TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ ẨM THỰC NGÀY TẾT QUA NHỮNG TRIẾT LÝ NHÂN VĂN TRONG CHIẾC BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH GIẦY 

Bánh chưng, bánh giày là món ăn đặc trưng của Việt tộc trong những ngày đầu năm mới. Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những viên "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sự cần mẩn chăm sóc của con cháu Tnần nộng. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh hết sức sâu sắc.

Dân gian có câu:

“Bên ngoài bọc lá dong xanh
Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói thương yêu
Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ”

Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm bình dân: Trời tròn đất vuông. Bánh giầy tượng trưng cho cho cha rồng, cho sức mạnh đứng đầu trong tứ quý của hàng linh vật… thì bánh chưng tượng trưng cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của mẹ Tiên.

Chiếc bánh chưng bánh giầy gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, mà VN là cái nôi của nền văn minh này trên thế giới và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài bánh là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của Việt tộc: gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo…

Trong tâm thức người Việt bánh chưng bánh giầy là biểu trưng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh chưng thể hiện được chữ hiếu của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ… chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên ông bà, cha mẹ cũng có nguồn gốc từ cống phẩm của Hoàng Tử Lang Liêu dâng lên Vua Cha ( Hùng Vương thứ VI) mà ra. Bánh chưng, bánh giầy được chế biến từ lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hai sản vật này gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của chàng hoàng tử Lang Liêu (Vua Hùng thứ VII) của thời Hùng Vương dựng nước.

Riêng bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của Thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế Trời, tế Thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.

Hai loại bánh này không chỉ đạt về phẩm chất của hương vị ngày Tết Nguyên Đán mà nó còn mang đậm ý nghĩa lịch sử. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống tồn tại mãi với thời gian, cho dù trong quá khứ, đất nước ta đã từng bị đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, 20 năm dưới ách nhà Minh, hơn 100 năm bị thực dân Pháp xâm chiếm. Nhưng tập tục gói bánh chưng, bánh giầy dâng lên trời đất, tổ tiên vào dịp Tết cổ truyền không hề bị mai một.

Hình ảnh chiếc bánh Chưng, bánh Giầy tuy hết sức đơn sơ bình dị nhưng nó lại gợi lên trong tâm thức có từ thời vua Hùng, là  hình ảnh của đất trời, của giang sơn gấm vóc mà suốt đời Vua Hùng đã hy sinh cống hiến để bảo vệ, và còn là hình ảnh của những nông dân tay lấm chân bùn, dãi nắng dầm mưa để tạo nên những hạt ngọc hạt vàng nuôi sống con người trong đó có hàng ngũ lãnh đạo trong hoàng tộc.

Hình ảnh truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Lang Liêu đã chứng tỏ rằng, từ thời Văn Lang, một xã hội nguyên thủy cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm nền tảng trong việc chọn hiền tài cho đất nước, và làm thước đo nhân cách trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước. Một người mà khuyết hiếu đạo thì chắc chắn sẽ khó trở nên một người lãnh đạo chân chính và xuất sắc. Bởi vì, tự thân người ấy còn chưa hiếu kính với ngay cả người đã có công sinh thành dưỡng dục ra chính họ thì làm sao người ấy có thể hiếu với bàn dân thiên hạ? và làm sao có thể yêu thương dân, lo lắng cho dân được? Hiếu là một đức tính căn bản nhất của lãnh đạo một quốc gia, phải biết trung với nước, hiếu với dân. Chứ đừng có những định hướng nghịch lý như là trung với đảng hiếu với Thiên triều mà các đỉnh cao súc vật Pắc Bó đã xem đó là kim chỉ nam trong việc đối ngoại làm tay sai cho giặc cướp nước.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày  06 Februar 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét