NHẬT BẢN SẮP TRỞ THÀNH QUỐC GIA THỨ 3 ĐẶT CHÂN LÊN MẶT TRĂNG TRONG THẾ KỶ 21 - MỸ NGÀY CÀNG BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU.

Hôm thứ Hai 25/12/2023, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Không Gian Nhật Bản thông báo rằng SLIM đang tiến v mặt trăng đã đạt được một thành tựu quan trọng trong sứ mệnh lịch sử của nó: Con tàu không gian này đã bắt đầu quay quanh mặt trăng. Trong vài tuần tới đây, SLIM - từ viết tắt của Smart Lander for Investigating Moon - sẽ tiến sát vào quỹ đạo của nó và ngày càng tiến gần hơn đến bề mặt mặt trăng.

Sau đó, vào ngày 19 tháng 1 năm 2024, đất nước này sẽ cố gắng thực hiện điều mà chỉ một số quốc gia khác đã làm được. Nhật Bản sẽ cố gắng hạ cánh SLIM trên bề mặt mặt trăng, bảo đảm một vị trí trong sử sách với tư cách là quốc gia thứ ba của châu Á làm được điều này trong thế kỷ 21. Hai nước kia là Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong cuộc đua hiện đại lên mặt trăng, Mỹ và NASA đang bị tụt lại phía sau. Tàu không gian SLIM của JAXA sẽ bắt đầu hạ cánh thẳng đứng xuống bề mặt mặt trăng sau khi nó đã hạ xuống cách bề mặt khoảng bảy km.

Sứ mệnh mặt trăng lịch sử của Nhật Bản

Nếu Nhật Bản thành công vào tháng 1/2024 tới đây, thì SLIM sẽ là tàu không gian đầu tiên của Nhật Bản trong lịch sử hạ cánh nhẹ nhàng xuống Mặt trăng. Nhật Bản trước đây đã từng đưa một số trang thiết bị không gian để tiếp xúc  vào quỹ đạo lên mặt trăng, nhưng đây là lần đầu tiên nước này gửi một tàu đổ bộ có tàu thăm dò để khám phá bề mặt mặt trăng một cách chi tiết chưa từng có.

Con tàu SLIM có hai đầu dò nhỏ trên tàu. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, sau khi hạ cánh họ sẽ được thả ra khỏi Module hạ cánh để khám phá bề mặt bên ngoài điểm hạ cánh. Một đầu dò sử dụng cơ chế nảy, đầu dò kia có dạng hình cầu và thay đổi hình dạng.

Đầu dò lớn hơn ở bên trái sử dụng cơ chế nảy để di chuyển xung quanh, trong khi đầu dò nhỏ hơn, có kích thước bằng quả bóng chày ở bên phải thay đổi hình dạng để cuộn.

Điều khiến sứ mệnh này mang tính lịch sử hơn nữa là việc hạ cánh chính xác mà Nhật Bảnđang muốn hướng tới. Tàu thăm dò đang nhắm mục tiêu vào một miệng hố va chạm trên mặt trăng có tên là miệng núi lửa Shioli và Nhật Bản có kế hoạch di chuyển SLIM đến cách mục tiêu khoảng 100 mét. Đây là một “cuộc hạ cánh chính xác chưa từng có”, như cơ quan không gian Nhật Bản JAXA đã công bố vào hồi đầu tháng 12 này.

Để so sánh, Module Apollo 17 của NASA đã hạ cánh cách mục tiêu khoảng 130 km và tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ có cửa sổ mục tiêu rộng khoảng 10 km2. Đó là các sứ mệnh như SLIM của Nhật Bản, Chandrayaan-3 của Ấn Độ và Chang'e 3, 4 và 5 của Trung Quốc đang vượt qua ranh giới của việc đổ bộ lên mặt trăng trong thế kỷ 21. Điều nàyđã làm Nasa của Hoa Kỳ lùi dần về cuối sân.


Lần cuối cùng Hoa Kỳ hạ cánh lên mặt trăng là phi hành gia Apollo 17 Harrison Schmitt - nhà khoa học đầu tiên đặt chân lên mặt trăng - và Eugene Cernan - người cuối cùng đi bộ trên mặt trăng. Trong nhiều thập niên kể từ đó, NASA đã cho một số tàu không gian rơi xuống bề mặt mặt trăng và đưa những chiếc khác vào quỹ đạo mặt trăng.

Nhưng khi nói đến việc hạ cánh xuống mặt trăng và khám phá bề mặt của nó một cách chi tiết chưa từng có, NASA đã giao việc đó cho các cơ quan không gian khác - ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Công bằng mà nói, không phải NASA không đạt được những bước tiến lớn trong việc khám phá không gian. Trong nhiều thập niên    qua, NASA đã hạ cánh nhiều tàu thám hiểm lên Hỏa Tinh hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc cộng.

NASA cũng mong muốn sớm bắt kịp các nước khác trong cuộc đua lên mặt trăng hiện đại. Chương trình Artemis của NASA có kế hoạch đưa con người đầu tiên đến gần cực nam mặt trăng vào năm 2025. 

Phi hành đoàn trong sứ mệnh Artemis II của NASA (trái sang phải): phi hành gia NASA Christina Hammock Koch, Reid Wiseman (ngồi), Victor Glover và phi hành gia Cơ quan không gian Canada Jeremy Hansen. Artemis II sẽ không đáp xuống mặt trăng, nhưng Artemis III sẽ đáp xuống mặt trăng.

Tuy nhiên, chương trình Artemis của NASA đã bị trì hoãn vì nhiều lý do, trong đó có nhiều lý do liên quan đến sự phức tạp và chi phí bổ sung liên quan đến các sứ mệnh có người lái.

Chủ đề chính nổi lên gần đây trong cuộc đua lên mặt trăng hiện đại là làm thế nào để xây dựng dựa trên ngân sách. Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều tập trung vào việc chế tạo tàu vũ trụ nhỏ, nhẹ để giảm chi phí.

SLIM của Nhật Bản nặng khoảng 700 kg (có nhiên liệu)chi phí tốn kém khoảng 120 triệu đô la (khoảng 108 triệu euro) để phát triển. Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ nặng gần 1.700 kg và có giá ước tính 75 triệu USD (khoảng 68 triệu euro). Như vậy giá thành rất it tốn kém hơn Hoa Kỳ, đây là vấn đề mà Nasa đang cần phải đắn do cho những tàu không gin trong tương lai để thu gọn được ngân sách mà còn vấn đề kỹ thuật với ngân sách không quá lớn, mà vẩn bảo đảm được các yêu cầu.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, 29 Dezember 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét