiện gây áp lực chính trị đối với Đức. Cuộc chạy đua giữa cắt giảm giao hàng của Nga và mua hàng thay thế của Đức vẫn đang định hình các sự kiện hiện tại.

Năm 2022, nước Đức tiêu thụ tổng cộng 847.470 GWh khí đốt. Điều này có nghĩa là mức tiêu thụ ở Đức đã giảm 17,6% so với năm trước (1.029.056 GWh). Khoảng 41,4% nguồn cung cấp cho các đơn vị khách hàng gia đình và thương mại; và 58,6% cho các đơn vị sản xuất thuộc ngành kỹ nghệ. Nguồn:https://www.bundesnetzagentur.de/DE/Gasversorgung/aktuelle_gasversorgung/Rueckblick/start.html;jsessionid=32D7B69AC72BAD72925FF73FF76DC786

Trong quá khứ, nguồn năng lượng Đức phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí đốt, dầu mỏ) và uranium từ Nga. Khi tình hình chiến sự ở Ukraine bùng nổ đã có sự thay đổi: sau khi chấm dứt việc nhập than và dầu của Nga, sự việc chuyển đổi nguồn cung cấp khí đốt diễn ra thật sôi nổi trong những tháng đàu quí II năm 2022. Các nguồn cung khí đốt cho mùa đông 2022 - 2023 và 2023-2024 đã được Đức bảo đảm đầy đũ, mặc dù nguồn cung của Nga bị đóng băng. Nguồn: https://www.iwr.de/news/gasversorgung-im-winter-2022-23-reichen-die-gasmengen-fuer-deutschland-aus-news38068

Viện Kinh tế Năng lượng tại Đại học Cologne (EWI) đã công bố một phân tích về an ninh cung cấp khí đốt ở Đức. Theo EWI, những nỗ lực trong vài tháng qua nhằm tiết kiệm khí đốt, mua khí đốt hóa lỏng trên thị trường thế giới và lấp đầy các cơ sở lưu trữ ở châu Âu đã giúp cải thiện tình hình nguồn cung ở châu Âu. Điều này được chuẩ bị chu đáo và đầy đủ cho nhu cầu mùa đông của năm 2022/23. Tuy nhiên, phía cầu cần nỗ lực hơn nữa bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt trong cả mùa đông 2023 -2024 sắp tới. Mặc dù không có nguồn cung cấp khí đốt nào từ Nga, thông qua Nord Stream 1 hoặc thông qua các quốc gia trung chuyển như Ukraine hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.
Gấu Putin từng dùng các đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức và các nước châu Âu khác trong khối EU, như là một phương tiện gây áp lực chính trị: Nord Stream 1, Nord Stream 2 và Yamal đã ngừng hoạt động. Muà đông 2022.2023 đã đi qua, cho thấy các dự tính của Putin về nguồn cung ứng khí đốt đều tan tành ra mấy khối, hoàn toàn không giá trị gì với châu Âu và Đúc trên bàn cờ chính trị.
Nước Đức và các quốc gia châu Âu đã tách hẳn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga một cách nhẹ nhàng và hoàn toàn độc lập với nguồn cung cấp này.

KHO CHỨA XĂNG DẦU CỦA ĐỨC ĐẦY 90% VÀ KHỐI EU LÀ 82,77%

Bất chấp nguồn cung cấp khí đốt của Nga không còn nữa, các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Đức và EU đang được lấp đầy nhanh hơn nhiều so với những năm trước. Mức độ lấp đầy của các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU là 82,77%, ở Đức là 86,95% (trạng thái dữ liệu: ngày 7 tháng 9 năm 2022, cập nhật: ngày 9 tháng 9 năm 2022). Năm quốc gia EU (Bồ Đào Nha, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch) có hơn 90% các bể chứa, sáu quốc gia khác (Đức, Croatia, Cộng hòa Séc, Ý, Slovakia, Tây Ban Nha) hơn 80%.

Khí đốt cho Đức hiện chủ yếu đi qua Bỉ, Hà Lan và Na Uy. Ngoài ra, một đường ống dẫn khí đốt giữa Đức và Pháp sẽ sớm được đưa vào hot động, các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành. Ngoài ra, vào đầu năm 2022/23, hai bến cảng khí lỏng nổi do nhà nước tổ chức (Wilhelmshaven, Brunsbüttel) và một bến cảng tư nhân, "Deutsche Ostsee" của Deutsche Regas GmbH & Co. KGaA, sẽ đi vào hoạt động tại Lubmin / Biển Baltic. Các nhà ga tiếp theo được lên kế hoạch, sẽ hoạt động từ mùa xuân năm 2023. Cuối cùng, phải đến mùa xuân năm 2023, mức trong các bể chứa khí đốt mới được bổ xung bình thường.


Bài toán về năng lượng đã được các chính trị gia Đức và châu Âu kịp thời giải quyết hết sức hiệu quả, vừa tách ra khỏi ảnh hưởng của Putin vừa sưởi ấm đầy đũ cho người dân các nước châu Âu, không làm giao động lòng dân trước các đe doạ của gấu Putin.

Nguồn hình ảnh từ Internet và các bài viết từ các báo chí nước ngoài.

Bình luận từ người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 7.3.2ß23

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét