VIẼT NAM LẠI MẤT THÊM BIỂN TRONG VÙNG BIỂN BẮC BỘ QUA VIỆC XÁC LẬP ĐƯỜNG CƠ SỞ MỚI CỦA TQ

Theo truyền thông gia nô của đảng và nhà nước cộng sản VN cho biết vào ngày 14/3/2024,  trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhận được câu hỏi liên quan động thái của Trung Quốc đối với vùng vịnh Bắc Bộ.

Theo đó, bà Hằng được đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đã tuyên bố xác lập đường cơ sở tại vịnh Bắc B gần đây.

Trả lời về vấn đề này, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiếp giáp vịnh Bắc Bộ. 

Ngày 25-12-2000, hai nước đã ký kết Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định này đã có hiệu lực vào ngày 30-6-2004 để xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mỗi nước trong vịnh Bắc Bộ.

Việt Nam cho rằng các quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

"Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và UNCLOS 1982", bà Hằng nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Ngoại giao cũng khẳng định Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế, cũng như quan điểm đã nêu tại tuyên bố ngày 6-6-1996 của Chính phủ Việt Nam liên quan đến tuyên bố ngày 15-5-1996 của Chính phủ Trung Quốc công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc.

UNCLOS 2000 GIỬA VN VA TQ

Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994, và cho đến tháng 10 năm 2014, có 167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này.[4] Hoa Kỳ không tham gia vì nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ.

Theo như cuộc hội thảo ngày 11/5/2026 về hợp tác Việt - Trung trên Vịnh Bắc Bộ, các chuyên gia đánh giá rằng các thỏa thuận ký năm 2000 đã tạo khung pháp lý vững chắc để hai bên phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, kể với VnExpress về quá trình phân chia Vịnh, tạo dựng nền tảng pháp lý này. Nguồn:https://vnexpress.net/viet-trung-phan-chia-trong-vinh-bac-bo-nhu-the-nao-3133678.html

Vịnh Bắc Bộ có diện tích gần 130.000 km2. Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km, nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng 207 km.

Bờ Vịnh Bắc bộ phía Việt Nam dài 800 km, phía Trung Quốc gần 700 km. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ. Phía Trung Quốc có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương.

Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc, về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí. Trong vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời sống của người dân hai nước.

NĂM 2000 VN MẤT 11.000Km2 TRONG VÙNG VỊNH BẮC BÔ, NAY LẠI MẤT THÊM QUA ĐƯỜNG CƠ SỞ MỚI CÙA TQ.

Việt Nam và Trung Quốc xác định phạm vi phân định và xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ đi qua 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối các đoạn thẳng với nhau. Việt Nam được 53,23% diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh. Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định 25/12/2000. Đường này là tập hợp những đoạn thẳng tuần tự nối liền 21 điểm phân định. Qua sự phân định này, VN đã mất đi khoảng 11.000km2 trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Nay, thì TQ lại vẻ thêm đường cơ sở mới trong vùng biển này, và VN lại bị thằng đàn anh khốn kiếp " môi hở răng lạnh của VN" lại cướp thêm một số diện tích nửa trong vùng này, sau khi đã đạp lên đầu đám tộc cối Ba Đình vào năm 2000, để chiếm 11.000km2 trong Vịnh Bắc Bộ. Nay trước sự yếu kém và hèn của bọn nô tài Ba Đình, TQ lại tiến thêm bước tiến khác, là vẻ đường cơ sở mới trong vùng này, mặc dù chưa biết là phía VN đã mất bao nhiêu km2 trong vùng biển nàỳ, nhưng khi thấy bà  Hằng chính thức phản đối và yêu cầu TQ tôn trọng vùng biển VN. Điền này chứng tỏ là thằng đàn anh cật ruột của đảng csVN lại bắt ép VN dâng tiếp thêm một số diện tích nửa, để thoả mãn tham vọng bá quyền của Tập Xì Dầu.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH ngày 16 März 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét