CUỘC TRANH GIÀNG QUYỀN LỰC Ở SYRIEN_ AHMED AL SHARAN VÀ NHỮNG MẶT TRẬN CHIA CẮT

Những cuộc nội chiến kéo dài thường trở nên phức tạp đến mức không thể kiểm soát. Điều này cũng đúng với Syria. Trong mười bốn năm qua, những rạn nứt mới liên tục xuất hiện hoặc thay đổi. Nhiều thế lực nước ngoài đã can thiệp, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Hisbollah ở Libanon và Nga. Cuộc chiến chứng kiến sự trỗi dậy và sụp đổ của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" và cuối cùng là sự lật đổ bất ngờ của nhà độc tài lâu năm Bashar al-Assad.

Ngày nay, một người đàn ông đang nắm quyền, người mà qua nhiều năm đã chuyển từ một kẻ khủng bố Al-Qaida sang một người Hồi giáo ôn hòa - hoặc ít nhất là ông ta tự nhận như vậy. Ahmed al-Sharaa, tổng thống lâm thời mới của Syrien, liên tục hứa hẹn sẽ thống nhất vô số nhóm tôn giáo và sắc tộc của đất nước thành một quốc gia. Nhưng cựu lãnh đạo dân quân này đang phải vật lộn để đạt được điều này, với những đợt bùng phát bạo lực liên tiếp. Hy vọng ban đầu về hòa bình ở Syrien đã nhường chỗ cho sự vỡ mộng. Tại sao đất nước không thể tìm thấy hòa bình? Các bên tham gia xung đột là ai và họ theo đuổi lợi ích gì?

Chắp vá thay vì độc quyền bạo lực

Chỉ cần nhìn vào bản đồ quyền lực của Syrien, vấn đề cốt lõi đã lộ rõ: nó giống như một bức tranh chắp vá. Nhà nước không hề độc quyền xử dụng vũ lực. Chính phủ chuyển tiếp chỉ kiểm soát một phần nhỏ lãnh thổ.

Lực lượng vũ trang nhà nước thậm chí không thể được gọi là quân đội theo đúng nghĩa của từ này. Trên thực tế, chúng là liên minh của một số nhóm dân quân nổi dậy trước đây. Mạnh nhất trong số này là Hayat Tahrir al-Sham (HTS), với thủ lĩnh là Tổng thống lâm thời al-Sharaa. Tổng cộng, HTS và các nhóm dân quân đồng minh được cho là có khoảng 40.000 chiến binh. Tuy nhiên, nhiều nhóm trong số chúng hoạt động độc lập và thực hiện các mối thù cá nhân, điều này liên tục dẫn đến các vụ bạo lực bùng phát.

Ngoài các lực lượng dân quân của chính phủ, còn có một số khối quân sự khác. Những nỗ lực của chính phủ nhằm sáp nhập các khối này vào quân đội quốc gia cho đến nay phần lớn đều không thành công.

Người Druze và Israel

Điều này cũng đúng với các lực lượng dân quân Druze, tập trung ở phía tây nam Syrien, xung quanh thành phố Suweida. Do nghi ngờ sâu sắc chính phủ mới, họ từ chối giao phó lực lượng của mình cho chính quyền trung ương. Điều này một lần nữa được chứng minh trong bối cảnh giao tranh gần đây giữa dân quân Druze và người Bedouin. Điều này liên quan đến cả động cơ tôn giáo lẫn địa chiến lược.

Người Druze là một nhóm thiểu số tôn giáo ở Syrien và chiếm khoảng 3% dân số. Mặt khác, người Bedouin, giống như đa số người dân trong nước, thuộc Hồi giáo Sunni – giống như chính phủ Syìen mới. Nhiều người Druze không tin tưởng Tổng thống mới al-Sharaa. Ông ta có vẻ ôn hòa, nhưng trước đây từng là thủ lĩnh của một nhóm Hồi giáo cực đoan với hệ tư tưởng coi người Druze là dị giáo.

Khi al-Sharaa cử quân đến để bình định cuộc xung đột gần đây, nhiều người Druze nghĩ rằng họ đến để giúp đỡ người Bedouin. Do đó, họ đã huy động lực lượng chống lại quân đội chính phủ, và các cuộc đụng độ đã nổ ra.

Điều này đã khiến Israel hành động, nã pháo vào quân đội chính phủ Syrien và ném bom các cơ sở của Bộ Quốc phòng tại Damascus. Israel tự nhận mình là người bảo vệ người Druze Syrìen. Tuy nhiên, điều này chủ yếu xuất phát từ lợi ích địa chiến lược.

Để hiểu được điều này, cần phải xem xét các khía cạnh địa lý. So với nước láng giềng rộng lớn Syria, Israel nhỏ bé và có ít không gian phòng thủ. Cao nguyên Golan, do Israel chiếm đóng từ năm 1967, mang lại một vị trí thuận lợi, với các vị trí nằm trên những dãy núi hiểm trở.

Nhưng do tình hình bất ổn ở Syrien, Israel từ lâu đã hướng sự chú ý đến Cao nguyên Golan: Tại đây, ngay trước cửa nhà mình, họ không muốn bất kỳ lực lượng dân quân Hồi giáo nào liên kết với chính phủ đặt chân đến. Al-Sharaa bị nghi ngờ và bị coi là một chiến binh thánh chiến đội lốt cừu. Do đó, Israel đã xâm lược Syrien bằng quân đội sau khi chế độ Assad sụp đổ. Về phía Syrien, dưới chân Cao nguyên Golan, Israel hiện đang duy trì một số đồn quân sự làm tiền tuyến

Để duy trì vành đai an ninh bổ sung ở khu vực biên giới, Israel đang trông cậy vào người Druze Syrien như những đồng minh tiềm năng, đặc biệt là khi Cao nguyên Golan cũng có người Druze sinh sống, nhiều người trong số họ ủng hộ sự can thiệp của Israel vào Syrien. Người Druze cũng là một nhóm thiểu số ở Israel, phần lớn trung thành với nhà nước và phục vụ trong quân đội, đôi khi giữ các vị trí cao cấp.

Đây chính là lúc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp. Ankara coi SDF là một mối đe dọa tiềm tàng do sự tham gia mạnh mẽ của người Kurd. Do đó, Ankara ủng hộ Quân đội Quốc gia Syrien (SNA), một nhóm phiến quân đa dạng về ý thức hệ, kiểm soát một số khu vực dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria - một vùng đệm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và quốc gia láng giềng mong manh này, nhưng cũng là căn cứ cho các cuộc tấn công chống lại người Kurd. Cuối năm ngoái, SNA đã phát động một cuộc tấn công chống lại SDF. Trong khi đó, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom các vị trí của người Kurd ở Syrien.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 20 Juli 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét