CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE SẼ CÓ NHIỀU BẢO ĐẢM HƠN KHI NATO ĐẶT MỘT CƠ SỞ Ở KIEW - VÀ PUTIN SẼ CHỊU NHIỀU ÁP LỰC HƠN

Kiew/Washington, D.C. – Ukraine sẽ không trở thành thành viên NATO ngay trong thời điểm hiện tại, nhưng bản thân liên minh này có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Bước tiếp theo: NATO muốn xây dựng một cơ sở với các “quan chức dân sự cao cấp ” ở Kiew. Tạp chí Phố Wall (WSJ) đưa tin này, và dẫn lời các tiết lộ từ các quan chức Mỹ. Những biện pháp này và các biện pháp khác sẽ được công bố chính thức tại hội nghị thượng đỉnh NATO (từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7 tại Washington, D.C.).

NATO đang muốn điều phối cuộc chiến ở Ukraine “chung dưới một mái nhà”. Bước đi này sẽ là một tín hiệu quan trọng trong cuộc chiến Ukraine – đối với cả Kiew và Wladimir Putin. Một căn cứ nhỏ của NATO ở thủ đô Ukraine sẽ cho Wolodymyr Selensky và người dân của ông thấy rằng họ sẽ sát cánh cùng Ukraine ngay cả khi chưa phải là thành viên trong liên minh. Mặt khác, Putin sẽ chịu nhiều áp lực hơn, bất chấp sự củng cố của chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu và khả năng Donald Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử Mỹ.

Nhưng đó chưa phải là tất cả: NATO còn muốn thành lập một bộ chỉ huy mới ở Wiesbaden (Đức), để từ đó NATO có thể điều phối việc cung cấp các trang thiết bị quân sự cho Kiew và huấn luyện quân đội Ukraine. Phóng viên lâu năm của tờ New York Times, Steven Erlanger, lần đầu tiên đưa tin này vào ngày 24/6. Điều này sẽ mang lại một phần lớn sự phối hợp vật chất của Ukraine “chung dưới một mái nhà”. Wiesbaden cũng là căn cứ của quân đội Mỹ ở châu Âu, nơi thực hiện các nhiệm vụ điều hợp việc cung cấp đạn dược vũ khí cho Ukraine trong thời điểm hiện tại.

NATO ĐANG ĐẨY PUTIN VÀO CHÂN TƯỜNG

Theo báo cáo của WSJ, quan chức được NATO bổ nhiệm ở Kiew sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa căn cứ ở Wiesbaden và Ukraine. Trọng tâm sau đó sẽ là “nhu cầu tối tân hóa quân sự lâu dài và hỗ trợ phi quân sự của Ukraine”. Điều này nhằm mục đích đưa quân đội Ukraine sát cánh hơn với quân đội NATO.

Bất chấp những cáo buộc liên tục của Putin cho rằng phương Tây liên quan trực tiếp đến cuộc chiến Ukraine, NATO do đó sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ cuộc chiến chống lại Wladimir Putin và các hoạt động xâm lược mạo hiểm của ông ta. Những cử chỉ đe dọa liên tục từ Nga dường như đã  không thay đổi được các quyết định mang tầm vóc chiến lược của NATO. Đúng hơn, phương Tây giờ đây rõ ràng đã biết: đối với Putin chỉ nên dùng sức mạnh quân sự của  kẻ mạnh hơn mới có giá trị. Đó không phải vô cớ, mà gần đây một Blogger quân sự Nga đã cảnh báo về “con đại bàng thức tỉnh”.

Chính xác thì “đại bàng” đang lên kế hoạch gì và sẽ trở nên rõ ràng vào giữa tháng 7/2024, khi Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) và tất cả những người đứng đầu chính phủ khác của 32 quốc gia NATO gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Hiệp ước thành lập liên minh đã được ký kết ở đó 75 năm trước. Mục đích của hiệp ước là bảo vệ các thành viên trước các mối đe dọa từ Nga. NATO muốn đảm nhận nhiệm vụ này một lần nữa  để ngăn chặn sự bành trướng của Nga trên lãnh thổ châu Âu.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Juli 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét