ĐÀN BẦU
( nét văn hoá thuần Việt rất độc đáo, món quà tất niên cho
 tất cả các bạn yêu mến nét đẹp của văn hoá Việt)

                                                                        


Đàn bầu ai gẩy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu.
(Ca dao)


Hai câu ca dao nầy đã làm cho tôi tò mò bước vào việc nghiên cứu loại nhạc khí hết sức độc đáo của Việt tộc để chia sẽ cùng các bạn trên FB. Ý nghĩa của câu ca dao là: "Ông bà mình ngày xưa khuyên con gái chớ nên nghe đàn bầu vì sợ tiếng đàn réo rắt, nỉ non ai oán... buồn bã dễ vận vào đời người phụ nữ". Cái độc đáo của đàn bầu là chỉ có một dây mà phát ra đũ loại âm thanh.

http://www.youtube.com/watch?v=xQDB874__2s
http://www.youtube.com/watch?v=fF_TtfsNvco

Một dây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh
(Văn Tiến Lê)


                                                     


Đàn bầu, ngay cái tên đàn đã là thuần Việt, lấy cái bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô vườn nhà nông nào cũng sẵn, để đặt cho cây đàn dân dã lâu đời đơn sơ thế mà độc đáo. Chứ còn cách gọi chữ nghĩa bác học - "độc huyền cầm" - như có người mách rằng đó là do có tài liệu lâu đời bên Tàu chép (?), thì xa lạ với dân ta, vì nó chỉ nói được là "đàn một dây".
Đàn bầu là một trong hàng trăm loại nhạc khí của Việt tộc. 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhạc_cụ_Việt_Nam


ĐÔI ĐIỀU VỀ LỊCH SỬ CÂY ĐÀN BẦU VIỆT NAM

Độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
Cưới em về làm vợ, dựng phòng sanh chỗ nào


“Đàn Bầu” Việt Nam xuất hiện, phát triển, biến hóa gắn liền với giai thoại tiên cổ, lưu truyền trong nhân gian nhưng luôn được trân trọng nâng niu trong tầm thức người Việt, với những gì nhân đạo và độc đáo của trường phái “âm nhạc quê hương”. Có nhiều giả thuyết khác nhau về sự xuất hiện của cây Đàn Bầu. Nhưng trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, có một vài ý kiến tổng hợp cho sự ra đời của Đàn Bầu dựa theo văn học truyền miệng và tài liệu sử học.

Đầu tiên là xuất xứ huyền thoại của Đàn Bầu trong truyền thuyết về tình cảm gia đình giữa chồng và vợ, giữa mẹ chồng và nàng dâu, cao cả hơn là tình mẫu tử thiêng liêng. Cây Đàn Bầu trong câu chuyện dân gian là món quà của một bà Tiên ban cho nàng dâu hiếu thảo. Vì chiến tranh mà người con trai phải ra trận, do loạn lạc họ đã cách xa nhau, để tận hiếu với mẹ già và tận tình nghĩa phu thê mà nàng dâu đã chịu móc mắt mình để tế hung thần. Câu chuyện sâu lắng như hóa hồn vào tiếng Đàn Bầu ấy, tạo nên những thanh âm nỉ non, tự tình, có đau sót, có bi ai nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh tinh thần và niềm tin hoàn viên mãnh liệt.

Bên cạnh đó, một giai thoại khác cũng được nhắc đến, đó là cuộc đời hát Xẩm ( của thái tử Trần Quốc Đĩnh. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Nguyên kể lại trong bài viết của nhà nghiên cứu Hoàng Kiều thì Đàn Bầu chính là báu vật mà Bụt ban cho thái tử Trần Quốc Đĩnh làm kế sinh nhai, làm nhạc cụ định an tinh thần trong hoàn cảnh bơ vơ, gia biến. Hai câu chuyện, hai cốt chuyện nhưng cùng một kết thúc, dường như cha ông ta đã dành nhiều ưu ái cho thi sử của cây Đàn Bầu. Có hình ảnh bà Tiên hiền hậu, có hình ảnh ông Bụt nhân từ, có những con người sống cơ cực nhưng được viên mãn hậu vận, đã làm cho cây Đàn Bầu mang thanh âm da diết, mủi lòng, nhưng cũng đầy niềm tin và khát khao hạnh phúc. Điều đó cho thấy, một nhạc khí giản đơn như Đàn Bầu được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian chính là thể hiện sự yêu thích, sự trân trọng lớn, biểu đạt tâm ý nỗi niềm và “bản sắc” âm nhạc dân tộc Việt. http://www.youtube.com/watch?v=1ykR3V3QHH8)

Tìm hiểu trong thư tịch và hiện vật khảo cổ học cũng như lịch sử chữ viết có một số những sách sử quan trọng có đề cập đến Đàn Bầu. Theo An Nam chí lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa, Đại Nam thực lục tiền biên, Tân Đường thư, Cựu Đường Thư… cây Đàn Bầu ra đời xuất phát điểm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sau đó được người Kinh Việt Nam mang sang Quảng Tây Trung Quốc. Cây Đàn Bầu được lấy cảm hứng từ một trò chơi dân gian “trống đất”  của trẻ nhỏ ( http://www.youtube.com/watch?v=2OBaFwufrEg ). Cha ông ta đã có sự quan sát tinh tế, cảm thụ thanh âm nhanh nhạy, nên những tiếng kêu “bung bung” từ dây căng kéo trong hố đất đã kết tạo ý tưởng hình thành cây đàn làm từ ống tre và quả bầu khô chỉ với một dây duy nhất. Số phận cây đàn Bầu Việt Nam cũng bấp bênh như chính cuộc đời cơ cực của người nông dân xưa. Hình ảnh người nghệ nhân mù lòa, cùng chiếc Đàn Bầu hành khất khắp nơi, mang tiếng đàn của mình nuôi sống bản thân. Lời ca tiếng nhạc thánh thót nhưng ai oán, ẩn chứa sâu thẳm là mong ước đơn sơ nhưng khó nhọc về cuộc sống đủ ăn đủ mặc và thanh tịnh.

Đàn Bầu trong chế độ xưa là nhạc khí dân gian của kẻ bần hàn, tồn tại chìm nổi cùng bá tánh, giai cấp thống trị có con mắt “nửa vời” với loại nhạc cụ được cho là “hẩm hiu” này. Thời nhà Lý, chỉ dùng Đàn Bầu để đệm cho người hát xẩm, làm thanh bồi cho các khúc ca dân giã của nam thanh nữ tú đang tuổi tâm tình, của người già khắc khổ chuyến đi cuộc đời gian nan, của trẻ em hồn nhiên nhưng tuổi thơ bươn chải. Từ truyền thuyết xa xưa của dân tộc đến những dấu tích lịch sử ghi lại đều chỉ là giả định, câu chuyện bắt đầu của cây Đàn Bầu Việt Nam là ẩn số mở, nhưng thực tế đã chứng minh nó gắn bó với xóm làng, con người Việt bao đời nay. Cuộc sống sinh hoạt của người nông dân xưa, có sự tồn tại của gốc Đa đầu làng, giếng nước - sân đình, những bụi tre già, ruộng lúa và giàn bầu tươi tốt. Câu chuyện “tương thân tương ái” với câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”



                                                        Những bản hoà tấu đàn bầu 

đã bồi đắp cho cây Đàn Bầu có phần cấu tạo từ bầu quả ra đời, như một sự kết tinh của truyền thống dân tộc, nhân cách dân tộc và tình cố kết cộng đồng sâu sắc. Vì thế tiếng Đàn Bầu cất lên chính là tiếng lòng, vừa mang nghĩa nhân văn vừa mang nỗi khổ “sinh – lão – bệnh – tử” thời cuộc phong kiến nhiều thị phi. Theo Ông Đỗ Văn Thước, một nghệ sĩ Đàn Bầu từng chia sẻ: Người nông dân xưa dùng dây rừng buộc quanh gốc tre để bảo vệ bụi tre tránh gió bão, họ nghe thấy âm thanh phát ra từ đó mang lại cảm giác kỳ lạ mà lưu luyến tình cảm, họ nghĩ đến việc hạ tre thành cọc căng dây tơ để âm thanh hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng. Lịch sử ra đời và rong ruổi của cây Đàn Bầu truân chuyên theo năm tháng, mặc dù từ thời Lý đã phổ biến trong tầng lớp chúng dân nhưng đến năm 1892 Đàn Bầu mới được những người hát xẩm phía Bắc đưa vào xứ Huế để ca khúc đệm đàn cho một số bộ phận vương quan tiến bộ yêu thích thanh âm trong trẻo, nỉ non đó. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Vua Thành Thái – một trong ba vị vua yêu nước thời Pháp thuộc, ông yêu tiếng đàn Bầu như hơi thở quê hương xứ An Nam, lúc đó Đàn Bầu mới được thay thế đàn tam trong ngũ tuyệt tranh-tỳ-nhị-nguyệt và bầu. Và nấc thang mới sáng sủa của Đàn Bầu đã có đề tựa, nhạc cụ này được có mặt trong dàn nhạc dùng để hòa tấu, nhưng chỉ một số nhạc sĩ tài tử đam mê sử dụng chứ không phải đại đa phần giới “cầm ca”.

ĐỘC ĐÁO ĐÀN BẦU VIỆT NAM

Nhóm Cỏ Lạ hợp tấu đàn bầu

Cha ông đã tạo ra “cây Đàn Bầu” mang âm hưởng quê hương, như những lũy tre làng bao bọc thôn quê Việt, tiếng Đàn Bầu từ dân gian ấy như tiếng của tổ tiên ngàn xưa vọng về, tiếng Đàn Bầu ấp ủ dáng hình thân thương của đất nước trải dài từ Bắc vào Nam. Tại xứ sở cách Việt Nam gần nửa vòng địa cầu, cây Đàn Bầu có tuổi đời dài nhất đang nằm trong bộ sưu tập Stearns ở đại học Michigan (Mỹ), đã 112 năm tuổi. Những người con tha hương trong những dịp xuân về, nghe tiếng Đàn Bầu đều có dư vị mặn mùi, nhớ quê nhà da diết. Tiếng Đàn Bầu tấu lên có âm thanh ngọt ngào, thanh trong, đượm chất tự tình. Cũng mang tâm trạng đó, Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong, làm việc tại Viện âm nhạc Việt Nam tại Mỹ từng chia sẻ: “Âm điệu Đàn Bầu Việt Nam là tiếng nói thâm trầm của con người Việt Nam, nhẹ mà sâu. Nó chuyên chở hồn dân tộc qua nhiều thăng trầm lịch sử, chia sẻ mọi đắng cay trong cuộc sống với niềm tin vươn lên.
http://www.youtube.com/watch?v=WCj4Fx49u-Q
Con người Việt rất gắn bó với âm nhạc, lạc quan trong nghiên cứu và sáng tạo văn hóa âm nhạc”. Đàn Bầu Việt Nam chính là nổi bật chỉ ở sự khác biệt đơn sơ, mộc mạc ấy nhưng lại làm nên sự “độc tôn” mang tinh túy của dân tộc Việt qua từng hành trình lịch sử. Các bạn có thể thưởng thức âm thanh đàn bầu do các các nghệ sĩ  VN trình bày:

 https://www.youtube.com/watch?v=HXPwvBGs_YI    

https://www.youtube.com/watch?v=1xckQdlqTdg  
https://www.youtube.com/watch?v=fWB6ObhEWVY                                                                                                 

PHÂN LOẠI


ĐÀN THÂN TRE: thường dùng cho người hát xẩm hoặc những nơi khó khăn, không có điều kiện chế tác tỉ mỉ, chi tiết. Thân đàn làm bằng một đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương. Loại này ít phổ biến.

ĐÀN HỘP GỖ:
là loại đàn cải tiến, có tính năng ưu việt hơn, thường do các nghệ sĩ chuyên nghiệp sử dụng. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, thường làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ ngô đồng... Loại đàn bằng gỗ vông được dùng phổ biến nhất.

Đàn bầu thường có hình dạng một ống tròn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật (bằng gỗ); một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110 cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm; cao khoảng 10,5 cm. Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa dây đàn.

Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Ngày nay người ta dùng khóa dây đàn bằng kim loại cho chắc để chống tuột dây đàn. Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

Khi công nghệ điện tử ra đời, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp một cuộn cảm ứng điện từ có lõi sắt non vào dưới mặt đàn giáp với dây ở phía đầu to để cảm ứng âm thanh truyền qua bộ dây đồng trục, đưa tín hiệu đến khuếch đại âm thanh qua máy tăng âm. Loại đàn này chỉ có thể dùng dây thép và có nhược điểm là độ méo âm thanh khá lớn so với âm thanh của loại đàn không dùng bộ khuếch đại điện từ (đàn mộc)


Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm... Người ta hay làm bông hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.

Một số nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ; các nước Châu Phi, nước Hy Lạp cổ đại cũng tồn tại đàn một dây. Theo GS Trần Văn Khê, tìm hiểu kho tàng nhạc cụ truyền thống các nước ở các Châu lục cũng chính là học hỏi cũng như khẳng định được chuẩn xác nhất những giá trị văn hóa âm nhạc thuộc về tinh hoa dân tộc. Ví dụ như cây đàn Bầu Việt Nam, so sánh với những cây đàn một dây của các nước bạn bè quốc tế, có nhiều ưu điểm vượt trội và “thuần túy Việt Nam”. Đàn bầu một dây với những tên gọi khác nhau của riêng ngôn ngữ từng quốc gia và mặc dù chung một điểm duy nhất “chỉ có một dây thanh” thì chúng vẫn có sự khác biệt rõ rệt.

Ôi! Đàn bầu quê tôi! Đàn bầu quê tôi!
Nửa bầu mà rót hoài không cạn
Một dây thôi – nói biết bao lời
Cung thương tha thiết chơi vơi
Cung trầm sâu lắng…rạng ngời tình quê.
(Hoàng Trang)


BÀI LIÊN KẾT

1.Pham Duc Thanh - Dan Bau
http://www.phamducthanh.com/widgetkit.html
2.HÃY TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHẠC KHÍ DÂN TỘC TA ĐƯỢC GIAO LƯU VỚI CÁC NHẠC KHÍ QUỐC TẾ http://hopcaquehuong.org/2013/05/hay-tạo-diều-kiện-cho-cac-nhạc-khi-dan-tộc-ta-dược-giao-lưu-với-cac-nhạc-khi-quốc-tế/
3.Giới thiệu vài nét về đàn bầu
http://www.tienghatquehuong.com/Samples/VaiNetDB.htm
4.Gía một cây đàn bầu ngoài thị trường hiện nay
http://muanhaccu.com/dan-bau---monochord_cp2988.aspx
5.Dạ cổ hoài lang với đàn bầu
http://www.youtube.com/watch?v=5ncEXD0rANI
6.Đàn bầu được cải tiến theo kỷ thuật mới
http://www.youtube.com/watch?v=6XrzR4v24CM
7.Các loại đàn dân tộc VN
http://tranhung09.blogspot.de/2010/09/tim-hieu-nhac-cu-viet-nam.html
8. Nghệ nhân với những cây đờn “độc”
.http://songnhac.vn/di-san/muc-luc/nhac-khi-co-truyen/3174-nghe-nhan-voi-nhung-cay-don-doc.html


Kim Anh Le, 29.1.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét