TÂN TỔNG THỐNG MỶ SAU BẦU CỬ NGÀY 5/11/2024 VỚI CÁC VẤN ĐỀ NHƯ : NATO, THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ KHÍ HẬU CỦA CHÂU ÂU ?

Theo AFP/lro: Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và là đồng minh quan trọng nhất của châu Âu. Đức hiện đang cần cây dù nguyên tử của Mỹ và hiệp ước hỗ trợ của NATO. Tuy nhiên sự tồn tại của các hiệp ước an ninh giữa Mỹ và chau Âu còn tuỳ thuộc vào các nhiệm kỳ của các  tổng thống Mỹ.

Các đời tổng thống Mỹ thay đổi thì mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu cũng bị ảnh hưởng lơn. Bốn năm tới có thể là một thử thách khó khăn đối với châu Âu - đặc biệt nếu Donald Trump thắng cử. Những câu hỏi quan trọng về tương lai của châu Âu sau cuộc bầu cử Mỹ:

Châu Âu vẫn ổn định nếu Trump thắng?

Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã đe dọa châu Âu sẽ chấm dứt hiệp ước hỗ trợ của NATO nếu họ không chi đủ cho quốc phòng. Mặt khác, thì Kamala Harris đã nhiều lần khẳng định bà đứng đằng sau NATO, tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập vào tháng 7 tại Washington.

NATO phản ứng thế nào?

Tổng thư ký liên minh mới Mark Rutte đã kêu gọi các đồng minh “đừng lo lắng về nhiệm kỳ tổng thống của Trump”. Người Hòa Lan đề cập đến nhiệm kỳ đầu tiên của đảng Cộng hòa cho đến năm 2021. Khi đó, Trump tuyên bố liên minh này "lỗi thời" - nhưng ông không rút Mỹ khỏi liên minh. Rutte chắc chắn rằng lần này anh cũng sẽ thuyết phục được Trump (?)

Người châu Âu có cần chi nhiều hơn cho quốc phòng?

Điều này được coi là có những bước tiến chắc chắn - bất kể Harris hay Trump thắng cử. Năm nay, chỉ có 23 trong số 32 quốc gia NATO đáp ứng yêu cầu chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng. Đức lần đầu tiên đạt được mục tiêu này. Trước mối đe dọa từ Nga, Ủy ban EU của Ursula von der Leyen ước tính nhu cầu bổ sung về quốc phòng của châu Âu là 500 tỷ Euro trong 10 năm.

Châu Âu đang hoạt động địa chính trị như thế nào?

Các nhà ngoại giao Brüssel đồng ý: Ngay cả khi Harris thắng cử, Mỹ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc cạnh tranh thương mại với Trung Quốc. Do đó, Chủ tịch Hội đồng EU sắp mãn nhiệm Charles Michel đang kêu gọi người châu Âu trở nên độc lập hơn với Washington. Ông nói với AFP và các hãng thông tấn châu Âu khác: “Tôi không muốn các con tôi phụ thuộc vào việc ai sẽ là tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Nga”. Người châu Âu không muốn lệ thuộc vào vòng ảnh hưởng thương mại ngắn hạn từng 4 năm, mà họ đang cần một chiến lược dài hạn, không lệ thuộc vào các đời tổng thống.

Việc viện trợ cho Ukraina thì sao?

Trump dọa cắt hoàn toàn viện trợ quân sự cho Ukraine nếu thắng cử. Để phòng ngừa, bảy nước công nghiệp hóa lớn (G7) đã đưa ra gói viện trợ trị giá 50 tỷ đô la Mỹ (tương đương 45 tỷ Euro) cho Kiew ngay trước cuộc bầu cử Mỹ. Một số người hy vọng rằng rốt cuộc Trump sẽ không bỏ rơi Kiew. Một nhà ngoại giao cho biết nếu “thỏa thuận” theo kế hoạch của ông với Nga thất bại, ông có thể quay trở lại Ukraine.

Vì chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump, các mối quan hệ đã xấu đi nghiêm trọng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Đảng Cộng hòa cáo buộc EU cạnh tranh không lành mạnh và áp đặt thuế trừng phạt đối với thép và nhôm nhập khẩu vào năm 2018. Tranh chấp ban đầu được giải quyết dưới thời đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden, nhưng thỏa thuận sẽ hết hạn vào mùa xuân. Trump đã đe dọa các mức thuế trừng phạt mới và một chính sách kỹ ngh tích cực hơn.

Châu Âu đã chuẩn bị cho một tranh chấp thương mại?

Một nhà ngoại giao cho biết: “EU hiệc đã chuẩn bị xong và rất tốt hơn nhiều cho một nhiệm kỳ khác của Trump”. Ủy ban EU thực hiện có nhiều kịch bản khác nhau trong nội bộ để đối phó với các thay đổi của Trump nếu có. Cơ quan EU  Brüssel cho biết: “Không giống như lần trước, chúng tôi có các biện pháp giao thương với Mỹ khác nhau”. Thuế trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ được coi là biện pháp cuối cùng.

V chính sách khí hậu thì sao?

Với chính quyền mới của Trump, có thể EU sẽ mất đi đối tác thân cận nhất trong việc bảo vệ khí hậu quốc tế. Theo một nghiên cứu của Quỹ Heinrich Böll trực thuộc Đảng Xanh cho biết: “Không có gì chắc chắn rằng EU có thể thu hẹp khoảng cách lãnh đạo”. Trong mọi trường hợp, những người ủng hộ các biện pháp nghiêm ngặt về khí hậu ở châu Âu đã phải chịu áp lực từ các cuộc phản đối của nông dân và những hạn chế về tài chính.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 4 November 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét