DÂN LÊN CƠN SỐT KHI NGHE THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ GIAO CHO BỘ CÔNG THƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN

Truyền thông gia nô mấy ngày qua, lập lại việc:  Thường trực chính phủ giao cho Bộ Công Thương công việc nghiên cứu kinh nghiệm về nhà máy phát điện nguyên tử. 

Người dân lại lên cơn sốt, vì sắp sửa sẽ mất đất và sẽ còn phải trả thêm nợ công cho đám lầy lội và thiểu năng về nguyên t trong Bộ CT và EVN. Vì đám này sẽ có thêm một cơ hội bung phá thêm ngân sách nhà nước, tức tiền thuế người dăn - sau khi dự án chúng đệ trình được 500 nghị gai nô trong quốc hội bấm nút thông qua  Còn các quan trong Bộ Công Thương và EVN thì mừng ra mặt, vì đám quan chức lầy lội này sắp sửa có những ngày được ngày nhấm nháp tùng, hậu hỷ!!

TNG QUAN V LÒ NGUYÊN TỬ CỦA VN:

Nói về lịch sử phát triển lò phản ứng nguyên tử đầu tiên ở VN, là phải nói đến "Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt" ở Đà Lạt. Năm 1958, Việt Nam Cộng hòa đã thành lập Nguyên tử lực cuộc và đến năm 1961 một cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nguyên tử được thành lập mang tên "Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt" là lò nguyên tử đầu tiên của Đông Nam Á. Trung tâm được xây dựng tại một khu vực có diện tích 21 Hecta, phía đông bắc trung tâm Đà Lạt. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 1961 và được hoàn thành vào tháng 12 năm 1962. Đây là một công trình do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng các kiến trúc sư phụ tá Nguyễn Mỹ Lộc, Phạm Quỳnh Lân và Vũ Tòng chịu trách nhiệm thực hiện đồ hoạ kiến trúc và xây dựng "Trung Tâm Nghiên cứu Nguyên Tử Đà Lạt", đầu tiên và duy nhất của VN vào thời đó.

Lò phản ứng nguyên t Đà Lạt là loại lò phản ứng nghiên cứu TRIGA - MARK II do hãng General Atomic thuộc công ty General Dynamics của Hoa Kỳ chế tạo, có công suất danh định là 250 kW. Lò sử dụng nhiên liệu Uranium đã làm giàu ở mức khoảng 20% được kích hoạt bằng nguồn Neutron chậm để tạo phản ứng phân hạch dây chuyền và chất phóng xạ.

Sau một thời gian lắp đặt và thử nghiệm, lò nguyên tử DLR - I (Dalat Reactor - I) là lò nguyên t đầu tiên ở Đông Nam Á đã đạt trạng thái "tới hạn" vào lúc 12 giờ 40 phút ngày ngày 26 tháng 2 năm 1963 và chính thức đi vào hoạt động theo công suất danh định từ ngày 3 tháng 3 năm 1963. Mục tiêu chính của lò khi đó là nghiên cứu, huấn luyện và sản xuất đồng vị phóng xạ.

Trước khi miền nam bị thất thủ vào ngày 24 tháng 3 năm 1975, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã gửi một bức điện tín mật tới đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, ra lệnh lấy hết những thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng và đưa về Mỹ. Việc làm này được thực hiện hoàn tất vào sáng 31 tháng 3 năm 1975 trước khi Đà Lạt bị thất thủ vào tay bắc cộng.

Về phạm trù nguyên tử, cùng thời gian với VNCH, thì miền bắc XHCN còn rất xa lạ với các lò phản ứng về nguyên tử cho đến năm 1982. Các chuyên viên của cdxhcnVN mới bắt đầu học từ kỹ thuật của Nga, để điều hành tiếp tục "Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt" của VNCH, sau khi được Nga tái trang bị. Ngày 20 tháng 3 năm 1984 lò phản ứng nguyên t Đà Lạt chính thức đưa vào hoạt động với công suất danh định 500 kW.

Và Trung Tâm Nguyên Tử Đà Lạt từ đó được đổi thành " Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt" cho đến nay.

CÁC ĐIỀU CÀN CHÚ Ý ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ

Xây dựng nhà máy điện nguyên tử (hạt nhân) ở Việt Nam tạo nên mối quan tâm và nỗi lo ngại trong dư luận là vì nhiểu lý do. Trước hết là về nhân lực, vật lực.

Nếu nói ‘Về vật lý cơ bản, VN rất thiếu chuyên gia. Nhưng nếu có một Dự án điện nguyên tử của VN hiện nay sẽ vận hành trong tương lai ở VN, đòi hỏi VN phải cung ứng song song về nhân sự vận hành và bảo trì có kinh nghiệm. Nếu nói đến chuyên viên thì gần như là con số "0", còn cần phải đào tạo mới có, như vậy toàn là thứ tay non, không có kinh nghiệm.

Nguyên tắc làm việc của lò phản ứng nước áp lực (ВВЭР/PWR)

Trong quá khứ những bài học như thảm họa nhà máy Chernobyl ở Ukraine bị nổ dẫn tới hàng chục người chết và sau này là các di chứng khiến hàng trăm ngàn người chết vì bệnh tật, ung thư. Hay vào năm 2011 khi Nhật Bản phải hứng chịu cơn sóng thần khủng khiếp, nhà máy điện nguyên t Fukushima khi đó đã gặp tai nạn do tác động của động đất và sóng thần. Tai nạn ảnh hưởng đến các lò phản ứng và làm rò rỉ chất phóng xạ.

Việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử còn khiến nhiều người vẩn còn rất lo ngại vì những tác hại đối với môi trường sống xung quanh do lượng phóng xạ thoát ra ngoài, và những hậu quả nghiêm trọng nếu có một tai nạn nào đó xảy ra.

Vốn đầu tư cho một nhà máy điện nguyên tử là "12 tỷ USD đầu tư cho dự án điện hạt nhân trước đây ở Ninh Thuận chiếm tới nửa ngân sách nhà nước. Đó là ta mới tính khi lựa chọn kỹ thuật xây dựng theo mô hình lò phản ứng thế hệ hai, nếu lựa chọn thế hệ ba phải 16 tỷ USD, thế hệ ba cộng phải hơn nữa. Ta cũng chưa tính tới yếu tố đội vốn và chậm tiến độ trong lúc xây dựng. 

Quan trọng hơn hết là việc ký kết các văn kiện hợp tác về xây dựng nhà máy điện  nguyên tử ở VN, các quan của đảng ở Bộ Công Thương và EVN có được bao nhiêu người có khả năng để hiểu được hết các góc khuất từ A-Z của phạm trù này, để nhận được những ưu thế về cho VN. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14/9/2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét