BẮC KINH CẢM THẤY BỊ KHIÊU KHÍCH KHI TÀU CHIẾN ĐI VÀO CÁC VÙNG MÀ TQ TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN (?)
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng dần vì biển đông. Chỉ vài tuần sau cuộc gặp giữa Biden và Tập, Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng tàu xâm chiếm các khu vực ở Biển Đông, những nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã đặt Quân đội Trung Quốc vào trong một tình trạng cảnh giác cao độ, nhằm đối phó với mọi biến chuyễn có thể xả ra.
Theo quân đội Trung Quốc, một tàu chiến Mỹ đã tiến vào vùng biển gần Đá Nhân Ái ở Biển Đông được cho là “trái phép”. Người phát ngôn của trung tâm hoạt động miền nam Trung Quốc cho biết: “Mỹ đã phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực”. và cho rằng Washington đang “cố tình” gây căng thẳng ở Biển Đông.
Thật tức cười, khi thằng hải tặc TQ, lại lo sợ Mỹ dùng bạo lực để bảo vệ vùng biển quốc tế, những nơi mà quốc tế không công nhận sự tuyên bố chủ quyền ngang ngược của TQ.
Và TQ tuyên bố, việc làm của Mỹ trong khu vực này đã thể hiện "sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc". Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã huy động lực lượng hải quân để theo dõi và giám sát tàu USS Gabrielle Giffords của Mỹ. Quân đội trong khu vực luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hiện phía Mỹ vẩn chưa đưa ra tuyên bố nào về vụ việc này.
Khu vực gọi là bãi đá gây tranh cãi, là Bãi cạn Second Thomas, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1000 km.
Bắc Kinh thường xuyên chỉ trích việc tàu chiến Mỹ đi qua eo biển giữa Đài Loan và Trung Quốc hoặc ở Biển Đông. Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với lãnh đạo đảng Trung Quốc Tập Cận Bình vào giữa tháng 11 vừa qua, đã đưa đến nhiều hy vọng là hai siêu cường có thể xích lại gần nhau hơn.
Trung Quốc, hiện là một quốc gia có nhiều tham vọng chiếm hữư thật nhiều đảo trên biển đông, đây là những đão cách xa TQ hàng ngàn cây số so với vài trăm cây số, cách các quốc gia đang tuyên bố chủ quyền, trong đó có VN. Bắc Kinh từ lâu đã gây ra nhiều mâu thuẫn với một số nước láng giềng về yêu sách quá đáng của mình đối với các vùng lãnh hải ở Biển Đông, nơi mà trên thực tế họ tuyên bố là của mình.
Hôm Chủ nhật 3/12/2023, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã điều hai tàu của họ tới Biển Đông sau khi quan sát thấy sự hiện diện “đáng báo động” của các tàu hải quân Trung Quốc tại một rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Ngoài Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng biển, nơi có tầm quan trọng quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế đối với các quốc gia láng giềng. Năm 2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague tuyên bố một số yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là bất hợp pháp. Trung Quốc không công nhận phán quyết này.
VÀI NÉT VỀ USS GABRIELLE GIFFORDS
Đây là lớp và kiểu tàu tác chiến ven bờ lớp Independence, rất tối tân của HQ Mỹ với tốc độ cao, có mang theo hoả tiễn dẩn đưởng
Lượng giãn nước nhẹ 2.307 tấn, trọng tải toàn phần 3.104 tấn, trọng lượng toàn phần 797 tấn
Chiều dài 127,4 m (418 ft)
Dầm 31,6 m (104 ft)[4]
Mớn nước 14 ft (4,27 m)
Động cơ đẩy 2× tua bin khí, 2× động cơ diesel, 4× tia nước, động cơ đẩy Azimuth
Tốc độ 40 kn + (46 mph; 74 km/h), chạy nước rút 47 hải lý một giờ (54 mph; 87 km/h)
Tầm lướt trên mặt nước 4.300 nmi (8.000 km; 4.900 mi) ở tốc độ 20 kn + (23 mph; 37 km/h)
Sức chứa 230 tấn.
Gồm 40 thủy thủ đoàn nòng cốt (8 sĩ quan, 32 nhập ngũ) cộng thêm 35 thủy thủ đoàn
RADAR bề mặt/không khí 3D
RADAR dẫn đường Bridgemaster-E
Cảm biến AN/KAX-2 EO/IR cho GFC
Tác chiến điện tử
Hệ thống phóng mồi nhử và mồi nhử SRBOC 4 ×
vũ khí
1 × pháo BAE Systems Mk 110 57 mm
4 × pháo 0,50 cal (12,7 mm)
1 × bệ phóng hoả tiễn 11 ô SeaRAM
8 x Hoả tiễn tấn công hải quân RGM-184A
2 x Mk44 Bushmaster II
Ngoài ra nó còn mang theo 2 máy bay trực thăng MH-60R/S Seahawks
Thời sự từ Vũ Thái An, ngưòi linh VNCH 4 Dezember 2023.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét