THƯƠNG CHIẾN MỸ TRUNG VỚI HẠN CHẾ XUẤT CẢNG - CÁC NHÀ SẢN XUẤT CHIP NHẬT SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ BÁN HÀNG CỦA TQ

Các nhà cung cấp các trang thiết bị về chất bán dẫn của Nhật Bản đang ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và nguồn doanh thu bị ảnh hưởng lớn nhất, ngay cả khi họ phải vật lộn với sự phức tạp của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Khi Mỹ đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất cảng mới đối với các sản phẩm Chip, các công ty Nhật Bản nhận thấy mình đang phải cân bằng một cách khó khăn: một mặt phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và mặt khác phải đáp ứng nhu cầu của đồng minh quan trọng nhất của họ là Mỹ.

Doanh số của Tokyo Electron tại Trung Quốc đang tăng vọt

Tokyo Electron, nhà sản xuất trang thiết bị về chất bán dẫn hàng đầu với vốn hóa thị trường gần 72 tỷ USD,  cho biết về doanh số bán hàng tại Trung Quốc tăng đáng kể.

Trong năm nay, tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2024, Trung Quốc chiếm 44% doanh thu của Tokyo Electron, tăng đáng kể so với mức 23% một năm trước đó.

Báo cáo thu nhập của công ty Tokyo Electron cũng cho thấy con số này tăng lên gần 50% trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, tăng từ mức 39,3% cùng thời gian năm ngoái.

Sự phụ thuộc của ngày càng Tokyo Electron vào Trung Quốc cùng với căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về xuất cảng, khiến Tokyo Electron rơi vào tình thế địa chính trị phức tạp.

Chính phủ Hoa Kỳ đang áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc xuất cảng kỹ thuât cao, bao gồm các sản phẩm Chip và máy tính lượng tử, có khả năng ảnh hưởng đến dòng doanh thu trong tương lai của các công ty Nhật đã đầu tư nhiều vào Trung Quốc.

51% doanh thu do Screen Holdings tạo ra

Một nhà sản xuất thiết bị bán dẫn khác của Nhật Bản, Screen Holdings, báo cáo doanh số bán hàng từ Trung Quốc tăng.

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2024, Screen Holdings tạo ra 43% tổng doanh thu từ Trung Quốc, tăng từ mức 19% của năm tài chính trước đó.

Trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, tỷ lệ này tăng lên 51%, so với mức 23% cùng thời gian năm ngoái. Công ty kỳ vọng Trung Quốc sẽ chiếm 41% tổng doanh thu vào cuối năm tài chính 2025.

Mối quan hệ kinh doanh quan trọng của Screen Holdings với Trung Quốc là thách thức lớn đối với Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ, trong việc cân bằng các cam kết địa chính trị với lợi ích kinh tế của mình.

Do ngày càng phụ thuộc vào nguồn doanh thu từ Trung Quốc, các công ty này phải đối mặt với rủi ro từ các biện pháp kiểm soát xuất cảng của Mỹ.

Các biện pháp kiểm soát xuất cảng của Mỹ đặt ra nhiều thách thức

Bộ Thương mại Hoa Kỳ gần đây đã công bố kế hoạch áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất cảng mới, bao gồm cả máy tính lượng tử và hàng hóa liên quan đến Chip, điều này sẽ đặt ra những hạn chế lớn hơn đối với việc Trung Quốc tiếp xúc với kỹ thuật cao và tối tân.

Những biện pháp này có khả năng ảnh hưởng đến các công ty cung cấp trang thiết bị bán dẫn của Nhật Bản như Tokyo Electron và Screen Holdings, là những nhà cung cấp Chip chính của Trung Quốc.

Các cơ sở sản xuất chất bán dẫn do các công ty Nhật Bản cung cấp chủ yếu nhằm mục đích sản xuất các con Chip lỗi thời.

Những con Chip này thường được sử dụng trong các ứng dụng nơi ô tô hơn là trong điện thoại thông minh hoặc các mô hình đào tạo trí tuệ nhân tạo tân thời.

Khả năng các hạn chế rộng hơn của Hoa Kỳ  sẽ gây rủi ro cho các công ty Nhật Bản, vốn lệ thuộc doanh số bán ra nhiều vào thị trường Trung Quốc, một thị trường trọng điểm.

Quan điểm của Trung Quốc về kiểm soát xuất cảng

Trung Quốc đáp lại các biện pháp kiểm soát xuất cảng của Nhật Bản bằng những lời chỉ trích, gọi đó là "sự lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất cảng" và "vi phạm nghiêm trọng các điều khoảng của WTO".

Bắc Kinh cũng ám chỉ rằng họ có thể trả đũa nếu Nhật Bản mở rộng các hạn chế xuất cảng đối với việc bán trang thiết bị bán dẫn cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết, Trung Quốc vẫn cam kết duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định và an toàn.

Những căng thẳng ngoại giao này làm nổi bật những động lực phức tạp trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, nơi nhiều quốc gia đang tranh giành ưu thế về kỹ thuật sản xuất, trong khi họ phải  cố gắng bảo đảm sự duy trì lợi ích kinh tế của họ.

Trung Quốc gia tăng mua thiết bị Chip

Bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và các đồng minh, Trung Quốc vẫn tăng cường thu mua các trang thiết bị sản xuất Chip.

Hiệp hội kỹ nghệ SEMI báo cáo rằng Trung Quốc đã mua các trang thiết bị bán dẫn trị giá khoảng 25 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024. Con số này cho thấy đã vượt quá tổng số của Hoa Kỳ, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cộng lại.

Chiến lược tăng cường năng lực sản xuất Chip trong nước của Trung Quốc phản ánh ý định giảm sự phụ thuộc vào kỹ nghệ nước ngoài trong bối cảnh xung đột thương mại đang diễn ra.

Triển vọng tương lai của các công ty bán dẫn Nhật Bản

Các nhà sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản như Tokyo Electron và Screen Holdings đang ở một bước ngoặt. Trong khi Trung Quốc vẫn là một thị trường sinh lợi, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra những rủi ro đáng kể.

Khi các công ty này vượt qua những thách thức này, chiến lược của họ có thể sẽ tập trung vào việc đa dạng hóa cơ sở thị trường đồng thời tuân thủ các quy định quốc tế.

Những tháng tới sẽ rất quan trọng trong việc xác định cách các công ty này cân bằng các cơ hội kinh tế với thực tế địa chính trị.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 6 Sept. 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét