NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRÊN BIÊN ĐÔNG
VÀ VIỆC KHAI THÁC DẦU HỎA CỦA VN.
CÁC MỎ DẦU TRONG THỀM LỤC ĐỊA VN
Cảnh về đêm trên mỏ dầu Bạch Hổ
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.
1. KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
Từ năm 2012, sản lượng dầu mỏ tại Việt Nam đã tăng lên 348.000 thùng mỗi ngày, cao nhất kể từ năm 2006. Theo hãng dầu khí Anh (BP), Việt Nam hiện có trữ lượng dầu lớn nhì Đông Á, với 4,4 tỷ thùng, chỉ sau Trung Quốc.CÁC MỎ DẦU Ở VN VÀ NĂM KHAI THÁC:
Gồm tổng cộng 28 mỏ tổng cộng:
Bạch Hổ 1986; Nam Bạch Hổ 2011; Rồng 1994; Nam Rồng - Đồi Mồi 2009; Đại Hùng 1994; Bunga Kekwa - Cái Nước 1997; Rạng Đông 1998; Hồng Ngọc (Ruby) 1998; Topaz 2010; Diamond 2011; Pearl 2009; Sư Tử Đen 2003; Sư Tử Vàng 2008; Sư Tử Trắng 2011; Sư Tử Nâu 2013; Bunga Raya 2003; Bunga Tulip 2006; Cá Ngừ Vàng 2008; Tê giác Trắng 2011; Hải sư trắng 2012; Hải sư đen 2011; Chim Sáo 2010; Dừa 2011; Phương Đông 2008; Thanh Long 2012; Đông Đô 2013; Sông Đốc 2008, Cendor 2006
Và 15 mỏ khí đốt
CÁC CÔNG TY KHAI THÁC:
Những Cty hiện đang khai thác trên vùng biển VN gồm:*TML&TVL:Talisman Malaysia Limited & Talisman Vietnam Limited
*JVPC: Japan Vietnam Petroleum Co., Ltd
*PCVL: PetronasCarigali Vietnam Ltd
*CLJOC: Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long
* TML: Talisman Malaysia Limited
* TVL: Talisman Vietnam Limited
* HVJOC: Công ty Liên doanh Điều hành Hoàn Vũ
* HLJOC: Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long
* TLJOC: Công ty Liên doanh Điều hành Thăng Long
* LSJOC: Công ty Liên doanh Điều hành Lam Sơn
* TSJOC: Công ty Liên doanh Điều hành Trường Sơn
SỰ KHÁC BIỆT XĂNG, DẦU, DIESEL...
Dầu thô” được bơm lên từ trong lòng đất, là một chất lỏng đen gọi là dầu thô (mỏ). Chất lỏng này có chứa hydro-các bon aliphatic, hoặc hydro- carbon (các bon) mà thành phần chỉ có hydro và các bon. Nguyên tử các bon liên kết với nhau theo dạng chuỗi có độ dài khác nhau.
Phân tử CH4
Phân tử C2H6
Phân tử C3H8
Phân tử C4H10
Các phân tử hydro-cácbon với độ dài khác nhau có các thuộc tính và hoạt động khác nhau. Ví dụ, một chuỗi chỉ có một phân tử cácbon trong cấu trúc (CH4) là chuỗi nhẹ nhất, như metan. Metan là một chất khí nhẹ, nó lơ lửng giống như khí hêli. Các chuỗi hydro-cácbon càng dài, chúng càng nặng.
4 chuỗi đầu tiên – CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (propan) và C4H10 (butan) – đều là chất khí, và chúng có nhiệt độ sôi lần lượt là -161, -88, -46, -1 độ F (tương đương -107, -67, -43, và -18 độ C). Các chuỗi có cấu trúc C18H32 hoặc hơn, là các chất khí tại mức nhiệt độ trong phòng, và các chuỗi trên C19 là chất rắn tại mức nhiệt độ trong phòng.
Độ dài các chuỗi khác nhau có các điểm sôi tăng dần, vì vậy, chúng được phân loại nhờ quá trình chưng cất, đây là những gì diễn ra trong một quá trình lọc dầu – dầu thô được đun nóng, các chuỗi khác nhau được tách ra nhờ nhiệt độ làm bay hơi.
Các chuỗi trong phạm vi C5, C6 và C7 là rất nhẹ, dễ dàng bay hơi, các chất lỏng sáng được gọi là naphtha. Chúng được dùng làm hoá chất dung môi – các chất lỏng làm sạch khô, sơn và các sản phẩm làm khô nhanh đều được chế tạo từ chất này.
Các chuỗi có cấu trúc từ C7H16 tới C11H24 được hòa trộn với nhau và dùng để tạo ra xăng. Tất cả các chất này bay hơi ở mức nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của nước. Đó là nguyên nhân tại sao khi ta làm rớt xăng xuống đất, nó bốc hơi rất nhanh
Tiếp đến là dầu hoả, có cấu trúc từ C12 tới C15, rồi đến diesel và nhiên liệu nặng (giống như dầu đốt dùng trong sinh hoạt hàng ngày). Tiếp theo là dầu bôi trơn. Tại mức nhiệt độ thường thì những loại dầu này không bốc hơi được. Ví dụ, dầu động cơ có thể chạy cả ngày tại mức nhiệt độ 250 độ F (121 độ C) mà không bốc hơn một tí nào. Dầu bôi trơn có nhiều dạng, từ loại rất nhẹ (giống như dầu 3 trong 1), đến các loại dầu nặng dùng cho ô tô, tiếp đến là các loại dầu rất nặng dùng để bôi trơn bánh răng và sau đó là mỡ dạng bánh rắn.
Các chuỗi có cấu trúc từ C20 trở lên là chất rắn, loại nhẹ nhất là sáp parafin, tiếp đến là nhựa đường và cuối cùng là nhựa đường (bitum), được dùng để làm nhựa rải đường. Tất cả những chất này đều được chế từ dầu thô.Sự khác biệt duy nhất của các sản phẩm dầu chính là chiều dài của các chuỗi cácbon.
2. MỘT SỐ NĂNG LƯỢNG TIÊU BIỂU CÁC MỎ DẦU:
MỎ BACH HỔBạch Hổ là tên một một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biên Vũng tàu khoảng 145 km.Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km.Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay, nằm phía đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Mỏ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986.
Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Mỗi ngày Vietsovpetro khai thác được từ mỏ này 38.000 tấn dầu thô, chiếm đến 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam.
Mỏ Bạch Hổ
MỎ SƯ TỬ ĐEN
Mỏ Sư Tử Đen có độ sâu 52m nước, thuộc lô 15.1 thềm lục địa Việt Nam, trong vùng biển Vũng Tàu. Sư Tử Đen được phát hiện vào tháng 8/2000 và được Công ty Cửu Long JOC đưa vào khai thác từ ngày 20/10/2003.
Cửu Long JOC là công ty liên doanh điều hành chung tại Việt Nam được thành lập theo hợp đồng Dầu khí lô 15-1 ký ngày 16/9/1998 giữa bên Việt Nam là Tổng công ty Thăm dò - Khai thác Dầu khí (PVEP, thuộc PVN, tỷ lệ 50% cổ phần) với các công ty nước ngoài gồm: Công ty dầu khí ConocoPhillipsCuu Long Limited (UK - 23,25%), Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC - 14,25%), Công ty SK (Hàn Quốc - 9%) và Công ty Geopetrol (Monaco – 3,5%).
Ước tính sản lượng khai thác ban đầu vào khoảng 60.000 thùng dầu/ngày. Phục vụ việc khai thác mỏ Sư Tử Đen là tàu dầu Cửu Long M/V 9 có sức chứa 1 triệu thùng dầu và có thể xử lý 65.000 thùng dầu/ngày. Sau 1 năm triển khai hoạt động khai thác dầu tại mỏ Sư Tử Đen, Cửu Long JOC đã khai thác được trên 27 triệu thùng dầu thô (tương đương 3,6 triệu tấn) và đạt doanh số xuất khẩu kỷ lục 1 tỷ USD.
Tuy nhiên theo Cửu Long JOC, sản lượng tại mỏ này hiện chỉ còn 50.000 thùng ngày và mức sản lượng này có thể duy trì trong một hoặc hơn một thập kỉ tới.
MỎ SƯ TỬ VÀNG
Sư Tử Vàng, nằm gần mỏ Sư Tử Đen là mỏ dầu được phát hiện vào ngày 23/10/2001 và được công ty Cửu Long JOC đưa vào khai thác ngày 14/10/2008. Sản lượng khai thác dự kiến là 65.000 thùng dầu/ngày.
Đây là mỏ dầu lớn thứ 2 của Cửu Long JOC và là mỏ lớn thứ 4 ở Việt Nam. Ngày 19/11/2008, tại Hà Nội, Công ty Cửu Long JOC đã tổ chức lễ đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Sư Tử Vàng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng ý mở 2 sân bay trực thăng tại mỏ này để phục vụ cho việc thăm dò và khai thác dầu khí.
MỎ SƯ TỬ TRẮNG
Mỏ Sư Tử Trắng được phát hiện vào ngày 19/11/2003, nằm ở góc Đông Nam lô 15-1 thềm lục địa Việt Nam, ở độ sâu 56m nước, cách đất liền khoảng 62km và cách Vũng Tàu khoảng 135km về phía đông. Theo khảo sát, trữ lượng của mỏ này đạt khoảng 300 triệu thùng dầu thô và 3-4 tỷ m3 hơi đốt.
Ngày 14/5/2012, tại công trường chế tạo Cảng Hạ lưu PTSC, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC tổ chức lễ hạ thủy, vận chuyển và lắp đặt khối thượng tầng giàn khai thác Sư Tử Trắng do Công ty Cửu Long JOC là chủ đầu tư.
Ngày 15/11/2012, Cửu Long JOC đã đón nhận dòng khí đầu tiên của mỏ Sư Tử Vàng. Hiện việc khai thác dầu tại mỏ này đang được tiến hành.
Mỏ Sư Tủ vàng đang trong thời kỳ khai thác
MỎ SƯ TỬ NÂU
Mỏ Sư Tử Nâu được Công ty Cửu Long JOC công bố phát hiện vào ngày 1/9/2005 tại Lô 15-1 thềm lục địa Việt Nam. Đây là kết quả của giếng khoan thăm dò đầu tiên tại cấu tạo Sư Tử Nâu, được khoan từ ngày 26/7 đến 27/8/2005 và bắt đầu thử vỉa đầu tiên tại móng từ ngày 27/8 đến 1/9.
Tháng 8/2010, Công ty Cửu Long JOC cho biết phát hiện thấy dầu khí tại tập cát E, tầng Oligocene tại mỏ này. Theo Cửu Long JOC, sau mũi khoan thử vỉa tại tầng móng lẫn tập cát E, dầu đã phun trào tại tập cát E với dòng phun tự nhiên là 3.000 thùng/ngày. Hiện Công ty tiếp tục khoan thẩm lượng xác định trữ lượng của mỏ Sư Tử Nâu và có các quyết định đầu tư giàn khoan để khai thác thương mại. Mặc dù mỏ Sư Tử Nâu đã được phát hiện từ năm 2005 nhưng trong gần 5 năm qua, việc khoan thăm dò tìm dầu khí tại khu vực này vẫn còn hạn chế.
MỎ ĐẠI HÙNG
Mỏ Đại Hùng là một mỏ dầu thô và khí đốt đồng hành nằm tại lô số 5-1 ở phía tây bắc bồn trũng Trung Nam Côn Sơn (thềm lục địa Việt Nam) trên vùng biển đông nam biển Đông Việt Nam. Mỏ này được phát hiện vào năm 1988. Vào năm 2006, mỏ Đại Hùng được đánh giá là có trữ lượng dầu khí tại chỗ mức 2P xác suất 50% là 354,6 triệu thùng (tương đương 48,7 triệu tấn) dầu; 34,04 tỷ bộ khối (tương đương 8,482 tỷ m³) khí và 1,48 triệu thùng (tương đương 0,19 triệu tấn) condensate.
Năm 1999, sau khi Petronas Carigali Overseas (Malaysia) rút khỏi Đại Hùng, mỏ này được giao cho Vietsovpetro. Liên doanh đã thành lập xí nghiệp Đại Hùng để tiến hành các công việc khai thác. Năm 2003, Zarabenzheft (Liên bang Nga) là đối tác của PVN trong liên doanh, Vietsovpetro cũng tuyên bố rút lui, PVN được giao tiếp tục đầu tư thăm dò và khai thác mỏ này. Đến đầu năm 2003, sản lượng khai thác được ở mỏ Đại Hùng là 3,327 triệu tấn dầu, 1037 triệu m³ khí đồng hành.
Giàn khoan Mỏ Đại Hùng
MỎ TÊ GIÁC TRẮNG
Theo Bloomberg, Soco International (Anh) đang khai thác mỏ Tê Giác Trắng với sản lượng hơn 45.000 thùng dầu mỗi ngày trong 10 tháng đầu năm. Tháng trước, hãng cho biết đã thăm dò được một giếng dầu tại đây với sản lượng hơn 27.600 thùng mỗi ngày.
CEO Soco - Ed Story nhận xét giếng dầu này "là một trong những giếng có trữ lượng cao nhất từng được phát hiện ở Việt Nam". Việc này đã làm tăng khả năng mỏ Tê Giác Trắng đạt trữ lượng khai thác tới 1 tỷ thùng, Ed Story cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 8.
MỎ THỎ TRẮNG
Được biết, giàn Thỏ Trắng là giàn đầu giếng mới nhất và là mẫu giàn tiêu biểu cho thế hệ thứ 4 của giàn đầu giếng, phần chân đế nặng 1050 tấn, cọc 1.100 tấn, dầm chịu lực 190 tấn, phần thượng tầng nặng 860 tấn. Như vậy, sau khi lắp đặt, giàn Thỏ Trắng có tổng khối lượng 3.200 tấn, có thể đấu nối được với 12 giếng khoan và lắp đặt ở vùng nước sâu gần 50m.
3.THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Thềm lục địa là một phần bên ngoài của rìa lục địa, đó là các biển tương đối nông (biển cạn) và các vịnh. Các thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-2°) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (hay còn gọi là đứt gãy thềm lục địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là dốc lục địa có độ dốc cao hơn rất nhiều so với thềm lục địa. Tại chân sườn nó thoải đều, tạo ra bờ lục địa và cuối cùng hợp nhất với đáy đại dương tương đối phẳng, có độ sâu đạt từ 2.200 đến 5.500 m.
Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể. Có rất nhiều khu vực không có thềm lục địa, đặc biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ đại dương nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ, chẳng hạn như các vùng bờ biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thềm lục địa lớn nhất— thềm lục địa Siberi ở Bắc Băng Dương— kéo dài tới 1.500 kilômét. Biển Đông nằm trên một khu vực mở rộng khác của thềm lục địa, thềm lục địa Sunda, nó nối liền các đảo Borneo, Sumatra và Java với châu Á đại lục. Các biển khác cũng nằm trên các thềm lục địa còn có biển Bắc và vịnh Ba Tư. Chiều rộng trung bình của các thềm lục địa là khoảng 80 km. Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao động mạnh. Nó có thể chỉ nông khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m. Các quyền chủ quyền trên các thềm lục địa của các quốc gia đã được đề nghị bởi các nước có biển trong Công ước về thềm lục địa, được đưa ra bởi Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc năm 1958, một số phần trong đó đã được chỉnh sửa và thay thế bởi 1982 United Nations Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.
Công ước luật biển năm 1982 đã đưa ra định nghĩa mới có tính công bằng cao hơn, trong đó thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền thuộc quốc gia đó cho đến bờ ngoài của dốc lục địa hoặc cách đường cơ sở dùng để tính lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của dốc lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì quốc gia đó có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa cho mình như sau:
Hoặc theo bề dày trầm tích: Đường nối các điểm cố định tận cùng bất kỳ mà lớp trầm tích có độ dày bằng hoặc lớn hơn 1% khoảng cách từ điểm đó tới chân dốc lục địa.
Hoặc theo khoảng cách: Đường nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý (111,1 km).
Trong cả hai cách tính trên thì chiều rộng tổng cộng của thềm lục địa tính từ đường cơ sở cũng không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km), với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa có trong Công ước luật biển 1982 và phù hợp với các kiến nghị của Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục II của Công ước này.
Ngoài ra, để hạn chế việc mở rộng quá 200 hải lý này, người ta cũng thêm 2 điều kiện nữa là:
Phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa với hạn cuối cùng là năm 2009.
Nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay hiện vật đối với việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần nằm ngoài phần thềm lục địa cơ bản (200 hải lý đầu).
(nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Thềm_lục_địa )
Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào rìa ngoài của bờ lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra đến 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Các đảo, quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam đều có lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa riêng.
Thềm lục địa Việt Nam theo cấu tạo tự nhiên gồm bốn phần:
Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ;
Thềm lục địa khu vực miền Trung;
Thềm lục địa khu vực phía Nam;
Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50 km đã thụt sâu xuống hơn 1.000 m, như vậy ở đây thềm lục địa mở rộng ra tới 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
LUẬT BIỂN QUỐC TẾ (UNCLOS)
http://en.wikipedia.org/wiki/United_Nations_Convention_on_the_Law_of_the_Sea
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển -The United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) 1982 đến nay có 154 quốc gia và EU tham gia ký kết
1.Đường cơ sở: Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia gồm (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).
2.Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.
Theo luật biển quốc tế, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, được xác định theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982, là rõ ràng.
Sự thật hiển nhiên là khu vực các bãi ngầm Tư Chính là thuộc thềm lục địa Việt Nam. Việc ký kết hợp đồng thăm dò khai thác tài nguyên cũng như tiến hành thăm dò khai thác tài nguyên ở khu vực này mà không có sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.( tài liệu tổng hợp)
TÀI LIỆU LIÊN KẾT:
1. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
Công ước Berne http://www.luatquocte.com/cong-uoc/cong-uoc-lien-hiep-quoc-ve-luat-bien/phan-v-vung-dac-quyen-kinh-te.nd5-dt.56.003001.html
2. Nước Việt hình Chữ S... nhưng biên giới “Nước” ấy tới đâu?
http://chienluocbiendong.tripod.com/nuocViet.htm
Tổng hợp của Kim Anh Le
17.5.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét