VÌ SAO JOE BIDEN ĐÁP LỜI MỜI CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG LẶN LỘI TỚI VN NGÀY HÔM NAY 10/9 ??
Muốn rút khỏi thị trường ở TQ thì Hoa Kỳ phải có nguồn cung cấp khác về nguồn đất hiếm. Vì đất hiếm là chià khoá của nền kinh tế quốc phòng của xứ cờ hoa. Tuy Mỹ cũng có nguồn nguyên liệu này, nhưng vì nhu cầu cho quốc phòng quá lớn, nên cần phải có nguồn cung cấp khác để hổ trợ sau khi thoát Trung về nguồn nguyên liệu này. Đất hiếm là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc. Sự phong tỏa "cấm linh kiện bán dẫn và chip" từ Trung Quốc của Mỹ đã biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ. Cuối cùng, Trung Quốc đã dùng đất hiếm và các khoáng sản để làm vũ khí "răn đe" khi cần. Đây chính là trọng tâm của chuyến đi lần này của Joe Biden đến VN-
TÌNH TRẠNG THIẾU CHIP BÁN DẨN TRÊN THẾ GIỚI
Chip bán dẫn là thành phần quan trọng của các cơ phận điện tử hiện đại. Và có thể được tìm thấy trong hàng nghìn sản phẩm được sử dụng hàng ngày. Bao gồm ô tô, máy bay, tàu thuỷ, các hoả tiễn dẩn đường, máy tính, điện thoại thông minh và thiết bị y tế… Những con chip này là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử. Chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Từ các tác vụ lặp đi lặp lại như bộ nhớ và bộ vi xử lý. Đến các tác vụ phức tạp như trí tuệ nhân tạo, học máy và đồ họa cao cấp. Kỹ nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ rất cần loại chíp bán dẩn này.
Do tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng, các nhà sản xuất ô tô lớn và các công ty công nghệ buộc phải hạn chế sản xuất. Theo báo cáo từ seznamzpravy.cz (Cộng hòa Czech), tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, các nhà sản xuất ô tô lớn cũng như các công ty công nghệ Apple và Samsung phải hạn chế sản xuất. Mỹ nâng tầm ĐTCLTD vói VN là để kiếm đầu ra cho nguồn cung cấo chíp bán dẩn, và có kế hoạch để đặt đại bản doanh ở VN để sản xuất loại chip này.
Đây là một sự may mắn cho VN, chạm tay được một kỹ thuật tối tân nhất hiện nay, còn là chìa khoá để mở ra nhiều lãnh vực khác thay vì chỉ sản xuất con ốc vít bảng số xe ô tô như 48 năm qua. Tuy nhiên một khuyết điểm lớn của VN cho ngành này, là không có nhân sư, và cần đến sự đào tạo của Hoa Kỳ, và còn cần một thời gian dài nửa mới có thể làm chủ được kỹ thuật này.
"Số lượng các kỹ sư phần cứng hiện có thấp hơn nhiều con số cần thiết để hỗ trợ các khoản đầu tư hàng tỷ USD," khoảng một phần mười nhu cầu dự đoán trong vòng 10 năm tới, ông Vũ Tú Thành, giám đốc văn phòng Hội đồng Doanh nhân Mỹ-ASEAN tại Việt Nam, cho hay.
Đất nước 100 triệu dân này chỉ có 5000 đến 6000 kỹ sư phần cứng được đào tạo cho ngành sản xuất chip, trong khi nhu cầu dự kiến khoảng 20.000 trong năm nay và 50.000 trong một thập kỷ, ông Thành nói, dẫn số liệu ước tính từ các công ty và các kỹ sư
Tình trạng thiếu kỹ sư kinh niên ở Việt Nam đang nổi lên như một thách thức chính đối với việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại nước này, và đối với kế hoạch của Mỹ nhằm thúc đẩy quốc gia Đông Nam Á này thành trung tâm sản xuất chip nhằm phòng ngừa rủi ro liên quan đến nguồn cung từ Trung Quốc, theo Reuters. Nhưng vì nhu cầu bức thiết Hoa Kỳ buôc Hoa Kỳ phải nhả kỹ thuật chế tạo cho VN.
CÁC ĐẠI BÀNG CHIP BÁN DẨN CỦA HK ĐÃ SẢN SÀNG ĐÁP XUỐNG VN.
Các hãng bán dẫn và kỹ thuật số hàng đầu của Mỹ gồm Intel, GlobalFoundries và Google sẽ tham dự một cuộc hop ở Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày mai thứ hai 11/9 , sau khi Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam và cùng với Nguyễn Phú ký nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến luợc toàn diện.
Đây là ước muốn của Mỹ muốn đẩy mạnh vai trò của Việt Nam trong các mảng khác nhau của ngành sản xuất chip bán dẫn. Kế hoạch này nằm trong chiến lược rộng hơn của Washington làm giảm rủi ro có liên quan tới Trung Quốc của ngành này, trong đó có các biện pháp hạn chế thương mại và căng thẳng về vấn đề Đài Loan.
Các lãnh đạo cao cấp từ Google, Intel, Amkor, Marvell, GlobalFoundries và Boeing được trông đợi sẽ tham gia cuộc họp, theo một danh sách mà một người biết chi tiết về kế hoạch cho Reuters hay.
NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẤT HIẾM CỦA VN
Mỹ đã từng đến khảo sát ở VN và cho biết, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).
Ngoài đ61t hiếm Việt Nam cũng có trữ lượng bô-xít quặng nhôm khoảng 5,8 tỉ tấn, đứng thứ 2 thế giới sau Guinea với 7,4 tỉ trên tổng lượng thế giới 31 tỉ. Và trữ lượng quặng đồng tại mỏ Sin Quyền (tỉnh Lào Cai) được đánh giá khoảng 100 triệu tấn.
Trên thế giới, để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, các quốc gia kỹ nghệ như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… đã tìm tới những nước có nguồn đất hiếm dồi dào. Do đó cũng trong tháng 6 năm nay, Tổng thống Yoon Suk Yeol của Nam Hàn và 205 doanh nghiệp đến VN từ ngày 22 đến 24.6 vừa qua. Hàn Quốc và Việt Nam cũng zừng đã ký một bản ghi nhớ thiết lập một trung tâm dây chuyền cung cấp đất hiếm và các khoáng sản quan trọng khác nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho các công ty Hàn Quốc và khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam. Nay thì đến lượt Hoa Kỳ theo sau Hàn Quốc đến VN để chạm tay với nguồn nguyên liệu quí giá này.
Tóm lại Hoa Kỳ tìm đến VN không phải vì muốn làm cây dù cho VN ở biển đông, hay gánh thay cho VN trong việc bảo vệ bờ biển cho VN, càng không phải đến để kết thân với VN ....mà là vì nguồn lợi kinh tế cho Mỹ. Joe Binden trong khoảng khắc bị dân Mỹ lên án làm làm tuột dốc nền kinh tế số 1 của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ của ông. Muốn kéo cái quần xệ lên thi Joe Biden phải làm điều gì đó để giúp khai thông kỹ nghệ quốc phòng của Mỹ vì GDP của nước này, đều trông đợi và việc buôn bán vũ khí tối tân.
Bình luận thòi sự từ người lính VNCH Vũ Thái An 10-09-2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét