THÁNH RẮC MUỐI PHẢI ĐÓNG CỬA NHÀ HÀNG Ở NEW YORK VÌ BỊ ĐÁNH GIÁ LÀ "QUÁ TỆ" !!
Khi sao chép trong blog này, xin ghi rỏ xuất xứ!! Đó chính là đạo đức tối thiểu của một người cầm bút theo văn hóa VNCH.
Khi sao chép trong blog này, xin ghi rỏ xuất xứ!! Đó chính là đạo đức tối thiểu của một người cầm bút theo văn hóa VNCH.
Khi sao chép trong blog này, xin ghi rỏ xuất xứ!! Đó chính là đạo đức tối thiểu của một người cầm bút theo văn hóa VNCH.
HOẢ TIỄN ATACMS SẼ ĐƯỢC MỸ CUNG CẤP CHO UKRAINE
NGƯỜI DÂN CẦN NÊN BIẾT VỀ TỘI ÁC CỦA ĐÁM THAM QUAN - MỘT THỨ KIÊU BINH TRONG BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ EVN.
NHỜ THIÊN TÀI ĐẢNG TA NÊN 3 THẬP NIÊN QUA - HAI VÙNG CÓ ĐỘ CAO NHẤT VN BỊ NGẬP SÂU CHỈ SAU MỘT TRẬN MƯA LỚN.
Chừng nào các tỉnh và thành phố lớn ở VN hết ngập nặng sau một cơn mưa lớn ?? là câu hỏi có hơn 3 thập niên qua của dân VN, mà đảng và nhà nước không bao giờ trả lời một cách thoả đáng cho dân. Đây chính là hậu quả của các thiên tài đảng ta, là những lãnh đạo thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng chuyên môn trong việc quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Việc làm của các thiên tài này đã làm điêu đứng sinh hoạt của xã hội và gây khó khăn cho người dân trong nước mổi khi mưa trút xuống các điạ phương. Riêng tại Sài Gòn tiêu tốn không biết bao nhiêu là tiền thuế của của dân, cũng như nghe không biết bao nhiêu lời hứa hẹ của cá cơ quan trách nhiệm trong việc thoát nước thành phố.
CHXHCNVN thường tự hào là đất nước có nhiều đỉnh cao nhất trong bộ máy cai trị, nhưng có một điều nghịch lý: các đỉnh cao này thay vì làm lợi cho dân, cho đất nước, nhưng cac thiên tài của đảng hầu hết đều là thứ phá hoại nhiều hơn cống hiến cho đất nước, cho nhu cầu dân sinh hay các nhu cầu về lợi ích công cộng. Họ là những thiên tài làm báo cáo hay nhất thay vì làm lợi cho dân nhiều nhất như các nước khác trên thế giới.
Nếu để ý, người dân sẽ thấy, nơi nào có nhiều dự án về bất động sản, nhiều dự án xây dựng nhiều là nơi đó chắc chắc sẽ ngập sâu sau những trận mưa lớn. Một tình trạng tương tợ như việc cúp điện của EVN.
Khi thiếu điện là các quan đầu ngành Bộ Công Thương và EVN hô hoán lên là thiếu nước tại các hồ chứa nước của các đập thuỷ điện, dân xử dụng điện quá nhiều trong muà nóng (?), hiện tượng El Nino xảy ra liên tục nên đưa đến việc thiếu điện....
Thật buồn cười là EVN chưa bao giờ nhận trách nhiệm: là thiếu tầm, thiếu khả năng chuyên môn để đo lưởng được những việc hết sức tầm thường trong phần trách nhiệm cung cấp đũ nhu cầu cho việc sản xuất điện tăng cùng nhịp với sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Việc thiếu điện không phải mới những năm gần đây, đã xảy ra trên 20 năm qua,.Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Việt Nam và Trung Quốc đã thiết đường dây kết nối điện từ năm 2004 qua năm kênh ở Quảng Tây và Vân Nam. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã truyền tải hơn 44,1 tỷ kw điện sang Việt Nam. Vào tháng 3/2016, kênh Quảng Tây bị ngưng nhưng các kênh ở Vân Nam vẫn tiếp tục hoạt động.
Trở lại câu chuyện ngập nặng nơi các tỉnh thành phố của 3 miền đất nước ngày hôm nay, người dân của các điạ phương bị ngập đã từng nghe không biết bao nhiêu là lời hứa của các quan tham đầu ngành không biết bao nhiều mà kể, nghe đầy cái lỗ tai, rồi ngập vẩn hoàn ngập. Việc làm này của các quan có nhiệm vụ chống ngập tại Sài Gòn và các nơi khác, làm người viết nhớ lại điệp khúc " Quan Ngại" của bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao thường phát ra mổi khi tàu chiến, tàu khảo sát của TQ tràn vào vùng biển chủ quyền của VN.
Được biết, hầu hết các lãnh đạo của các bộ ban ngành trong bộ máy điều hành đất nước hiện nay, nếu không là những người có bằng cấp cao chót vót như GS hoặc PGS hay TS và PTS... trong họ không có người nào có thể đưa ra được một chiến lược chống ngập lâu dài và hiệu quả cho Sài Gòn và các vùng khác. Trong đó tài cao bắc đẩu của các quan là làm ngập luôn hai thị trấn có có độ cao trên 1500 mét so với mặt nước biển, đó là Sa Pa và Đà Lạt.
Mặc dù “Hệ thống thoát nước của TP.Đà Lạt do Đan Mạch tài trợ hoạt động rất tốt, tuy nhiên vì sự bất hợp lýtrong vấn đề "quy hoạch xây dựng đô thị" của các đỉnh cao trí tuệ đảng ta, nên 3 thập niên qua cứ mưa xuống là ngập. Tương tự vùng cao nguyên Sapa là nơi có độ cao nhất VN, như số phận cũng như Đà Lạt, cứ một trận mưa lớn trút xuống là trung tâm thành phố cũng như sông, nuớc ngập khắp nơi. Ngập sâu, ngập triền miên khắp nơi là do sự bất cập của các "hê thống thoát nước của các thành phố" không đáp ứng được với việc quy hoạch xây dựng đô thị.
Xin mời nghe một bản nhạc chế rất hài hước có từ lâu trên Youtube về " Hà Nội muà này phố cũng như sông":
Hà Nội mùa này phố cũng như sông.
Cái rét đầu đông chân em run ngâm trong nước lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố.
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng.
Hà Nội mùa này chiều không có nắng.
Phố vắng nước lên thành con sông.
Quán cóc nước dâng ngập qua mông.
Hồ Tây, giờ không thấy bờ.
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn.
SÀI GÒN BỊ NGẬP NẶNG TỪ KHI NÀO?
Sài gòn bị ngập nặng từ khi bắt đầu xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng hai bên đường Nguyễn Văn Linh tại Quận 7 (huyện Nhà Bè cũ) từ năm 1996. Đây là khu đô thị mới có diện tích 750ha lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, được nhà nước công nhận là “Khu đô thị kiểu mẫu” đầu tiên tại Việt Nam. Được cấp phép và xây dựng trên vùng thấp và là nơi chứa nước của Sài Gòn. Thế nên khi xây dựng bừa bải để lập thành tích dâng đảng của các quan đầu ngành thiếu sự nghiên cứu về điạ thế đưa đến sự thoát nước của Sài Gòn bị cản trở gây ngập lụt khắp các nơi tại Sài Gòn, đó là điều mà trước năm 1975 không xảy ra. Lý do là khi quy hoạch Sài Gòn đếu phát triển về hước Bắc của Sài Gòn không phát triển về hướng nam như các thiên tài của đãng ta.
NGUYÊN NHÂN NGẬP NƯỚC KHÁC:
Tình trạng của Sài Gòn ngày nay đến giờ rất bi đát, không cần đến mưa, chỉ cần thủy triều lên, Sài Gòn không mưa cũng ngập. Còn mưa thì… khỏi bàn!. Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/sai-gon-thanh-pho-ho-chi-minh-trieu-cuong-ngap/4403840.html
Đồ án quy hoạch đầu tiên do đại tá công binh Pháp Coffyn đệ trình lên thống đốc Bonard năm 1862, theo đó Sài Gòn được thiết lập trên bờ sông có địa hình cao, với diện tích 2.500 ha cho dân số 500.000 người. Để thoát nước tự nhiên theo triền dốc, thiết lập hồ nhân tạo điều hòa nước mưa hay thủy triều đào ở vùng trũng. Hồ này có một số cửa được mở ra để nhận nước sạch từ sông và kinh rạch chảy vào khi nước thủy triều lên, và bằng cách này nó sẽ tống nước dơ ra kinh rạch bằng một hệ thống các ống dẫn ra kinh Bến Nghé, Thị Nghè và sông Sài Gòn khi nước triều xuống. Cứ hai lần một tuần nước chảy vào và xả ra sẽ làm sạch hệ thống nước thải của thành phố.
Năm 1943, kỹ sư Pugnaire cùng với kiến trúc sư Cerutti, công bố kế hoạch chỉnh trang Sài Gòn – Chợ Lớn và phát triển thành phố đến tận năm 2000 với dân số dự kiến tăng trên 1 triệu vào năm 2000. Trong kế hoạch này hai ông đưa ra đề xuất là phải đào một cái hồ ở phía tây đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng ngày nay), một mặt lấy đất tôn cao nền để xây dựng nhà cửa và điều quan trọng là để chứa nước mưa.
Quanh hồ nhân tạo lớn này sẽ thiết lập một khu triển lãm, vận động trường thể thao, những câu lạc bộ thể dục và bơi lội, cùng các cơ quan hành chính của tỉnh Gia Định. Một hệ thống thoát nước dựa vào chính dòng chảy tự nhiên bằng một hệ thống kinh mương nối nhau chảy thoát ra sông. Dự án chưa được thực hiện vì chiến tranh .
Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo, gồm quý ông như KTS Ngô Viết Thụ, KS Trần Lê Quang, v.v. đã công bố “Dự án thiết kế thủ đô Sài Gòn”. Dự án nghiên cứu rất chi tiết, từ lịch sử, địa lý đến điều kiện xã hội học, qui hoạch, thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính.
Theo dự án này, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng trên vùng đất cao, theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía bắc và đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi). Thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ. Các cơ sở kỹ nghệ, và đại học phải dời ra khỏi Sài Gòn cũ, để dân chúng tự động đến định cư ở thành phố mới.
Tóm lại: Sách kỷ lục Guinness từng ghi nhận, những cái bánh chưng, bánh tét, tô phở lớn nhất của VN. Nhưng Guinness đã hết sức thiếu sót về một kỷ lục là 63 tỉnh thành phố VN vào muà mưa không có tỉnh nào mà không ngập sau một trận mưa lớn, kể luôn 2 thành phố có độ cao nhất nước là Sapa và Đà Lạt.
Thành tích này lập được do các thiên tài thuộc Bô Xây Dựng bộ phận "Quy Hoạch xây dựng Đô Thị"., thiếu nghiên cứu về lượng mưa cũng như các vùng trũng nơi điạ phương đưọc các quy hoạch.
Bài viết của Hậu Duệ VNCH vùng Nam Đức Lý Bích Thuỷ ngày 23.5.2019, được bổ túc bởi người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn ngày 29.6.2023.
ĐỆ NHẤT PHU NHÂN NAM HÀN
Kim Keon-hee (tiếng Triều Tiên: 김건희; Hanja: 金建希; sinh ngày 2 tháng 9 năm 1972) là một nữ doanh nhân Hàn Quốc, là Đệ nhất phu nhân của Đại Hàn Dân Quốc kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2022 với tư cách là phu nhân của tổng thống thứ 13 của Hàn Quốc Yoon Suk -yeol. Bà hiện là giám đốc điều hành và chủ tịch của công ty triển lãm nghệ thuật, Covana Contents.
Bà Kim từng theo học chuyên ngành hội họa tại Đại học Kyonggi và có bằng thạc sĩ về giáo dục nghệ thuật, tiếp đó bà đậu bằng tiến sĩ về thiết kế nội dung kỹ thuật số. Bà kết hôn với ông Yoon Suk-yeol hồi tháng 3/2012.
Theo Korea Times, bà Kim Keon-hee thường xyên nổi bật và thu hút nhiều chú ý mỗi lần xuất hiện cạnh Tổng thống Yoon. Đệ nhất phu nhân được nhiều tờ báo Hàn Quốc gọi là fashionista nhờ phong cách lịch thiệp của mình.
"Bà Kim khắc họa hình ảnh một phụ nữ đẳng cấp, tinh tế, độc lập và chuyên nghiệp, khác những đệ nhất phu nhân trước đây", Kang Jin-joo - người từng là cố vấn hình ảnh của cựu Tổng thống Lee Myung-bak - nhận định. Trong khi đó, giáo sư khoa học chính trị Cho Jin-man tại Đại học Nữ sinh Duksung (Seoul) ví bà Kim như làn gió mới, đại diện sự thay đổi và phát triển của phụ nữ Hàn Quốc.
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc vừa giảng dạy tại các trường đại học vừa theo đuổi sự nghiệp trong ngành nghệ thuật, thiết kế. Năm 2007, bà thành lập công ty chuyên về lập kế hoạch triển lãm mang tên Covana Contents, chuyên tổ chức các triển lãm nghệ thuật quy mô lớn.
Bà Kim là một phụ nữ hiện đại và năng động. Bà thổ lộ không bao giờ muốn từ bỏ sự nghiệp của mình, chấp nhận là một người nội trợ. Năm 2018, bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi không muốn từ bỏ sự nghiệp của mình và trở thành bà nội trợ chỉ vì chồng là quan chức cấp cao".
Bà là Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc hiếm hoi có câu lạc bộ người hâm mộ riêng. Một cộng đồng trực tuyến dành riêng cho bà trên cổng thông tin lớn nhất Hàn Quốc - Naver đã được thành lập tháng 12/2021 và có gần 100 nghìn thành viên. Fanpage mang tên Keon-hee sarang (Tình yêu dành cho Keon-hee) tập hợp và chia sẻ hình ảnh đời thường của bà.
Tổng hợp từ Vị Mặn Quê Hương 27.06.202