NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU TRONG VIỆC CẤU TẠO RA NGỌN LỬA OLYMPIC LƠ LỬNG TRÊN BẦU TRỜI PARIS

Theo tường thuật từ hãng tin NTV Đức: Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris là một cảnh tượng gây kinh ngạc vê ngọn lửa Olympic treo lơ lửng trên bầu trời Paris

Thế vận hội Olympic là môn thể thao có quy mô lớn, không chỉ về kết quả, mà còn về chính trị, tất nhiên là tốn rất nhiều tiền - và về những bức tranh lớn. Lễ khai mạc là những màn trình diễn mang tính khoa trương, được dàn dựng để gây ấn tượng với thế giới. Khoảnh khắc Olympic quan trọng đầu tiên và đồng thời là phần cuối của mọi màn khai mạc tráng l là sự xuất hiện của ngọn lửa, được gửi đi trong hành trình đến Olympia lịch sử và giờ đây được cho là sẽ tỏa sáng rực rỡ ở thành phố đăng cai năm 2024.

Ở Pháp, nhân dịp Thế vận hội Paris, họ đã tổ chức một buổi trình diễn khai mạc hết sức uy nghi tráng l, gây ngạc nhiên đến những người chứng kiến trong lễ khai mạc và trên toàn thế giới. Và khoảnh khắc khi ngọn lửa này đến với Thế vận hội thật độc đáo. Ngọn lửa Olympic là một sự cấu tạo hổn hợp về nước và điện với một sáng tạo tuyệt vời vào năm 2024.

Năm 1996, Muhammad Ali, người vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh Parkinson, đã khiến cả thế giới xúc động khi thắp lên ngọn lửa Olympic ở trên cao Atlanta. Bốn năm trước, cung thủ người Tây Ban Nha Antonio Rebollo đã khiến mọi người kinh ngạc khi mũi tên của anh trở thành ngọn đuốc và bay xuyên qua bầu trời đêm của Barcelona đến tận cái bát, nơi nó đốt lên ngọn lửa lớn rực cháy. Thật khó quên khi vận động viên chạy nước rút Cathy Freeman tạo ra một vạc lửa tỏa sáng từ một hồ nước ở Sydney vào năm 2000 trước hơn 100.000 người. Chúng là những khoảnh khắc thắp lửa truyền thống trong ngày đại hội thế vân hội lớn lao này.

Kỳ diệu về một ngọn lửa trên bầu trời Paris

Kể từ năm 1936, kể từ Thế vận hội của Đức Quốc xã ở Berlin, luôn có một nghi thức giống nhau: ngọn lửa được đưa từ Olympia lịch sử đến địa điểm tổ chức qua nhiều giai đoạn - trên mặt nước, trên không, trên đất liền - sau đó nó được sử dụng cho các địa điểm tranh tài được bảo đảm an ninh trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Một ngọn lửa đã được thắp lên ở Amsterdam vào năm 1928, nhưng trước đó chưa từng có một lễ rước đuốc như những năm sau đó.

Người Pháp trong năm 2024 đã không để lửa bốc lên khắp bầu trời Paris mà chỉ tạo ra một ánh sáng ngoạn mục về lửa. Ngọn lửa Olympic, ít nhất là biểu tượng của Thế vận hội có thể nhìn thấy từ xa, ngọn lửa này sẽ không cháy bằng nhiên liệu, mà là một kết hợp độc đáo từ nước và điện.

Ánh sáng Olympic rực rỡ tỏa sáng vào ban đêm trong vòng lửa bên dưới quả bóng bay cách Paris 60 mét thực chất là một "dòng ánh sáng rất mạnh" chiếu lên một "đám mây nước". 40 đèn pha LED mạnh mẽ thuộc loại mới nhất đang được sử dụng; trong một giờ, khoảng ba mét khối nước bốc hơi vào ban đêm, được phun sương bởi 200 vòi phun áp suất cao.

Theo ban tổ chức, muốn tạo được ngọn lửa là phải dùng nguồn điện để thắp lên làm biểu tượng cho Olympic, hoàn toàn được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo. Ngọn lửa Olympic "thật sự" sẽ ở dưới chân đèn hiệu điện, trong một thùng chứa ngay cạnh khinh khí cầu trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội. Vào ban ngày, hàng chục nghìn người có thể xem miễn phí cả đèn cũ và đèn mới của Thế vận hội Olympic tại Tuileries.

Matthieu Lehanneur mô tả công trình mà ông nghĩ ra: “Chiếc bát lửa hoàn toàn độc đáo này thể hiện tất cả tinh thần mà tôi muốn truyền tải cho các đồ vật của Olympic và Paralympic”. "Ánh sáng, huyền diệu và thống nhất, và nó còn là ngọn hải đăng vào ban đêm và là mặt trời trong tầm tay vào ban ngày. Ngọn lửa bùng cháy trong bát lửa ấy sẽ được tạo nên từ ánh sáng và nước, giống như một ốc đảo mát mẻ giữa lòng mùa hè."

“Cách mạng điện” thay thế nhiên liệu hóa thạch

Đó có thể là điều khó tin đối với những người theo tính truyền thống và những người theo zính lãng mạn, nhưng khi huyền thoại điền kinh Marie-José Pérec và Judoka Teddy Riner dường như đã thắp sáng ngọn lửa Olympic trước mắt thế giới và gửi nó lên bầu trời đêm Paris, đó là sự kết hợp điện và nước: vòi phun nhẹ và áp suất cao đã khởi động; Nhà cung cấp năng lượng nhà nước Électricité de France (EDF) ca ngợi việc thay thế lửa như một "cuộc cách mạng điện", cho biết sự sáng tạo và đổi mới đã "giúp phát triển ngọn lửa mà không cần đốt nhiên liệu hóa thạch, ngọn lửa được làm từ nước và ánh sáng".

Chuyến bay của ngọn lửa điện bay lơ lửng trên Tuileries vào ban đêm cũng ám chỉ truyền thống v hàng không của một địa danh đặc biệt: năm 1783, chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại diễn ra ở Paris. Dựa trên nghiên cứu của anh em nhà Montgolfier, nhà khoa học Pilâtre de Rozier và Hầu tước d'Arlandes đã bay lên bầu trời - nơi ngày nay có một khinh khí cầu khác bay qua Paris. Một trăm năm sau chuyến phiêu lưu khinh khí cầu đầu tiên, vào năm 1878, kỹ sư người Pháp Henri Giffard đã phát minh ra khinh khí cầu có dây buộc ở Tuileries, bao gồm một khinh khí cầu và một tời hơi nước và đã thành công vang dội.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 31 Juli 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét