NGA ĐANG CÁO BUỘC VỀ "LÁ CHẮN HẠT NHÂN" CỦA MỸ

Cuộc chiến Ukraine đang làm nóng thêm sự căng thẳng chính trị Nga Mỹ. Điều này đã dẫn đến việc phát triển quân đội trong khu  vực và trên thế giới. Nga  mới đây đã lên tiếng cáo buộc Mỹ về việc phát động chiến tranh hạt nhân.

Moscow – Kể từ khi Nga bắt đầu tiến quân sang Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các nước phương Tây NATO và EU đã phải vật lộn với những lo ngại về tình hình an ninh và sức mạnh phòng thủ quân sự của chính họ. Thậm chí hơn hai năm rưỡi sau đó, tình hình chiến tranh Ukraine vẫn căng như dây đàn, không chỉ vì cuộc tấn công của quân đội Ukraine ở Kursk, mà dấu hiệu giao tranh nơi đây vẩn chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc.

Điều này, đã thúc đẩy nhiều quốc gia, chẳng hạn như nước láng giềng NATO gần đây của Ukraine, phải tăng chi phí quốc phòng và tự trang bị vũ khí mạnh mẽ để tự bảo vệ mình trước sự xâm lược nguy cơ tiềm ẩn sẽ xuất phát từ Nga. 

Từ đó, các hoạt động răn đe, nắn gân lẩn nhau bằng vũ khí hạt nhân thường xuất hiện, đó chính là một hình thức chuyển động về chính trị đi kèm, để bổ sung cho sức mạnh quân sự. Mà Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí hạt nhân cho mục đích răn đe này.

Nga lo ngại Mỹ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Ukraine.

Hôm qua, thứ Năm (29/8), nhân kỷ niệm 75 năm vụ thử bom hạt nhân đầu tiên ở Liên Xô sụp đổ, Điện Kremlin đã lên tiếng việc làm này của Mỹ. Riêng về phía Nga, gần đây đã thường xuyên dùng vũ khí hạt nhân để đe dọa các nước đồng minh EU, NATO.  

Trong thời điểm hiện tại, theo cơ quan truyền thông Tass của Nga, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, ông Sergey Naryshkin, đang tố giác Mỹ có ý định "làm mất cân bằng hệ thống an ninh quốc tế" bằng hệ thống hạt nhân của mình.

Sergey Naryshkin còn cho Hoa Kỳ là một “chế độ tự do-toàn trị kiểu phương Tây”, ông này còn tuyên bô, Mỹ dùng phong cách đó để áp đặt lên thế giới trong lĩnh vực hạt nhân. Cụ thể, Naryshkin  còn chỉ trích cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà Mỹ thực hiện ở độ sâu khoảng 300 mét dưới lòng đất ở Nevada vào tháng 5/2024.

Đây chính là "nguyên nhân gây lo ngại” cho an ninh khu vực và thế giới, Naryshkin nói. Ông cũng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, quốc gia hiện đang tham gia vào cuộc xung đột ở Trung Đông, vào khoảng năm 2018. Một hành động chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Donald Trump, người đang tái tranh cử vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2024.

Thanh kiếm hạt nhân đang làm rung chuyển giữa Nga và Mỹ: đó là lời nói của Giám đốc cơ quan mật vụ của Putin .

Naryshkin thừa nhận vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ thử nghiệm vào hồi tháng 5/2024 không phải là vụ thử hạt nhân chính thức và không vi phạm bất kỳ hiệp ước an ninh nào, nhưng ông vẫn cho là một sự việc quá đáng: “Nó cho thấy rõ rằng Mỹ muốn khoa trương sức mạnh về "chiếc búa tạ hạt nhân" đó cũng là điều mà Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman đã từng dùng để đe dọa Liên Xô vào năm 1945.”

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu kết thúc, Tổng thống Mỹ khi đó đã ra lệnh thả hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản nhằm chấm dứt chiến tranh trên toàn cầu. Đây là lần sử dụng bom nguyên tử đầu tiên và duy nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Hàng trăm ngàn người đã chết. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ trong những năm tiếp theo.

Naryshkin nói rằng kiểu đe dọa này của Mỹ đã không có tác dụng vào thời điểm đó và nó cũng sẽ không có tác dụng trong thời đại ngày nay của cuộc chiến Ukraine. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 31 August 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét