VỊ VÕ SƯ NÀO LÀ NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG XÂY DỰNG VVN-VVĐ TRÊN ĐẤT PHÁP VÀ TỪ ĐÓ LAN TOẢ RA KHẮP CÁC CHÂU LỤC KHÁC??

Uống nước phải nhớ nguồn, một đức tính cao đẹp và hết sức nhân văn trong Việt Đạo, nhưng đám võ sư thế hệ đi sau vì hám danh nên bỏ quên tên tuổi của vị võ sư, người đãt viên đá đầu tiên xây dựng phong trào Vovinam Việt Đạo Pháp Quốc, đó là Giáo sư-Tiến sĩ toán Phan Hoàng, một người thành danh trên đất Pháp, trước khi ông sinh viên Trần Nguyên Đạo đặt chân lên đất Pháp 1974, để phụ tá võ sư Phan Hoàng trong việc huấn luyện. 

Vovinam trên thế giới ngày nay, mà không nhắc tới phong trào Vovinam Việt Võ Đạo tại Pháp, xuất phát điểm từ võ sư Phan Hoàng, cái nôi đầu tiên đã đưa Vovinam lan toả ra khắp châu Âu, rồi tiếp đó là các châu lục khác là một sự khiếm khuyết trong chính sử của môn phái, đó là một sự nghịch lý còn là sự cố tình của đám võ biền thế hệ đi sau, trong môn phái VVN quốc doanh, cũng như  đám võ sư hám danh trong Tổng Liên Đoàn VVN-VVĐ/TG - Họ là những người uông nước nhưng quên nguồn, để tự tâng công trong môn phái.

Sau gần nửa thế kỷ có mặt trên đất Pháp, Vovinam không những chiếm một vị trí trân trọng trong làng thể thao Pháp mà còn lan tỏa phong trào đi khắp thế giới, nhờ vào sự tiếp tay của các võ sư tị nạn cộng sản sau khi bọn bắc cộng chiếm miền nam VN, sau khi các võ sư, huấn luyện viên này đến các quốc gia tự do trên thế giới để sinh sống. Sự phát triển này không đến từ cá nhân Trần Nguyên Đạo hay Nguyễn Văn Chiếu, mà từ lâu các vị này đã thừa hưởng Crédit của võ sư Phan Hoàng và cá võ sư tị nạn cộng sản ở các nước thứ 3.

Vovinam Việt Võ Đạo đã có mặt ở khắp các châu lục trên toàn thế giới, thu hút ngày càng đông đảo các môn sinh, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay chính kiến tham gia tập luyện. Có được sự phát triển như ngày hôm nay của Vovinam Việt võ đạo là nhờ những đóng góp tận lực của các thế hệ võ sư, huấn luyện viên ở khắp nơi trên thế giới, những người học trò trung thành, quyết đi theo con đường của sáng tổ môn phái Nguyễn Lộc đã vạch ra nhằm duy trì một tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt.

GS TS Phan Hoàng là một võ sư và nhà khoa học người Việt Nam, được coi là người sáng lập Vovinam Pháp Quốc. Ông sinh năm 1935 tại Hà Nội, bắt đầu học Vovinam từ năm 1950 với võ sư Nguyễn Lộc, sáng tổ môn phái. Năm 1964, ông sang Pháp du học, Ông cũng là một giáo sư và tiến sĩ về toán học, vật lý và tin học, đã có nhiều đóng góp cho khoa học thế giới, không như những võ biền Nguyễn Văn Chiếu hay Trần Nguyên Đao, không xứng tầm để so sánh với võ sư Phan Hoàng.

Năm 1974 nhân một số các võ sư danh tiếng võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp vì thích lý tưởng Việt Võ Ðạo đã kêt hợp lại, dưới sự hướng dẩn của Giáo Sư Phan Hoàng, đã tìm về nguồn nơi tổ đường VVN ở đường Vĩnh Viễn để tập huấn và sát nhập dưới trướng của môn phái Vovinam. Vì nhu cầu phát triển môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo ra thế giới. Nên võ sư Chưởng Môn và Ðại Hội Ðồng Môn Phái đã chấp nhận điều thỉnh nguyện này và đặc cử Giáo Sư Phan Hoàng đảm trách Liên Ðoàn Việt Võ Ðạo Pháp Quốc (Dederation Francai de Việt Võ Ðạo) cùng liên hệ một vài nước Âu Châu. Về lịch sử phát triển VVN trên đất Phát, trong hồi ký chưởng môn, thầy Lê Sáng có nhắc đến việc này.

Ông là người đã đặt viên đá đầu tiên phát triển Vovinam ở hải ngoại, Ông cũng là người đồng sáng lập Hội đồng võ sư và Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới. Ông là bậc thầy của nhiều võ sư khác, như võ sư Trần Nguyên Đạo, võ sư Nguyễn Văn Chiếu, võ sư Phan Đình Diệu, võ sư Nguyễn Văn Cường, võ sư Nguyễn Văn Thông và võ sư Nguyễn Văn Sơn.

Ông mất năm 2010 tại Pháp, để lại một di sản võ thuật và khoa học vô giá cho thế hệ sau. Ông được tôn vinh là một trong những ngôi sao Vovinam-Việt Võ Đạo.

Ngày nay hầu hết các tà sử Vovinam, hiếm thấy nhắc nhở đến người khai phá Vovinam trên đất Pháp, nên các môn sinh sau này đều lầm tưởng đó là công trạng của Nguyễn Văn Chiếu hay Trần Nguyên Đạo là hoàn toàn sai lạc.

Vũ Thái An, người lính VNCH, cựu môn sinh võ đướng Cao Thắng 1966 - Ghi lại một góc khuất của Vovinam, 19 November 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét