TIỆP KHẮC SẼ SỚM GIAO CHO UKRAINE 800.000 VIÊN ĐẠN ĐẠI BÁC

Theo thông báo của Tổng thống Tiệp Khắc Petr Pavel cho biết: nước ông sẽ tổ chức một chuyến giao hàng  800.000 viên đạn đại bác như vậy trong vòng vài tuần sắp tới đây và vận chuyển nó đến Ukraine đang gây xôn xao dư luận. Như nhu cu của Ukraine trong mùa hè là phải bắn từ 4.000 đến 7.000 quả lựu pháo mỗi ngày trong việc phản công. Lúc đó các kho hàng đều đầy ắp nhờ các đồng minh phương Tây tiếp tế. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại Kiev đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng vì bị Mỹ giới hạn từ đảng Cộng Hoà và các nhà chế tạo vũ khí phương Tây không thể sản xuất kịp cho nhu cầu sử dụng của quân đội Ukraine..

Trong thời gin qua vì thiếu đạn dược nên quân Ukraine đã phải  bỏ  thành phố Avdiivka ở Donbas. Quân phòng thủ nơi này đã rút lui vào giữa tháng 2 trước ưu thế của Nga về pháo binh và không quân. Tổng thống Tiệp Khác cũng từng là Cựu tướng hàng đầu NATO Pavel nhận thức được mối nguy hiểm đối với Ukraine. «Tình hình trên chiến trường đã thay đổi đáng kể kể từ năm ngoái. Điều đó không tốt", ông nói.

Nguồn cung cấp đạn pháo bị đình trệ

Tuy nhiên, các nguồn cung cấp đạn  từ phương Tây đang bị đình trệ. Viện trợ mới vẫn bị chặn ở Mỹ, trong khi người châu Âu không thể đạt được mục tiêu của mình. EU muốn cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Kiev vào tháng 3/2024. Nhưng các nhà sản xuất đạn dược lại không thể sản xuất kịp cho nhu cầu, nên chỉ có thể cung cấp được một lượng nhỏ trong số nhu cầu của Ukraine cần cho nhu cầu.

Theo Kế hoạch của Pavel đến đúng lúc: Bà Bộ trưởng Quốc phòng của Tiệp KhácJana Cernochova hứa sẽ cung cấp nửa triệu quả lựu đạn 155 mm. Đây là cỡ nòng tiêu chuẩn của pháo binh NATO. Ngoài ra còn có 300.000 quả lựu đạn 122 mm được sử dụng trong các loại pháo nhỏ hơn do Liên Xô sản xuất. Như vậy sẽ đáp ứng được cho nhu cầu chiến trường ở Ukraine trong lúc này.

Tổng thống Pavel nhấn mạnh tại Hội nghị An ninh Munich: “Thông qua các cuộc liên hệ của họ, Bộ Quốc phòng và các công ty của chúng tôi trong ngành kỹ nghệ quốc phòng có cái nhìn tổng quan về những nơi có sẵn các trang bị quân dụng  và đạn dược”. 

Theo  tiết lộ của Politico, các nước  gián tiếp cung cấp, đó làNam Hàn, Nam Phi và quốc gia NATO Thổ Nhĩ Kỳ. Tờ “Handelsblatt” cũng có đề cập đến Pakistan. Các quốc gia này không đóng vai trò là người ủng hộ trực tiếp cho Ukraine, một phần là vì mối quan hệ của họ với Nga. Do đó, vai trò hòa giải của Cộng hòa Tiệp Khắc càng quan trọng hơn.

Vì năng lực của các quốc gia thành viên NATO, ngoại trừ Hoa Kỳ, đã nhận rất nhiều đơn đẵt hàng cho kho vũ khí của chính họ và Ukraine, nên việc chuyển sang các quốc gia đối tác bên ngoài khối là điều cần thiết. Sản xuất theo tiêu chuẩn NATO là rất quan trọng. Nó bảo đảm số đạn dược này có thể được sử dụng trong tất cả các hệ thống vũ khí phù hợp của phương Tây.

Các nhóm tài trợ của EU đang gây tranh cãi

Hành động của Pavel, vốn đã được thảo luận trong nội bộ NATO, nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực của châu Âu từ bên ngoài, không phải là mới. Hoa Kỳ đã cung cấp số lượng lớn đạn dược của Nam Hàn cho cuộc tấn công của Ukraine vào năm 2023. Bây giờ chủ yếu là người châu Âu phải chịu trách nhiệm cho việc cung cấp.

Cộng hòa Tiệp Khắc không thể tự tài trợ cho 800.000 viên đạn, vì các quỹ của trung tâm EU cũng như cái gọi là Cơ sở Hòa bình Châu Âu bị phong tỏa do tranh chấp nội bộ, nên Tiệp Khắc đang tập trung vào các cam kết song phương. Hôm thứ Năm 07/3, Pavel thông báo rằng liên minh các nước đã cam kết tài trợ toàn bộ. Theo “Financial Times”, cho biết con số này vào khoảng 1,5 tỷ euro.

Như để minh họa cho điều này, người Đan Mạch đã tuyên bố vào giữa tháng 2 rằng họ sẽ bàn giao toàn bộ pháo binh của mình cho Ukraine và cùng với những thứ khác, chuyển 15.000 quả đạn pháo qua Cộng hòa Tiệp Khắc. Hoà Lan đang trả 250 triệu euro cho sáng kiến ​​của Pavel, người Na Uy trả 140 triệu. Theo báo cáo phương tiện truyền thông, chính phủ Canada đang đóng góp số tiền tương đương 20 triệu franc. Đức cũng tham gia cùng các đồng minh khác.

Nhưng có một điều quan trọng hơn nữa là Pháp,  cũng đã đưa ra tín hiệu ủng hộ  cho kế hoạch này của Pavel, Chính phủ Pháp được cho là đang hạn chế mua đạn dược bên ngoài châu Âu vì muốn thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí trong nước tăng gia sản xuất. Bây giờ, cố vấn của Macron nói rằng đạn dược phải được mua ngay ở nơi đang có sẵn. Đây là một sự thừa nhận về sự thiếu năng lực của chúng ta.

Pavel hiện nay phải chứng tỏ rằng ông này có thể tung ra số lượng đạn lớn với tốc độ mà do ông đã này đặt ra, để Ukraine nhận được sớm nhất. C

Hợp tác vũ khí chặt chẽ với Ukraine

Tuy nhiên, điều ít ngạc nhiên hơn là Cộng hòa Tiệp Khắc nhỏ bé, ở mọi nơi, đang đưa ra một sáng kiến ​​đầy tham vọng như vậy. Quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông Âu này có ngành kỹ nghệ sản xuất rất vũ khí lớn từ thời xã hội chủ nghĩa, nơi từng có 90.000 nhân viên. Mặc dù nó đã được thay đổi kích thước đáng kể từ những năm 1990 nhưng nó vẫn chứa đựng rất nhiều bí quyết, đặc biệt là về quân sự của Liên Xô.

Trước năm 2022, những mối liên hệ đôi khi không rõ ràng với các quốc gia hậu xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và các quốc gia xung đột ở Châu Phi và Trung Đông là một vấn đề gây tranh cãi trong nước. Tuy nhiên, kể từ cuộc xâm lược của Putin, người Tiệp Khắc đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc sửa chữa xe tăng và cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tại Hội nghị An ninh Munich, Pavel và Tổng thống Zelensky đã có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc sản xuất vũ khí.

Kể từ năm 2022, các công ty tư nhân cũng kiếm được nhiều tiền nhờ những hợp đồng trị giá tương đương 5 tỷ franc. Chi phí thường do các nước phương Tây khác gánh chịu. Với thỏa thuận do Pavel đề xuất, số tiền này lại tăng lên đáng kể. Để so sánh: NATO gần đây đã trả 1,2 tỷ USD cho 220.000 quả lựu đạn 155 mm.

Tóm lại sáng kiến của Tổng thống Pavel đã được các đồng minh trong khối NATO  ủng hộ mạnh mẽ, để có thể nhanh chóng giải quyết cơn khác đạn dược của Ukraine. Đâu đó cũng là tin vui cho Selenskyj và người dân của Ukraine.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH ngày 8 März 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét