VN CÓ KẾ HOẠCH TIẾP TỤC XỬ DỤNG NGUỒN ĐIỆN THAN - ÍT NHẤT LÀ TỚI NĂM 2050

Theo một báo cáo mới nhất của tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến thị trường tài chính Carbon Tracker cho biết, 99% nhà máy điện than mới tại Việt Nam sẽ không mang đến lợi ích kinh tế và gây lãng phí khoảng 25 tỷ USD. Nhưng các đỉnh cao trí tệ VN trong Bộ Công Thương và EVN vẩn bất chấp li cảnh báo này, tiếp tục tiến trên con đường phát triển thêm điện than ít nhất là hết thế kỳ này. 

Thống kê cho biết TQ và VN hiện đang là nước dùng điện than nhiều nhất trong khu vực, tạo ra sự ô nhiễm môi trường rất đáng quan tâm. Không khí bị ô nhiễm phần lớn do khí thải từ các hoạt động của các nhà máy công nghiệp sản xuất, các phương tiện giao thông vận tải có các động cơ đốt trong và các khí thải từ nhà máy đỉện than gây ra. Lượng Khí CO2 hiện diện trong không khí, t đó sẽ xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Theo như thống kê của UBND thành phố Hà Nội mới đây, cho thấy toàn địa bàn thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 806 làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận; hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ôtô… Đây đều là những nguồn phát thải lượng lớn khí thải bẩn gây ra ô nhiễm không khí. Đánh giá của WHO, Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. 

Trong quá khứ, từ năm 2010, Việt Nam đã ngừng xây các đập lớn, thay vào đó, bắt đầu tập trung phát triển điện than và Việt Nam là nước nhận nhiều tiền đầu tư nước ngoài nhất cho việc phát triển điện than, theo sau là Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ...Và TQ là nước dẩn đàu việc đầu tư phát triển nhà máy điện than cho cộng sản VN. Các nhà máy do TQ xây dựng gần đây như: Nhà máy điện than Anh Khanh tại Bắc Giang, Nhà Máy Công Thanh, Nhà máy Nam Định, Nhà máy Sông Hậu, Nhà máy Vĩnh Tân... 

NHU CẦU ĐIỆN  GIA TĂNG CỦA VN

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 thì vào năm 2020, Việt Nam sẽ nhập khẩu hơn 2.300 MW điện (chiếm 3,1% tổng cơ cấu năng lượng điện), năm 2030 sẽ nhập 7.100 MW (chiếm 4,9% tổng cơ cấu năng lượng điện).

Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng khiến nguồn cung năng lượng đã không bắt kịp cầu. Dự báo, nhu cầu năng lượng của Việt Nam các năm 2015-2020-2030 tăng từ 89.000 MTOE lên 150.000 MTOE và 256.000 MTOE, trong khi khả năng cung ứng chỉ nhích từng chút một: 91.000-96.000 -113.000 MTO.

Để đáp ứng với nhu cầu gia tăng trong những năm gần đây, Việt Nam buộc phải tìm thêm nguồn cung cấp từ than đá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Theo dự báo của bộ Công Thương, than đá sẽ chiếm khoảng 42,6% công suất nguồn điện của Việt Nam vào năm 2030, tăng so với mức 38,1% ở thời điểm hiện tại. Cũng theo dự báo của bộ Công Thương, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng từ năm 2021, vì tăng trưởng nhu cầu điện nhanh hơn tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới. Như vậy, Việt nam sẽ phải nhập 680 triệu tấn than để cung cấp cho các nhà máy điện trong giai đoạn 2016 - 2030. Cách làm của Bộ Công Thương là thiếu đâu đấp đó, hầu có thể đáp ứng nhu cầu để không bị đảng trách mắng, một cách giải quyết tạm bợ vấn đề trong cơn khát điện, nhưng những quan đầu ngành đã không màng đến sức khoẻ của người dân vì CO2 phun ra từ các nhà máy điện than. Các cơ quan về môi trường của VN cũng thường né tránh vấn đề để được xuôi chèo mát mái với Bộ Công Thương, nên huà nhau  gật đầu đồng ý trước các dự án xây dựng nhà máy điện than, từ BCT đưa qua phê duyệt.  

Trong khi đó nhu cầu xử dụng nguồn điện than ở châu Âu cũng đang từ từ bị loại để thay vào các nguồn năng lượng thích ứng với môi sinh, như điện gió và điện mặt trời, đang được phát triển mạnh.


PHẠM MINH CHÍNH HỨA NHƯNG LÀM LÀ CHUYỆN KHÁC

Tại COP26 diễn ra tại Glasgow năm 2021, Thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính bất ngờ thông báo kế hoạch hết sức giật gân:'net zero' vào năm 2050. Việt Nam cũng ký kết và tuyên bố: sẽ theo xu hướng toàn cầu là chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch, theo đó cam kết nhanh chóng tăng cường năng lượng tái tạo và không xây mới thêm nhà máy điện than nào, đó là Phạm Minh Chính nói!!

Nhưng theo nhận định của bà Flora Champenois từ tổ chức Global Energy Monitor cho biết ngành điện than của Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác, không có một dấu hiệu nào giãm - Điện than là loại năng lượng 'bẩn' đóng góp hàng đầu vào việc tăng phát thải khí độc hại CO2 vào bầu khí quyển.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cộng sản Việt Nam từng cam kết và đã loan báo với thế giới là sẽ đưa chỉ số phát thải CO2 về 0 (net zero) đồng nghiã với việc dừng hoạt động các nhà máy điện than vào năm 2050. Nhưng nhìn kỷ lại, người ta không thấy các dỉnh cao  đưa ra một lộ trình nào rõ ràng cho kế hoạch dừng hoạt động của các nhà điện than, ngoại trừ không ngừng kêu gọi các cường quốc trên thế giới, nhất là nhóm G7 và khối  EU hổ trợ tiền và phương tiện trong việc thực hiện kế hoạch chuyễn đỗi nguồn năng lượng than sang năng lượg sạch.  

Được biết, trước đây cái bang Ba Đình đã từng moi được 29 triệu USD về đầu tư điện than ở VN trong giai đoạn 2011 - 2020 (Số liệu từ Global Energy Monito), nhận tiền xong bỏ vào túi, còn việc thực hiện thì từ từ nghiên cứu. Theo báo cáo của văn phòng ngoại giao EU vào 24/10/2022 gửi cho Politico, nếu như VN giãm nguồn điện than, thì sẽ nhận được tài trợ của EU khoảng 5 tỷ USD cho việc làm này. Có th đây chính là động lực để csVN tíêp tục đưa ra các kế hoạch xử dụng tiếp tục điện than, một chiến thuật của đảng cái bang dùng để moi tiền viện trợ của G.7 và EU ?  

Theo Politico tính đến năm 2020, điện than của Việt Nam đã tạo ra năng lượng nhiều bằng tất cả các nguồn khác cộng lại. Điện than cũng thải ra 126 triệu tấn CO2, tương đương một nửa lượng khí thải của Việt Nam.


TRỬ LƯỢNG THAN Ở VN

Việt Nam có trữ lượng than 3.360 triệu tấn (chiếm 0,3% trữ lượng than của thế giới), bình quân đầu người là 34,2 tấn/người. Trữ lượng than đá đang cạn dần. Năm 2015, khả năng khai thác than đá đáp ứng từ 96%-100% nhu cầu sử dụng. Năm 2020, khả năng khai thác chỉ đáp ứng được 60% và đến năm 2035, tỉ lệ này chỉ còn 34%. 

VN PHÁT TRIỂN TIẾP TỤC NGUỒN ĐIỆN THAN

Trong bối cảnh các nước văn minh trên thế giới đã và đang đồng loạt tháo gở việc xử dụng nguồn điện than, Việt Nam thì làm ngược lại, họ cho đặt thêm mục tiêu nguồn điện than tăng hơn gấp đôi công suất phát điện vào năm 2030, nhưng lại giảm mục tiêu về nguồn điện sạch đó là điện gió ngoài khơi và điện mặt trời. Điều này cho thắy VN trong tương lai sẽ còn gắn bó dài hạn vào vào nguồn than đá, ít nhất là cho đến cuối thập kỷ này. Việc làm của VN về việc xử dụng nguồn năng lượng điện than đi ngưọc với thế giới. Đây chính là điều khó hiễu của Bộ Công Thương vì nguồn tài nguyên than đá, dầu khí của VN đang dần cạn kiệt, một khi '' cao trào'' xây nhiệt điện vẫn tiếp tục

Theo các tài liệu từ Bộ Công Thương, cho biết mục tiêu năm 2030 đối với công suất điện gió ngoài khơi, dự kiến sẽ thu hút hàng tỷ đôla đầu tư nước ngoài, được đặt ở mức 6 GW từ con số 0 hiện nay - thấp hơn một chút so với mục tiêu 7 GW trong dự thảo tháng 12 về kế hoạch phát triển năng lượng. Công suất có thể tăng lên hơn 90 GW vào năm 2050, theo các mục tiêu do chính phủ chỉ đạo.

VN đã từng đưa ra cam kết tại hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow (COP26) vào tháng 11/2021 rằng sẽ đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050. Nhưng tới nay không thấy VN bắt đầu thực hiện điều hứa đó với thế giới, chỉ thấy Bộ Công Thương đang có những kế hoạch gia tăng việc xử dụng điện than cho tầm nhìn đến 2030. Thực ra vì đói đô la, nên csVN dùng việc giãm xử dụng nhà máy điện than để móc túi thêm các nước G7 và thế giới.

NHỮNG TÁC HẠI TRONG VIỆC XỬ DỤNG THAN.

Việc sử dụng than làm nhiên liệu đốt và việc sử dụng nó như nguồn năng lượng chính đã gây ra các tác động vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của con người, nó có thể gây ung thư và dẫn đến cái chết.

Sương mù, thứ từng có thể làm chết người ở London vào thế kỷ 19 đã được gây ra chủ yếu là do việc sử dụng quá nhiều than đá. Tại Hoa Kỳ, các nhà máy điện đốt than được ước tính vào năm 2004, đã gây ra gần 24.000 ca tử vong nhỏ tuổi hàng năm, bao gồm cả 2.800 ca ung thư phổi. Chi phí y tế hàng năm ở châu Âu chữa trị do việc sử dụng than để sản xuất điện là 42,8 tỷ euro, tương đương 55 tỷ đô la. Tuy nhiên, gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong của việc sử dụng than ngày nay đã giảm mạnh, nổi bật nhất là ở Trung Quốc.

Hít phải bụi than gây ra căn bệnh viêm phổi do than nổi tiếng có tên là "phổi đen", nó được gọi như vậy là vì bụi than theo nghĩa đen biến phổi thành màu đen thay vì màu hồng thông thường của chúng. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, ước tính có 1.500 nhân viên cũ của ngành than chết mỗi năm do ảnh hưởng của hơi thở trong bụi mỏ than.

Khoảng 10% than là tro, Tro than là chất độc hại và đặc biệt độc hại đối với con người và các sinh vật sống khác. Than tro chứa các nguyên tố phóng xạ Uranium và Thori. Than tro và các sản phẩm phụ đốt cháy khác được lưu trữ cục bộ và thoát ra bằng nhiều cách khác nhau để phơi bày những người sống gần các nhà máy than với các chất phóng xạ và môi trường.

Một lượng lớn tro than và các chất thải khác được sản xuất hàng năm. Năm 2013, riêng Mỹ đã tiêu thụ 983 triệu tấn than mỗi năm. Việc sử dụng than trên quy mô này tạo ra hàng trăm triệu tấn tro và các chất thải khác mỗi năm. Chúng bao gồm tro bay, tro đáy và bùn khử lưu huỳnh, chứa thủy ngân, urani, thori, asen và các kim loại nặng khác, cùng với các kim loại phi kim như selenium.

Hiệp hội bệnh Phổi Hoa Kỳ, Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, và các Bác sĩ về Trách nhiệm Xã hội đã công bố một báo cáo năm 2009, chi tiết ảnh hưởng bất lợi của ngành than đối với sức khỏe con người, bao gồm công nhân trong các mỏ và cá nhân sống trong cộng đồng và xem than là nguồn năng lượng. Báo cáo này cung cấp thông tin y tế liên quan đến thiệt hại cho phổi, tim và hệ thần kinh của người Mỹ do đốt than làm nhiên liệu. Thông tin chi tiết về tình trạng ô nhiễm không khí do khói thải khói là nguyên nhân gây ra hen suyễn, đột quỵ, giảm trí thông minh, tắc nghẽn động mạch, đau tim, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, ngộ độc thủy ngân, tắc động mạch và ung thư phổi.

EVN THAO TÚNG TRONG VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN

Ngành điện Việt Nam được quản lý bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), được thành lập năm 1995, có chức năng sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Với các chức năng đó hầu như EVN có vị thế độc quyền hoàn toàn trong ngành, cụ thể là:

*Độc quyền trong sản xuất

*Độc quyền trong truyền tải và phân phối

*Độc quyền trong định giá

Do đó đã từng xảy ra rất nhiều những bất cập trong việc phát triển nguồn cung điện như: Đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán điện từ các nguồn điện mới ngoài EVN khó khăn, thiếu minh bạch và thường kéo dài.

Giá bán điện chịu phụ thuộc vào quyết định của EVN, do đó xuất hiện nguy cơ giá EVN đề xuất thấp hơn mức mong đợi hoặc không bù đắp dược chi phí đầu tư và lãi vay.

Việc độc quyền của EVN gây cản trở đáng kể cho việc thu hút nguồn đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, do đó gây cản trở rất lớn cho việc phát triển ngành điện, vốn là ngành có chi phí đầu tư rất lớn.

Bài toán năng lượng là một bài toán khó đồi với các quan đầu ngành đi lên bằng đầu gối và quan hệ thân bằng quyến thuộc , nên  các quan có khả năng chuyên môn rất hạn hẹp, không có thực tài, nên đã đưa EVN đi vào lối cụt, kinh doanh  thua lỗ lên đến 31.000 tỉ đồng. Thông thường ở các nước văn minh, khi thua lỗ là các CEO họ tự động từ chức. Còn ở VN, càng thua lỗ càng ngồi lâu, càng bốc phét về các khó khăn của thế giới ...Mượn câu ca dao thời XHCN để kết thúc bài viết của tác giả.

"Mất mùa là tại thiên tai - Được mùa là tại thiên tài đảng ta"

MỜI ĐỌC THÊM:

*https://kimanhl.blogspot.com/search?q=EVN

Biên khảo từ người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 9.5.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét