HAI NHÀ CHẾ TẠO SÚNG LẪY LỪNG TRONG LỊCH SỬ CỦA VIỆT TỘC


Đúc súng để chiến đấu đó là nhu cần cần thiết trong chiến tranh mà người lãnh đạo lúc nào cũng quan tâm để trang bị cho quân đội.  Trong sử Việt từng ghi nhận hai nhà đúc súng tài ba của VN là Hồ Nguyên Trừng và Cao Thắng.

Súng có thể bắn bằng các loại đạn (đạn súng thông thường, đạn chì, đạn ghém, đạn lựu phóng, đạn chống tăng...) hoặc phương tiện sát thương khác (như chất cháy, mũi tên...). Đạn có thể nạp từ đuôi hay đầu nòng, từng viên hay nhiều viên chứa trong các hộp, băng...
Các kiểu súng đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ 13 - 14 ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 16 về trước chủ yếu sử dụng súng hỏa mai, Súng kíp ra đời cuối thế kỷ 15 và được dùng rộng rãi đến giữa thế kỷ 19. Sau đó xuất hiện súng có rãnh xoắn, phát hỏa bằng kim hỏa. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 xuất hiện súng tự động - loại súng phổ biến nhất hiện nay.

Súng hỏa mai hay còn gọi là súng điểu thương là loại súng cá nhân nòng nhẵn được tạo thành từ một ống kim loại một đầu bịt chặt; thuốc súng và đạn được nạp qua miệng, thuốc súng được đốt qua một lỗ nhỏ (lỗ đốt) khoét ở bên cạnh; cơ cấu điểm hỏa bằng dây cháy chậm hoặc đá lửa.
Tại Việt Nam, súng hỏa mai là thứ vũ khí thông dụng kể từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Các chúa phong kiến lớn như vua nhà Lê, vua nhà Mạc, chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều trang bị súng hỏa mai với số lượng khổng lồ cho quân đội. Sử sách lẫn văn học đều ghi chép các trận đánh thời đại này "đạn bay như sao sa". Trong Ca dao Đàng Trong cũng có ghi lại hình ảnh người lính thú với súng hoả mai:
Ngang lưng thì thắt đai vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền
Tùng tùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa"


HỒ NGUYÊN TRỪNG


Người được xem là ông tổ của nghề đúc súng thần công ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Ông là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng thời Hồ, quê ở Đại Lại, phủ Thanh Hoa (nay là Kim Mâu, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).


Ông là con trưởng của Hồ Quý Ly, từng làm quan tư đồ thời nhà Trần (1399). Khi Hồ Quý Ly làm vua, Hồ Nguyên Trừng nhường ngôi vị thái tử cho em là Hồ Hán Phương. Năm 1401, được phong là Tả tướng quốc trông coi việc chế tạo súng và đóng thuyền. Ông chế tạo thành công súng thần cơ, đóng thuyền lớn 2 tầng (tầng dưới để chèo thuyền, tầng trên để chiến đấu). "Thần công" được các thế hệ cha ông xưa coi đây là loại vũ khí có sức mạnh như "Thần".


Năm 1405, khi nhà Minh chuẩn bị xâm lược Đại Việt, Hồ Nguyên Trừng thấy trước nguy cơ thất bại của nhà Hồ, ông đã nói với Hồ Quý Ly "Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo". Năm 1407, quân Minh xâm lược, Hồ Nguyên Trừng chỉ huy chiến đấu ở cửa Giao Thuỷ – Nam Định và cửa Hàm Tử.

Tháng 6/1407, ông bị bắt ở cửa biển Kỳ La – Kỳ Anh – Hà Tĩnh, bị giải sang Kim Lăng (Nam Kinh – Trung Quốc). Thấy ông là người có tài đúc súng nên không giết, nhà Minh phong cho ông chức Tả thị lang Bộ công, trông coi xưởng đúc súng nhưng lòng ông luôn hướng về quê hương, viết sách "Nam ông mộng lục"….

SỰ TIẾN HÓA CỦA SÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Súng có từ khi con người biết dùng thuốc nổ. Những súng đầu tiên là cỗ máy bắn đá bắn thùng thuốc nổ hoặc diêm sinh trộn dầu gây cháy. Thành Cát Tư Hãn và quân Mông Cổ rất nhiều thứ pháo này.

Hỏa Tiễn cũng xuất hiện vào đời Tống (960–1279)

Tiến bộ hơn máy bắn đá là hỏa đồng 火筒. Một cái ống mỏng nhồi thuốc nổ yếu, sát thương bằng vãi lửa vào địch. Hỏa đồng đã rất gần với súng và có thể nói, Hồ Nguyên Trừng cải tiến súng từ Hỏa Đồng. Sau này, Hỏa Đồng vẫn tồn tại song song với súng.

Những trận chiến lớn trước thời Hồ Nguyên Trừng như Trần Hữu Lượng-Chu Nguyên Chương, Kiến Văn Đế... thì thuốc nổ đã được dùng nhiều như là vũ khí cộng đồng chính. Nhưng súng thì chưa đến thời. Trận đánh lớn đầu tiên của súng là Trịnh Hòa đánh Srilanka, nã pháo cách 2km, tỏ rõ uy lực vượt trội so với máy bắn đá và hỏa đồng.

Nhà Minh sau Hồ Nguyên Trừng cũng lập một binh đoàn đầu tiên trên thế giới lấy súng cá nhân làm vũ khí chính.

Châu Âu giữa Thế Kỷ 13 chỉ có pháo vò, bắn mũi tên. Pháo rất yếu vì nếu mạnh thì nó nghiền nát tên. Hồ Nguyên Trừng cũng đã thử nghiệm các loại đạn trước khi thiết kế ra súng bắn đạn cầu hay đạn ria, có vách chắn và cốc mồi.

Đến tận đầu thế kỷ 16, súng của Hồ Nguyên Trừng chưa truyền đến châu Âu. Kiểu pháo nòng mỏng được Thổ Nhĩ Kỹ truyền vào châu Âu, nhanh chóng được thay bởi pháo nòng dầy, Thần Cơ Thương Pháo của Hồ Nguyên Trừng.


Bộ Thương 步枪, ban đầu chỉ cấy giáo, vũ khí chính của bộ binh. Ngày nay, Bộ thương vẫn thỉ súng trường, tuy rằng mũi giáo đã bé lại còn như con lê. 火枪 Hỏa Thương ban đầu chỉ các cây giáo, kiếm, đao có thêm cái nòng nhỏ. Ban đầu nòng chỉ có tác dụng dọa là chính.

Hồ Nguyên Trừng phát triển mạnh việc sản xuất súng pháo vào những năm 1426-1446. Từ đó, súng trở thành vũ khí chính. Các súng lớn dùng cộng đồng được dùng thay thế máy bắn đá, thừa kế chữ pháo. Còn những súng cá nhân phổ biến chậm hơn, thừa kế chữ thương. Trong cuốn sách Thần cơ thương pháo pháp là "kỹ thuật chế tạo súng pháo của thần", cơ là cơ cấu kỹ thuật, cuốn này có thể do người Tầu viết lại theo kiến thức của ông, cũng có thể ông chấp bút nhưng không xưng danh, vì một đời mình, không khi nào Hồ Nguyên Trừng coi những công trạng bên Tầu của ông là vinh dự cả. Chữ thương còn có âm là sang, nên cũng có người đọc là "thần cơ sang pháo". Trong cuốn sách này có các phương pháp Thần thương (súng, viết tắt của "thần cơ thương pháo"), Thần thương tiễn (giàn phóng tên lửa bắn liên tiếp, tiếng Hán là Hỏa Xa, phát âm tiếng Hàn là hwacha), Thần cơ hỏa thương (súng phun lửa).  Xem nguồn: http://www.daviddarling.info/encyclopedia/C/Chinese_fire-arrows.html#top

Thần Cơ và Thần Công.

 Súng to nhỏ ngày xưa gọi là súng lớn nhỏ dài ngắn, và các tên riêng. Ghi văn tự hán thì súng lớn nhỏ đều là Pháo, gọi và viết thường là súng, pháo và súng đều là  Hán Việt.  Thần Cơ là tên súng của Hồ  Nguyên Trừng do Trung Hoa gọi, có đủ từ súng ngắn, súng dài, súng to. Từ này được đặt tên sách dạng võ kinh và ghi trong quốc sử: "Minh....đắc thần cơ thương pháo pháp.



CÁC LOẠI VŨ KHÍ CỦA VIỆT TỘC TỪNG LÀM QUÂN THÙ KHIẾP ĐẢM 

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt đã đương đầu và đánh bại rất nhiều kẻ xâm lược hùng mạnh. Trong quá trình lịch sử này, bằng trí thông minh, sáng tạo và tinh thần độc lập, tự cường, cha ông ta đã phát triển nhiều loại phương tiện chiến tranh đặc thù, đạt hiệu quả cao trên chiến trường và khiến kẻ thù phải kinh hãi.

Nỏ Liên châu - “súng máy” của người Việt cổ

Cung, nỏ là loại vũ khí tầm xa quan trọng bậc nhất trong các đạo quân vào thời kỳ hoả khí chưa xuất hiện. Người Việt đã sử dụng chúng từ rất sớm, với bằng chứng là những mũi tên đá có niên đại từ cách thời kỳ Phùng Nguyên (cách đây 3.500 - 4.000 năm) đã được tìm thấy.

Đến thời kỳ Âu Lạc, kỹ thuật chế tạo cung nỏ đã đạt đến một tầm cao mới khi tướng quân Cao Lỗ sáng chế ra nỏ Liên châu, loại vũ khí sát thương rất lớn với khả năng bắn ra nhiều mũi tên liên tiếp.


Loại nỏ này đã được thần thánh hóa với cái tên Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ, gắn với truyền thuyết thần Kim Quy đưa cho An Dương Vương một chiếc móng của mình để làm lẫy nỏ. Bởi vậy mà dân gian thường gọi đây là nỏ thần.

Sử tích kể lại, khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã hứng chịu các mũi tên từ nỏ Liên châu bắn ra như mưa, thây chết chồng chất và phải lui binh. Về sau quân giặc sợ tới mức cứ đem nỏ ra chĩa vào là chúng không dám đến gần. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí vô địch của nước Âu Lạc.

Chuyện thần Kim Quy cho vuốt chỉ là huyền thoại, nhưng theo cac tài liệu về nỏ Liên có ghi trong một số thư tịch cổ của Trung Hoa sự tồn tại của những loại nỏ bắt một phát ra được nhiều mũi tên qua một cái ống như kiểu nòng súng ở nước Việt đã được ghi nhận.

Cọc gỗ Bạch Đằng – án tử hình cho đội quân xâm lược

Gắn với các chiến thắng huyền thoại trên sông Bạch Đằng, những chiếc cọc gỗ đã trở thành thứ vũ khí hủy diệt đặc thù của người Việt mà không nơi nào khác có được.

Lần đầu tiên những chiếc cọc gỗ chôn vùi quân xâm lược là vào năm 938, khi vua Nam Hán phải thủy quân tràn vào nước ta qua ngả sông Bạch Đằng. Tướng Ngô Quyền đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy lòng sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục.

Khi nước triều lên ngập bãi cọc, Ngô Quyền dụ quân giặc từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng rồi vờ thua chạy. Đến khi thủy triều rút, ông hạ lệnh cho toàn quân đánh quật mạnh khiến đoàn thuyền hốt hoảng tháo chạy. Đến gần cửa biển thì chúng sa vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và bị đắm gần hết và nhận phải nhận lấy kết cục thảm bại.


Năm 1288, danh tướng Trần Hưng Đạo lại áp dụng trận địa cọc ngầm của Ngô Quyền 350 năm trước. Lần này, những kẻ bị trừng phạt là đạo thủy binh hùng mạnh của quân Nguyên với kết cục là hơn 3 vạn quân và gần 400 chiến thuyền đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống chỉ trong vòng một ngày.

Các chiến thắng lẫy lừng kể trên đã biến những chiếc cọc gỗ mộc mạc trả thành thứ vũ khí kinh điển trong lịch sử quân sự Việt Nam cũng như trên thế giới.

Voi chiến - binh chủng đặc biệt

Là mảnh đất loài voi sinh sống, người Việt đã sớm sử dụng voi như một loại vũ khí đặc biệt trong các cuộc chiến. Khi hành quân, voi là phương tiện chuyên chở vũ khí, lương thảo. Khi chiến đấu, voi trở thành chiến cụ đầy uy lực, có thể dùng vòi, ngà và chân tiêu diệt địch, phá rào luỹ mở đường tiến cho bộ binh. Với ưu thế của mình, voi chiến luôn trở thành nỗi kinh hoàng của quân xâm lược phương Bắc.

Tài sử dụng voi trận của người Việt đã được biết đến với hình ảnh “cưỡi voi đánh giặc” của Bà Trưng, Bà Triệu. Thời Tiền Lý, Lý Thường Kiệt đã đưa voi chiến vượt biên giới tham gia chiến đấu ở thành Ung Châu (1075), gây cho quân Tống nhiều khốn đốn. Voi cũng theo Trần Hưng Đạo đi đánh giặc Nguyên (thế kỷ 13), tham gia giữ thành Đa Bang trong kháng chiến chống Minh thời Hồ (1406) hay hiện diện trong cuộc trường chinh 10 năm khởi nghĩa của Lê Lợi.



Các đơn vị voi chiến được sử dụng rộng rãi hơn từ thời Trịnh, Nguyễn và đạt đến đỉnh cao vào thời Tây Sơn. Với tài quân sự của mình, Nguyễn Huệ đã biến voi thành một lực lượng hỏa lực cơ động, mang theo đại bác và hỏa pháo trên lưng, thực hiện nhiệm vụ của một phương tiện đột kích đáng sợ. Đó là những thay đổi vượt bậc so với các đội tượng binh thời trước đó.

Trận đánh điển hình cho tài dùng voi của Nguyễn Huệ là trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), khi 100 voi chiến của quân Tây Sơn đã làm đội kỵ binh của quân Thanh khiếp đảm, dẫm đạp lên nhau bỏ chạy về đồn.

‘Pháo đài biển khơi’ Định Quốc

Cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp cùng nhu cầu xâm lược thuộc địa của người châu Âu đã dẫn đến sự ra đời của những của những chiến hạm nhiều tầng pháo, loại vũ khí uy lực nhất trên biển thời ấy. Đối với nhiều triều đại phong kiến phương Đông, những chiến hạm này thực sự là những mối đe dọa khủng khiếp.


Tự tin trước những con “quái vật” đó, Nguyễn Huệ chủ trương đóng những chiến hạm có sức mạnh tương đương dựa trên việc tiệp thu kỹ thuật tiến bộ của phương Tây và tận dụng tay nghề khéo léo của của những người thợ đóng thuyền ở Đàng Trong. Và chiến hạm khổng lồ Định Quốc (nhà Nguyễn gọi là Đại Hiệu) đã ra đời. Đây thực sự là những pháo đài lớn di động trên biển với khả năng chở được voi chiến và trang bị tới 50 - 60 khẩu đại bác hạng nặng. Vào thời điểm cao trào, thủy quân tây Sơn có gần 20 chiếc “pháo đài” như vậy.

Chaigneau và Barizy, hai sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với thuỷ  quân Tây Sơn đã phải thừa nhận sức mạnh của những chiến hạm Tây Sơn nằm ngoài trí tưởng tượng của họ. Theo họ, số pháo, cỡ pháo và số lính trên các chiến hạm Định Quốc hoàn toàn tương ứng với các hạng chiến hạm hạng nặng ở châu Âu và vượt xa các chiến hạm mà Pháp, Bồ Đào Nha đã cung cấp cho Nguyễn Ánh.

Về kỹ thuật tác chiến, sau khi đã kinh qua rất nhiều trận đánh long trời lở đất khác như trận ở cửa Cần Giờ, cửa Hàm Luông và nổi tiếng nhất có lẽ là trận Rạch Gầm Xoài Mút khi mà trong chưa đầy một ngày đã tiêu diệt gần như toàn bộ 50.000 quân Xiêm… không ai có thể nghi ngờ về khả năng tác chiến của quân Tây Sơn.

Với những chiến hạm khổng lồ Đinh Quốc, triều đại Tây Sơn đã tạo ra một bước nhảy vọt trong lịch sử kỹ thuật quân sự nước ta.


Từ đầu thế kỷ XVIII, Nhà Nguyễn cho trưng bày súng thần công trước cung điện thể hiện sức mạnh của vương triều. Vào các buổi sáng, buổi chiều, nhà Nguyễn cho bắn súng lệnh, dân thường bị cấm không được đi ngang qua súng thần công, nếu đi ngang xa xa phải ngả mũ chào. Đối với các quan võ thời ấy khi được thăng quan tiến chức phải thờ thần công tạ lễ, một tháng hai lần cúng bái thần công.

Dưới triều Vua Gia Long (1802 – 18190) và Minh Mạng (1820 – 1840), là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của kỹ thuật đúc súng thần công của Việt Nam. Các vị vua này đã cho đúc 2.468 khẩu súng thần công các loại.

Tại đồi Bạch Dinh – Vũng Tàu, lễ hội bắn súng thần công cũng từng được tái hiện theo nghi lễ truyền thống Việt Nam vào năm 2006. Nơi đây xưa vốn là một pháo đài. Sử cũ ghi, từ đầu Trung Hưng năm 1788, Chúa Nguyễn đã xây dựng ở đây phong hỏa đài. Pháo đài này sau đổi tên là thành Phước Thắng và đến năm 1839 được xây dựng với quy mô lớn (thời Minh Mạng). Vua Minh Mang cho đặt 2 cỗ súng thần công và 6 cỗ hồng y.


Mùa xuân năm 1859, tại pháo đài Phước Thắng, súng thần công đã nã đạn vào quân Pháp và Tây Ban Nha, mở màn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ

CAO THẮNG
(1864-1893)
Trong bài "Vè Quan Đình" đã có đoạn mô tả việc Cao Thắng chế được súng Tây:
"Súng ta chế được vừa xong  
Đem ra bắn thử nức lòng lắm thay 
Bắn cho triệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe"


Khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đã đi theo Đội Lựu (Trần Quang Cán) làm liên lạc cho nghĩa quân mà triều đình Huế gọi là giặc Cờ Vàng. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Cao Thắng chiêu mộ lực lượng cùng em ruột là Cao Đạt đem 60 người đến hợp tác với Phan Đình Phùng đánh Pháp và được phong chức Quản cơ. Năm 1887, khi Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các lực lượng kháng Pháp, Cao Thắng được giao quyền chỉ huy nghĩa quân.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn kể lại: Khó khăn nhất đối với nghĩa quân lúc bấy giờ là vấn đề vũ khí. Kinh nghiệm cho thấy gươm giáo, gậy guộc không chống nổi súng đồng, cho nên Cao Thắng liền nghĩ cách chế tạo súng đạn...Trong một trận giáp chiến ở Hương Sơn - Nghệ An, Cao Thắng đoạt được 17 khẩu súng bắn mau của quân Pháp, ông liền cho thợ rèn ở hai làng Vân Chàng và Trung Lương (Hà Tĩnh) lấy súng làm mẫu...Sau mấy tháng ròng đúc được 350 khẩu như hệt kiểu súng năm 1874 của Pháp.
Ngoài chế tạo vũ khí, ông còn xây dựng được một đội quân có tính chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm, làm giặc Pháp khiếp đảm. Tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng trở về căn cứ, cử Cao Thắng làm tổng chỉ huy nghĩa quân và thu được nhiều thắng lợi trong những năm 1890 - 1891. Năm 1893, trong trận đánh Đồn Nu (Thanh Xuân - Thanh Chương - Nghệ An), ông bị trúng đạn và hy sinh lúc mới 29 tuổi.
Cụ Phan Bội Châu viết trong “Việt Nam vong quốc sử”: Ở hạt Hà Tĩnh, trong khoảng 11 năm, (nhiều người) đã liều mạng đánh nhau với Pháp, vất vả trăm trận đánh trở thành danh tướng một thời, trong số ấy nổi bật có Chưởng doanh nghĩa binh Cao Thắng... Thắng quả cảm, thiện chiến, thấy một cái súng tây mà có thể y theo kiểu chế tạo ra tinh xảo không kém gì của Pháp. Đánh nhau với Pháp, ông đã chém được đầu những quan một, quan hai của Pháp, quân Pháp đã phải khuyên nhau hễ gặp Thắng là phải tránh đi. Giá mà trong nước có được mấy trăm ông Thắng thì người Pháp chả phải rút về Tây ư?... Thắng chết, người Pháp đốt chỗ làng (ông) quật mộ ông lên... Tiếc thay! (Nguyễn) Chanh, Thắng chết rồi, Hà Tĩnh không có danh tướng nữa.
Cái chết của Cao Thắng đã gây xúc động lớn trong nghĩa quân. Chính tay cụ Phan Đình Phùng viết hai câu đối và đọc bài văn tế thống thiết:

- Thôi! Thôi!
Cửa tía lầu vàng đành kẻ khuất, đem thân bách chiến, để tiếng thơm cho tỏ mặt anh hùng.
Súng đồng gươm bạc mặc người còn, truyền lệnh ba quân, thét hơi mạnh để xây nền thịnh trị.
Thương ôi là thương!
Kể sao xiết kể!

Hình ảnh trong bài viết được lấy trên Internet

Tổng hợp từ Trịnh Khánh Tuấn, 20.4.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét