QUỐC HỘI ĐỨC CHỐNG LẠI VIỆC CẤP HOẢ TIỄN HÀNH TRÌNH TẦM XA TAURUS CHO UKRAINE
Hôm nay, Quốc hội liên bang Đức (Bundestag) đã từ chối yêu cầu của nhóm nghị sĩ Liên minh về việc cung cấp hoả tiễn hành trình “Taurus” cho Ukraine. Kiến nghị của nhóm nghị sĩ đảng đối lập CDU/CSU trong đó có đề cập tới Taurus trong hệ thống vũ khí của Đức có trong danh sách cung cấp cho Ukraine , nhưng đã không nhận được đa số đồng thuận. Chỉ có 182 nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ, 480 phiếu chống và 5 phiếu trắng. Tóm lại bao nhiêu hy vọng của Tổng thống Selenskyj đều không được như ý. Nguồn:Bundestag lehnt Unions-Antrag für "Taurus"-Lieferung ab | tagesschau.de
TẠI SAO UKRAINE CẦN TAURUS ??
"Taurus KEPD-350" được coi là một trong những vũ khítối tân nhất của quân đội Đức . Hoả tiễn dẫn đường dài 5 mét và nặng gần 1,4 tấn được thả từ máy bay chiến đấu và sau đó, được cung cấp năng lượng từ động cơ phản lực, sẽ độc lập tìm thấy mục tiêu định trước trên mặt đất.
Taurux bay với tốc độ lên tới 1.170 km/h,gần bằng tốc độ âm thanh, "Taurus" bay ở độ cao chỉ khoảng 35 mét và do đó radar của đối phương khó có thể phátgiác được. Tầm xa của nó lên tới 500 km. Điều này cho phép phi công không đến gần mục tiêu, mà phóng từ một khoảng cách rất xa. Phi cơ chở nó, không nhất thiết phải bay vào không phận của đối phương để thả Taurus.
SỨC CÔNG PHÁ CỦA TAURUS
Lực lượng Không quân nói về “các mục tiêu có giá trị cao” như boongke hoặc sở chỉ huy mà quân địch kiểm soát các hoạt động từ đó. "Taurus" có khả năng xuyên thủng nhiều bức tường bê tông cốt thép dày rồi mới nổ.
Trước khi đầu đạn thực sự phát nổ, Taurus sẽ phá thủng một lỗ trên tường boong-ke. Sau đó, một cơ phận được gọi là thiết bị xuyên kim loại nặng 400 kg sẽ đục xuyên qua lóp này và sử dụng các cảm biến để đo xem nó phải vượt qua bao nhiêu lực cản. “Taurus” rồi tiếp xuyên thủng nhiều tầng hầm trước khi đầu đạnthực sự phát nổ.
"Taurus" sử dụng bốn hệ thống định vị độc lập để tìm đi đúng hướng đến mục tiêu. Hệ thống GPS được vệ tinh hỗ trợ được bảo vệ khỏi bị gây nhiễu của đối phương. Trong cái gọi là điều hướng địa hình, "Taurus" quét mặt đất và so sánh dữ liệu này với dữ liệu được lưu trữ trước đó.
Sử dụng cảm biến hình ảnh, “Kim Ngưu” còn có thể tự định hướng trên các cây cầu, sông hoặc nút giao thông. Ngoài ra, “Kim Ngưu” có thể xác định vị trí của mình bằng cách liên tục đo chuyển động của chính mình.
Với hoả tiễn "Taurus", Ukraine cũng có thể tấn công các vị trí của Nga ở xa chiến tuyến phòng thủ. Điều này sẽ cho phép nó phá hủy các đường tiếp tế và trung tâm chỉ huy của Nga. Đặc biệt, Ukraine có thể đạt được các mục tiêu ở Crimea nơi Nga đang chiếm đóng - điều này được xem là rất quan trọng trong việc Ukraine chiếm lại lãnh thổ của mình.
Với "Storm Shadow" của Anh và thoả tiễnhành trình "Scalp" của Pháp, quân đội Ukraine đã được hứa hẹn sẽ có những vũ khí tương tự - nhưng có tầm bắn ngắn hơn.
Với "Taurus" trong tay quân đội Ukraine, thi họ có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Nhưng chính phủ liên bang Đức vì muốn tránh điều này, lo ngại chiến tranh sẽ leo thang hơn nữa. Đặc biệt, Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) cho đến nay đã ít nói khi nói đến chủ đề “Taurus”.
Moscow nhiều lần cảnh báo Đức không nên cung cấp các vũ khí như "Taurus" hay ATACMS của Mỹ cho Ukraine nhưng bản thân họ lại sử dụng hoả tiễn tầm xa để tấn công các thành phố của Ukraine.
Trong quân đội Đức hiện có một số khoảng 600 chiếc "Taurus", giá một Taurus là khoảng một triệu euro. Tuy nhiên, trước đó, "Taurus", do công ty quốc phòng MBDA sản xuất. Nếu nó được cung cấp cho không quân Ukraine thì các hoả tiễn Taurus sẽ phải được điều chỉnh để phù hợp với các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine. "Taurus" vì, loại hoả tiễn này trước đây sản xuất chỉ để Bundeswehr sử dụng với máy bay phản lực Tornado và Eurofighter.
Thòi sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 22 Februar 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét