TỘI ÁC CỦA VIỆT GIAN CỘNG SẢN TRONG VỤ THỦ TIÊU KHÁI HƯNG - MỘT NHÀ VĂN TÊN TUỔI CỦA VNQDĐ

Nhà văn Khái Hưng một trong ba thành viên trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn, đó là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo. Qua tờ Phong Hóa (1933) và Ngày Nay (1936) bộ ba này đã làm một cuộc cách mạng về văn học, mở đầu lối viết văn giản dị truyền bá tư tưởng, khuyến khích sống lý tưởng, nghị lực, tham gia việc xã hội, phá bỏ những cổ tục lỗi thời, gây cao trào làm nhà “ánh sáng” để thoát nghèo, kêu gọi yêu nước, đòi hỏi nhân quyền với bọn thực dân đang xâm lăng và cai trị dân tộc VN.

Nhà văn Khái Hưng bị Việt Minh cộng sản bắt, và sau đó ông đã bị sát hại sau Tết Đinh Hợi 1947, theo một số tài liệu và nhân chứng, có những nguồn tin khác cho rằng Ông bị Việt Minh thủ tiêu ngay đêm giao thừa sang năm 1947.

Khái Hưng sinh năm 1896, tên thật là Trần Khánh Giư. Bút hiệu Khái Hưng là do sự đảo lộn những mẫu tự trong hai chữ Khánh Giư mà ra. Ông sinh tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Năm 1930, Cổ Am bị Pháp ném bom tàn phá để triệt hạ cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại đây. Cụ thân sinh của ông là là Trần Mỹ, Tuần Phủ ở Phú Thọ, Khái Hưng là rể cụ Thượng Lê Văn Đính, Tổng Đốc tỉnh Bắc Ninh, quê làng Lịch Diệp, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Em ông là Trần Tiêu, cũng là một nhà văn, tác giả tiểu thuyết Con Trâu. Ông là một đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Khái Hưng theo Tây học, học trường trung học Pháp Albert Sarraut, đậu tú tài ban cổ điển ở Hà Nội, dạy học tại trường tư thục Thăng Long và chơi thân với giáo sư Nguyễn Tường Tam thành lập Tự Lực Văn Đoàn với sự cộng tác của các nhà văn, nhà thơ, như Khái Hưng, Thạch Lam Nguyễn Tường Lân, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ… đã khai mở một kỷ nguyên mới về văn học. 

Những cây bút lớp trước như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác… bị ảnh hưởng sâu đậm của Hán học, văn thường dùng điển tích, vừa nặng nề, khó hiểu, lại khô khan, nên không có tác động mạnh trong quần chúng. Thêm nữa, ở buổi giao thời, thực dân Pháp đã khuyến khích hút thuốc phiện tự do. Thuốc phiện bán công khai ngoài phố.Người dân Việt vào thời đó trở nên yếm thế, văn chương cũng bị ảnh hưởng theo. 

Giọt Lệ Thu của Tương Phố Đỗ Thị Đàm, Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách, Tuyết Hồng Lệ Sử dịch Hán Văn của Từ Trẩm Á…. ra đời khiến cho bầu không khí sầu thảm lại càng trở nên ngột ngạt.

Trong khi zầng lớp thanh niên Việt Nam đứng trước một bế tắctư tưởng thì Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện như một vì sao sáng chói với tờ tuần báo Phong Hóa phổ biến rất rộng rãi, từ Bắc chí Nam, gây được cao trào văn chương với lối viết rất gọn ghẽ, giản dị và trong sáng. Về phương diện xã hội, họ viết báo cổ động bài trừ, đả phá những cổ tục, giành lại quyền sống chính đáng của phụ nữ, công kích kiệt liệt quan niệm trọng nam khinh nữ, đòi hỏi một xã hội công bằng, con người được sống tự do, nhà ở không còn là những ổ chuột. Họ lập ra hội “Ánh Sáng” để giúp dân nghèo tự làm căn nhà sao cho giản dị, giữ được vệ sinh, bên trong đầy ánh sáng. 



Một công trạng lớn lao của Nhóm Tự Lực Văn Đoàlà giải phóng cho người phụ nữ VN đã bị Khổng Tử chụp vòng kim cô trên đầu trong một thời gian dài hai chục thế kỷ trong cái vòng thất học và phải phụng sự nhà chồng đến chết. 

Nhóm TLVĐ đã cổ vũ một định hướng mới theo Tây phương, đưa người phụ nữ đến gần sự phát triển con người và xã hội. Ảnh hưỡng văn hoá phương tây và đà tiến của chử quốc ngử vào đầu thế kỷ 20 đã quét sạch được Nho giáo và phong kiến, cũng như thổi luồng gió mới vào người phụ nữ tại nước ta. 

Dưói nhũng ngòi bút của Khái Hưng và các anh em trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, đã thổi một luồng sinh khí mới cho tầng lớp thanh niên Việt Nam và tầng lớp trí thức, vào thời mà thân phận con người bị chà đạp, bị bóc lột triệt để. 

Tiếp nhận được luồng gió tư tưởng mới từ nhóm TLVĐ, tinh thần yêu nước đã trổi dâỵ. Tuổi trẻ và người dân ý thức được thân phận của con dân sống trong một đất nước  bị xâm chiếm và cai trị bởi giặc ngoại xâm, nên họ đã đoàn kết một lòng cùng nhau hăng hái thành lập một tổ chức chính trị theo xu hướng các nước văn minh, vào đầu thế kỷ 20. Ngày 25 tháng 12 năm 1927 Việt Nam Quốc Dân Đảng đã ra đời, mở ra một mặt trận đấu tranh trực diện với thực dân Pháp bằng vũ lực, một chính đảng theo mô hình một đảng kín, hoạt động sâu trong quần chúng để đuổi giặc Pháp. 

Qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước, cho tới ngày nay VNQDĐ đã đánh dấu được chặng đường 96 năm luôn giử trọn vẹn lời thề : "đã Phong, đánh Thực-Cộng", một lời thề son sắt, trườc sau như một cho đến khi Việt nam Minh Châu Trời Đông

Muà Giáng sinh năm naylại về, tôi người lính VNCH ly hương ghi lại một chặng đường cách mạng văn hoá của các bậc sỹ phu tiền bối của thời chống Pháp, để vinh danh và giới thiệu với các thế hệ đi sau về những đảng viên bất khuất của VNQDĐ đã đi vào lịch sử. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 10 Dezember 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét