EU ĐÃ NÓI LỜI TẠM BIỆT VỚI CÁC XE Ô TÔ CHẠY BẰNG DIESEL VÀ XĂNG TỪ NĂM 2035

Các nước châu Âu trong nhũng năm qua đã đua nhau giãm khí thải CO2 vào bầu không khí của trái đất. Để thực hiện được điều này các quốc gia châu Âu như Đức đã lần lượt cho đóng cửa, không còn cấp phép hoạt động cho các nhà máy năng lượng than, năng lượng hạt nhân. Nay với quyết định mới mang tính cách lịch sử các nghị viện EU, mới đây đã bỏ phiếu cấm sản xuất tiếp tục các ô tô có động cơ đốt trong từ năm 2035. Như vậy các xe ô tô và xe gắn máy  chạy bằng nhiên liệu xăng và Diesel sẽ cáo chung ở châu Âu, các trạm xăng có thể sẽ thay bằng các trạm sạc điện và đổ Hydro cho các xe chạy bằng Pin nhiên liệu, thay vi xăng và Diesel như hiện tại. 

Nếu tính từ năm 1858 – Kỹ sư sinh ra ở Bỉ, Jean Joseph Étienne Lenoir đã phát minh và được cấp bằng sáng chế (1860) động cơ đốt trong đánh lửa bằng tia lửa điện cho động cơ chạy bằng khí than. Năm 1863, Lenoir gắn một động cơ cải tiến (sử dụng xăng dầu và bộ chế hòa khí thô sơ) vào một toa xe ba bánh để hoàn thành chuyến đi lịch sử dài 50 dặm. Đó là 2 chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới dùng động cơ đốt trong và thải ra khí CO2 ra ngoài. 

Đến nay sau 165 năm tồn tại của các xe hơi, xe gắn máy, xe hàng.. chạy bằng đột cơ đốt trong bằng nhiên liệu xăng dầu, đã bị khép lại. Năng lượng lượng dầu hoả sẽ không còn làm khó đến nền kinh tế của các quốc gia thế giới nửa - Các nước sản xuất dâu hoả sẽ bơt hung hăng trong việc bắt chẹt thế giới. Giai đoạn mới sẽ bắt đầu trên thế giới, đi đầu là châu Âu.

Trên toàn thế giới, có khoảng một tỷ xe ô tô đang hoạt động trên đường phố; chúng tiêu thụ khoảng một ngàn tỷ lít (0,26×1012 gal Mỹ; 0,22×1012 gal Anh) xăng và dầu diesel hàng năm.  

Theo báo cáo của Cơ quan Môi trường Châu Âu, giao thông vận tải chịu trách nhiệm về một phần tư tổng lượng khí thải CO2 của EU vào năm 2019, trong đó 71.7% đến từ vận tải đường bộ. Lượng khí thải CO2 từ vận tải hành khách thay đổi đáng kể tùy thuộc vào phương thức vận tải. Xe du lịch là tác nhân gây ô nhiễm chính, chiếm 61% tổng lượng khí thải CO2 từ hoạt động vận tải đường bộ của EU.


EU đặt mục tiêu đạt được Giảm 90% phát thải khí nhà kính từ giao thông vận tải vào năm 2050, so với năm 1990. Đây là một phần của nỗ lực giảm phát thải CO2 và đạt được sự trung hòa về khí hậu vào năm 2050 theo Bản đồ đường đi của Thỏa thuận Xanh Châu Âu.

Quyết định này chưa thấy đề câp tới các động cơ đt trong của tàu bè và máy bay dân sự, quân sự  cũng như các động cơ đốt trong dùng trong bộ binh như xe tăng và các loại quân xa khác....Như vâỵ từ năm 2035 trở đi trên bộ chỉ còn lưu  thông các loại xe điện và chạy xe bằng Hydro.

Theo thống kê. hiện nay tại Đức, chỉ có 2% đã đăng ký là ô tô điện hoàn toàn,  trong tổng số khoảng 48,8 triệu ô tô đang lưu hành . Nhưng các chính trị gia Đức có những tham vọng đầy hy vọng  là đến năm 2030 sẽ có 15 triệu người dùng xe điện. Với hơn 260 kiểu mẫu xe từ 50 nhà sản xuất khác nhau,  gồm: VW, Mercedes, BMW, Audi, Porsche, Opel, Hyundai, Tesla và BYD, việc lựa chọn xe điện ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Nguồn tham khảo: https://www.msn.com/de-de/auto/nachrichten/eu-sagt-tsch%C3%BCss-zum-verbrennungsmotor-alles-was-sie-%C3%BCber-elektroautos-wissen-m%C3%BCssen/ar-AA1cSJaa?ocid=msedgntp&cvid=9c4ce70debfb45caba72fe12cecd707f&ei=12

Ngành sản xuất ô tô tại Trung Quốc sản xuất số lượng lớn nhất (20 triệu xe vào năm 2020), tiếp theo là Nhật Bản (bảy triệu xe), sau đó là Đức, Hàn Quốc và Ấn Độ.Thị trường lớn nhất là Trung Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ.

Người lính gì xa quê hương Trinh Khánh Tuấn 22.06,2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét