ĐỂ SĂN LÙNG TÀU NGẦM CỦA NGA Ở ĐẠI TÂY DƯƠNG  - ĐỨC VÀ ANH  KÝ MỘT HỢP TÁC TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH SƯỜN PHÍA ĐÔNG NATO

Berlin/London - Trước tình hình địa chính trị căng thẳng, đặc biệt là mối đe dọa từ Nga, Đức và Anh đang tăng cường nỗ lực quốc phòng bằng cách tăng cường hợp tác. Boris Pistorius, Bộ trưởng Quốc phòng Đức và John Healey, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, sẽ ký thỏa thuận  „Trinity House Agreement“ vào thứ Tư (23/10). Bộ trưởng quốc phòng của cả hai nước trước đây đã ca ngợi thỏa thuận này là một “bước ngoặc quan trọng”, trước sự hoạt động của tàu ngầm Nga ở ngoài khơi bờ biển Scotland.

Theo Sky News, Pistorius giải thích về mối quan hệ đối tác quân sự mới: “Với các dự án trong các lĩnh vực trên không, trên bộ, trên biển và không gian mạng, chúng tôi sẽ cùng nhau tăng cường khả năng phòng thủ và do đó củng cố trụ cột châu Âu trong NATO”. “Chúng ta không được coi an ninh ở châu Âu là điều đương nhiên.”

Ông cho biết, Wladimir Putin đang tiếp tục tiến hành chiến tranh chống lại Ukraine, tăng cường sản xuất vũ khí ồ ạt và liên tục phát động các cuộc tấn công hỗn hợp vào Đông Âu. Một nguyên nhân khác gây lo ngại là Triều Tiên dường như cũng đã gửi binh lính tới mặt trận ở Ukraine.

Chiến đấu cơ Đức Phát giác được tàu ngầm Nga ngoài khơi Scotland

Một phần của thỏa thuận mới giữa Đức và Anh là căn cứ cho phi cơ trinh sát Đức ở Scotland. Phi cơ chiến đấu của Đức được cho là đã tìm thtàu ngầm Nga ngoài khơi bờ biển Scotland và ở vùng Bắc Đại Tây Dương. Điều này không chỉ phục vụ an ninh quân sự mà còn bảo vệ các tuyến cáp biển khỏi bị phá hoại.

Sky News đưa tin, một phi đội máy bay tuần tra hàng hải P8 Poseidon của Đức sẽ hoạt động từ căn cứ Không quân Hoàng gia ở Lossiemouth, Scotland và săn lùng các tàu ngầm Nga. Ngày bắt đầu chính xác của các hoạt động này vẫn chưa được ấn định. Phi cơ trinh sát hiện đang được công ty quốc phòng Boeing của Mỹ chế tạo. Chúng dự kiến ​​sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội Đức (Bundeswehr) vào năm 2025.

Quan hệ đối tác  quốc phng òmới giữa Berlin và London cũng bao gồm việc công ty quốc phòng Đức Rheinmetall xây dựng một nhà máy mới ở Anh, để chế tạo ống phóng (Artillerierohre).  Theo Sky News, những vũ khí như vậy đã không được sản xuất ở Anh trong hơn một thập niên. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine do Putin khởi xướng đã cho thấy rằng cần phải gia tăng sản xuất thêm pháo binh một cách gấp rút.

Đức và Anh cũng có kế hoạch cùng nhau phát triển các loại vũ khí tầm xa cải tiến có thể tấn công mục tiêu chính xác hơn và từ khoảng cách xa hơn t các hỏa tiễn Storm Shadow hiện tại của Anh. Ngoài ra còn có kế hoạch cùng nhau chế tạo máy bay không người lái có thể liên lạc với chiến đấu cơ có người lái.

Sườn phía đông của NATO cần được tăng cường trước các mối đe dọa và phá hoại từ Putin

Với sự hợp tác này, Đức và Anh muốn tập hợp lực lượng của họ ở sườn phía đông của NATO và chia sẻ nhanh vic tiếp liệu, kho bãi và trang thiết b, như đã nêu trong một tuyên bố từ chính phủ liên bang. Đây cũng là mục đích của việc khai trương trụ sở mới của NATO ở Rostock (Đức) trong tuần này, khiến Nga phản ứng kịch liệt và triệu tập đại sứ Đức tại Moskau.

Theo một tuyên bố từ chính phủ liên bang, các dự án chung của liên minh Anh - Đức mới, cũng sẽ được mở cho các đồng minh và đối tác EU khác như Pháp. Đối với Anh, thỏa thuận này cũng mang đến cơ hội cải thiện quan hệ với châu Âu sau Brexit. Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhấn mạnh Anh và Đức là “hai quốc gia chi nhiều nhất cho quốc phòng ở châu Âu”.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 23 Oktober 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét