GIÁO PHÁI VÔ THẦN ĐàCHÍNH THỨC CHẤP NHẬN QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ TOÀ THÁNH VATICAN Ở VN - SAU CHUYẾN ĐI CỦA VÕ VĂN THƯỞNG

Theo chiều dài lịch sử mối liên hệ giửa Giáo Hội công giáo Roma với VN từ giửa thế kỳ 16 cho đến ngày 30.4.1975 với chế độ miền nam VN, trong đó không có sự bang giao với giáo phái cộng sản miền bắc VNDCCH.

Như thống kê của chxhcnVN mới nhất cho thấy có gần bảy triệu tín đồ Công giáo La Mã tại Việt Nam; con số này ước chừng 6,6% dân số trong nước. Và đảng từng có những cuộc đàn áp đẫm máu tại miền bắc trong thời CCRĐ, gây ra cuộc di cư của hơn 800.000 người công giáo di cư vào nam vào nam 1954, sau hiệp định Genève ký kết vào tháng 7/1954.

Đảng và Chính phủ cộng sản cho từ thời hồ chó mèo luôn  quan niệm rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam có mối quan hệ lịch sử gắn bó với sự xâm lược của thực dân Pháp nên đã tuyệt giao với Toà Thánh Vatican từ 1945 cho đến nay, kéo dài gần 8 thập niên. Đảng cũng từng cho các tên giặc trọc quốc doanh như: thích nhật từ, thích chân quang đánh phá liên tiếp người công giáo trong  những năm gần đây. Hoạt động đưa đến việc cho phép đại diện thường trú toà thánh Vatican có mặt ở VN kéo dài từ năm 2009 đến tháng 3/203 có tất cả 10 lần thảo luận với nhau, lần mới nhất của lần họp thứ 10 diễn ra tại Vatican vào ngày 31/3 vừa qua. Trong lần họp này do Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh- Đức ông Miroslaw Wachowski, và người đồng cấp Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, đồng chủ trì.

Sự việc chxhcnVN cho phép một đại diện thường trú của Giáo hoàng La Mã tại Việt Nam là một hiện tượng cho thấy tộc cối Ba Đình sẽ có những bước tiến khác đưa đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai phía. Đại diện thường trú của Toà Thánh chỉ là một biểu hiện sự mở rộng giao lưu của giáo phái vô thần với công giáo hữu thần. Cho Vatican thiết lập một đại diện thường trú ở VN, chưa  phải là mối liên hệ ngoại giao đầy đũ và bình thường như các cấp đại sứ của các quốc gia khác, như một số người khác đã lầm tưởng.

Võ Văn Thưởng từng tuyên bố trên hệ thống truyền thông lề đảng là: Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động, phát triển theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; trong đó có Luật tín ngưỡng tôn giáo và tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của người dân và các tổ chức tôn giáo. 

Hãng thông tấn Công giáo độc lập UCA chuyên đưa tin về giáo hội Công giáo tại Châu Á, cho biết: mặc dù cho đại diện thường trú Vatican được có mặt ở VN trong những ngày tới nhưng,  Hà Nội đưa ra nhiều hạn chế đối với hoạt động của Hội thánh Công giáo; như quy định về số giáo xứ…

Tổng hợp từ người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 28-7-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét