IRAN GIỚI THIỆU HOẢ TIỄN TẦM TRUNG SIÊU THANH

Iran đang tham gia vào cuộc đua hoả tiễn siêu thanh. Một hoả tiễn tầm trung mới chế tạo đã được nước này vừa khoe khoang với thế giới

Iran đã công bố một loại hỏa tiễn siêu thanh do nước này phát triển được cho là vượt trội hơn so hoả tiễn siêu thanh Kinshall của Nga. Điều này đã được hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin, dẫn lời tuyên bố của người chỉ huy quân sự cấp cao Amir-Ali Hajizadeh.
Ông Hajizadeh, chỉ huy Lực lượng Không quân Vệ binh Cách mạng cho biết, loại hoả tiễn mới này được cho là đã vượt qua các cuộc thử nghiệm ban đầu và sẽ sớm được ra mắt công chúng. Loại hoả tiễn mới này sẽ đạt tốc độ từ 12 đến 13 Mach (14.700 đến 16.000 km/h). Nó có thể bay bên ngoài bầu khí quyển của trái đất. Ông Hajizadeh cho biết vũ khí mới có thể né tránh mọi hệ thống phòng thủ.

Hoả tiễn Kinzhal và Tsirkon của Nga, là một trong những loại vũ khí nhanh nhất cho đến nay, đạt tốc độ Mach 8 đến 12. Hoa Kỳ cũng có hoả tiễn siêu thanh với vận tốc Mach 17. Tầm bắn xa của chúng được cho là khoảng 2.800 km.


Iran trước đó đã giới thiệu một loại hoả tiễn khác: mẫu Kheibar được cho là có tầm bắn 2.000 km và có thể mang đạn nặng tới 1,5 tấn. Kheibar là tên của một thành phố cổ ở Ả Rập Saudi ngày nay.

Với loại vũ khí mới này của Iran sẽ mối đe doạ nền an ninh khu vực nhất là với Israel. Không biết với hệ thống "Vòm sắt" của Israel có thể bắn hạ được loại hoả tiẽn này của Iran hay không? Được biết "Vòm Sắt" của Israel, còn gọi là "Iron Dome"
Israel đã sử dụng rộng rãi hệ thống phòng không Vòm Sắt để chống lại các hỏa tiễn và máy bay không người lái (UAV) của lực lượng Hames kiểm soát ở dải Gaza và đã từng chứng minh rất hiệu quả.
Iron Dome như là một mái nhà bằng sắt, tiếng Đức gọi là Die "Eisenkuppel" , bao phủ lãnh thổ Israel, là một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn gồm ba tầng. Nhằm bắn chận các hỏa tiễn tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, một tiểu đoàn có khả năng bảo vệ bao quát một diện tích rộng tới 150 km2, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar dùng để nhận dạng, theo dõi, hướng dẫn bắn. Trung tâm chỉ huy hỏa lực và ba bệ phóng với 20 rocket đánh chặn Tamir cho mỗi bệ phóng. Với hệ thống phòng thủ này, quân đội Israel có thể tính toán được điểm rơi của tên lửa mục tiêu và tiêu diệt trong khoảng thời gian rất ngắn.
Điểm đặc biệt của hệ thống Iron Dome, nểu rocket lạ, không hướng vào các khu dân cư và địa điểm quan trọng, thì nó sẽ không khởi động hệ thống đánh bắt hỏa tiễn lạ bay trên vòm trời.


Hoả tiễn siêu thanh rất đặc biệt vì chúng đạt tốc độ rất cao khi được phóng ra. Chúng cũng có thể bị máy bay bắn hạ - vì vậy chúng không thể bị phát giác trên hình ảnh radar. Mẫu Kinzhal của Nga cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Tốc độ cao cũng khiến lực lượng phòng không khó phát giác kịp thời các hoả tiễn siêu thanh đang lao tới. Tuy nhiên, thông tin mới đây từ Ukraine cho biến là đã bắn hạ được loại hoả tiễn Kinzhal - do hệ thống phòng không tối tân Patriot của phương Tây và Mỹ cung cấp.

Theo ông Inra, Iran nhấn mạnh rằng họ chỉ muốn sử dụng vũ khí mới phát triển cho mục đích phòng thủ quốc gia. Tuy nhiên, người ta đã biết rằng Tehran gần đây đã từng giao rất nhiều máy bay không người lái Shahed của mình cho Nga. Bayerischer Rundfunk của Đức báo cáo rằng hoả tiẽn có thể được Iran giao cho Nga tiếp theo trong tương lai. Chuyên gia hoả tiễn Markus Schiller ở Munich (Đức) đã có nói với BR về việc này rất có thể xảy ra.

Tin thời sự từ Trịnh Khánh Tuấn, 4.6.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét