ĐẢNG ĂN NĂN, KHI CHO
TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ??
Theo các nhà nghiên cứu, Cuộc CCRĐ đã kéo dài 7 năm (1949-1956), trải qua 5 giai đoạn, đánh dấu bằng những sắc lệnh, ban đầu nhẹ nhàng và mỵ dân, tiến dần đến sắt máu và triệt để với Sắc luật về CCRĐ (14-6-1955), cho phép nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản của những “tên Thực dân, địa chủ gian ác, cường hào ác bá, Việt gian phản động”, truất hữu đất đai của các tôn giáo, gọi là để phân chia lại cho nông dân không đất, gia đình thương binh, chiến sĩ, liệt sĩ… Thế nhưng chính việc quy định thành phần xã hội, phân chia tài sản một cách bất công và với thâm ý tước đoạt quyền tư hữu đất đai đã gây nên bao cảnh giết chóc cùng đổ vỡ. Và rồi, những kẻ được phân chia ruộng đất sau đó phải trả lại tất cả cho nhà nước qua Hợp tác xã…Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy. Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn VN cách toàn diện từ kinh tế tới văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp quá ư lạ lùng và tàn nhẫn. Vì đó là cuộc tàn sát trực tiếp lẫn gián tiếp gần nửa triệu nông dân chỉ trong thời gian ngắn mà không phải bằng bom đạn chiến tranh.
Và kết quả có được chỉ là sự suy sụp nông nghiệp, tan hoang làng xóm, đổ vỡ tình người, băng hoại đạo đức, ách nô lệ khoác lên toàn thể nhân dân miền Bắc. Đến tận hôm nay, nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân, và các tòa án nhân dân vẫn tiếp tục là công cụ CS dùng để bịt miệng, trói tay, gông cùm những ai muốn đòi công lý và sự thật.
Sáng ngày 8 tháng 9.2014 vừa qua, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội đã khai mạc cuộc triển lãm “60 năm Cải cách ruộng đất 1946-1957”. Vì sao chính quyền Việt Nam quyết định trưng bày các hình ảnh về “cải cách ruộng đất’ vào thời điểm này, và bao nhiêu phần trăm của sự thật được đảng đưa ra trước quần chúng qua cuộc triển lãm nầy?
Do đó, việc triển lãm cuộc Cải Cách Ruộng đất là một sự kiện lịch sử, những oan hồn trong chiến dịch đẫm máu nầy, tới nay vẩn chưa được một lần giải oan, vì thế cần phải tôn trọng sự thật!! Triển lãm về CCRĐ là chính điểm để nhận diện được bản chất phi nhân và sự thành tâm ăn năn của đảng csVN với nhân dân miền bắc, về các việc làm sai lầm trong quá khứ.
Theo bình luận của đài Á Châu Tự Do (RFA) thi việc triển lãm của đảng tại Hà Nội vừa qua là hoàn toàn thiếu trung thực. Một số nét chính của việc CCRĐ không được đảng trình bày trước công chúng: https://www.youtube.com/watch?v=RT5WOls_Wg0, tức là vẩn bưng bít tiếp tục tội ác của Hồ chí Minh và đảng csVN
Cuộc triển lãm hoàn toàn thiếu trung thực
Vào sáng ngày 8/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội khai mạc cuộc triển lãm 150 hình ảnh và các di vật về “cải cách ruộng đất” trong khoảng thời gian từ 1946-1957 trong một không gian rộng khoảng 230m2. Sự kiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà sử học và công chúng. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết chủ đề triển lãm tái hiện giai đoạn lịch sử mà Đảng Cộng sản Việt Nam giúp “người cày có ruộng, xóa bỏ giai cấp bốc lột ở nông thôn”, và thành tựu đó có phần đóng góp rất lớn vào trường kỳ kháng chiến giành độc lập tòan dân tộc Việt Nam - trên bản tin thời sự của VTV vào tối 8/9:
“Chúng tôi muốn công chúng sẽ được tiếp cận một cách nó đa chiều và tòan diện về buổi thực hiện, việc thành tựu nó rất là lớn. Trong buổi triển lãm này nó thể hiện đó là cảnh “người cày có ruộng”, đó là xóa bỏ giai cấp bốc lột.
“Chúng tôi muốn công chúng sẽ được tiếp cận một cách nó đa chiều và tòan diện về buổi thực hiện, việc thành tựu nó rất là lớn. Trong buổi triển lãm này nó thể hiện đó là cảnh “người cày có ruộng”, đó là xóa bỏ giai cấp bốc lột.
Thế nhưng mà với 150 hiện vật được bày ở đó thì nó đưa lại cho tôi cái nhận xét không đúng như là những gì tôi đã đọc được hoặc là tôi đã nghe được trực tiếp từ những nạn nhân của cải cách ruộng đấtTiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm Việt Nam đang công tác tại Hà Nội, hy vọng cuộc triển lãm CCRĐ của chính quyền Hà Nội sẽ đem đến cho công chúng một cái nhìn tương đối tòan diện, tuy nhiên ông đã thất vọng sau khi đi xem và nghe ban tuyên huấn thông báo trên phương tiện truyền thông:
“Thế nhưng mà ở trong đó thấy những tư liệu hoặc là những hình ảnh khác nhau về cuộc cải cách ruộng đất này. Qua đấy để cho những người mà không sống được trong thời kỳ đó, sẽ tìm hiểu được cái cuộc CCRĐ này như thế nào. Thế nhưng mà với 150 hiện vật được bày ở đó thì nó đưa lại cho tôi cái nhận xét không đúng như là những gì tôi đã đọc được hoặc là tôi đã nghe được trực tiếp từ những nạn nhân của cải cách ruộng đất.”
Ông Diện cho biết tiếp không chỉ mình Ông nói rằng cuộc triển lãm CCRĐ này là không trung thật mà còn có nhiều người đã lên tiếng cũng viết trong quyển lưu bút được đặt tại phòng triển lãm, trong đó có người từng là người trong cuộc:
“Tôi đã ghi vào sổ ghi cảm tưởng là tôi đã đến xem triển lãm CCRĐ, các hiện vật không toát lên sự không trung thật về CCRĐ, cùng ký tên, cùng ở trong cái trang lưu bút đó thì có một người là Tiến sĩ sử học Việt Trần Hoàng cũng ghi trong là cảm nhận sau khi xem triển lãm CCRĐ đây là vấn đề khá nhạy cảm, có triển lãm còn hơn là không có. Tuy nhiên với tư cách là người trong cuộc, tôi không thấy triển lãm đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của công chúng từ khá lâu.”
Ông Diện cho biết tiếp không chỉ mình Ông nói rằng cuộc triển lãm CCRĐ này là không trung thật mà còn có nhiều người đã lên tiếng cũng viết trong quyển lưu bút được đặt tại phòng triển lãm, trong đó có người từng là người trong cuộc:
“Tôi đã ghi vào sổ ghi cảm tưởng là tôi đã đến xem triển lãm CCRĐ, các hiện vật không toát lên sự không trung thật về CCRĐ, cùng ký tên, cùng ở trong cái trang lưu bút đó thì có một người là Tiến sĩ sử học Việt Trần Hoàng cũng ghi trong là cảm nhận sau khi xem triển lãm CCRĐ đây là vấn đề khá nhạy cảm, có triển lãm còn hơn là không có. Tuy nhiên với tư cách là người trong cuộc, tôi không thấy triển lãm đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của công chúng từ khá lâu.”
Tôi thấy thiếu một điều mà tôi quan tâm nhất đó là phần đấu tố địa chủ, con số bao nhiêu địa chủ bị bắt oan không thấy, tôi cũng muốn xem cái cảnh mà nông dân đấu tố địa chủ mang họ ra tòa án dân nhân đấu tố như thế nào? Trói tay, trói chân sỉ nhục họ ra làm sao? Thì tôi không thấy?Blogger Nguyễn Tường Thụy
Sự thật của việc cải cách ruộng đất 60 năm trước vẫn được đảng tiếp tục che dấu!
Blogger Nguyễn Tường Thụy là người có mặt trong ngày khai mạc triển lãm CCRĐ cũng muốn tìm hiểu sự thật thông tin – hiện vật trong việc CCRĐ, nhưng rồi Ông Thụy cũng thất vọng, cho rằng buổi triển lãm chỉ mang tính thành tích của chính quyền, không nói lên sự thật:
“Hình ảnh hiện vật ít, có thể họ đã chọn lọc, tôi thấy thiếu một điều mà tôi quan tâm nhất đó là phần đấu tố địa chủ, con số bao nhiêu địa chủ bị bắt oan không thấy, tôi cũng muốn xem cái cảnh mà nông dân đấu tố địa chủ mang họ ra tòa án dân nhân đấu tố như thế nào? Trói tay, trói chân sỉ nhục họ ra làm sao? Thì tôi không thấy?”
Ông Thụy tiếp lời:
“Còn ngoài ra trưng bày những cảnh địa chủ, còn nông dân ăn mặc rách rưới, quần áo nông dân thế này…quần áo của địa chủ thế kia, và hình ảnh nông dân hồ hởi theo đảng để ủng hộ CCRĐ thì những hình ảnh ấy rất là nhiều, và cũng đưa ra những hình ảnh trước và sau CCRĐ nông dân được này, nọ thì nó được nâng lên. Nhưng về tòan hoàn cảnh không được đều, phần nào muốn nhấn mạnh thì nhiều hiện vật hơn, phần nào họ không muốn nhấn mạnh thì ít hiện vật hơn.”
“Hình ảnh hiện vật ít, có thể họ đã chọn lọc, tôi thấy thiếu một điều mà tôi quan tâm nhất đó là phần đấu tố địa chủ, con số bao nhiêu địa chủ bị bắt oan không thấy, tôi cũng muốn xem cái cảnh mà nông dân đấu tố địa chủ mang họ ra tòa án dân nhân đấu tố như thế nào? Trói tay, trói chân sỉ nhục họ ra làm sao? Thì tôi không thấy?”
Ông Thụy tiếp lời:
“Còn ngoài ra trưng bày những cảnh địa chủ, còn nông dân ăn mặc rách rưới, quần áo nông dân thế này…quần áo của địa chủ thế kia, và hình ảnh nông dân hồ hởi theo đảng để ủng hộ CCRĐ thì những hình ảnh ấy rất là nhiều, và cũng đưa ra những hình ảnh trước và sau CCRĐ nông dân được này, nọ thì nó được nâng lên. Nhưng về tòan hoàn cảnh không được đều, phần nào muốn nhấn mạnh thì nhiều hiện vật hơn, phần nào họ không muốn nhấn mạnh thì ít hiện vật hơn.”
Trong những hiện vật triển lãm cũng nói đến sự sai lầm của Đảng cộng sản trong việc CCRĐ, tuy nhiên những hình ảnh – hiện vật – tài liệu cụ thể thì công chúng không được biết đến một cách rõ ràng, Ông Nguyễn Tường Thùy cho biết:
Trong cuộc triển lãm này không thấy những hình ảnh đó, nó rất là phiến diện đáng lẽ ra là nói hết được tòan cảnh của việc CCRĐ, nhưng mà khi đến xem cái cuộc triển lãm đó thì chỉ thấy được hình ảnh tưng bừng của nông dân được chia rượu, và là thấy được đời sống xa hoa của địa chủTiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
“Khi mà nói về sửa sai thì cũng trưng bày một số cái văn bản, nói về vấn đề sửa sai một vài hình ảnh, vì dụ như trong hội nghị đại khái là, hội nghị nói về sai lầm trong CCRĐ xảy ra trong năm 1956 hay 1957, thì có một cái ảnh ông Hồ khóc mà khi nhận sai lầm thì cũng không có được trưng ra, bức ảnh đó tôi thấy rất là ấn tượng.”
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện rất bức xúc khi mà cuộc triển lãm mang tính lịch sử, nhưng không được trung thật, những sai lầm – tội ác do chính quyền gây ra thời đó không được đưa ra, những việc phá tan chùa, đình, miếu, làng, xã…làm phá vỡ những truyền thống đạo lý – văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam qua ngàn năm:
“Trong cuộc triển lãm này không thấy những hình ảnh đó, nó rất là phiến diện đáng lẽ ra là nói hết được tòan cảnh của việc CCRĐ, nhưng mà khi đến xem cái cuộc triển lãm đó thì chỉ thấy được hình ảnh tưng bừng của nông dân được chia rượu, và là thấy được đời sống xa hoa của địa chủ và tầng lớp trên…"
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện rất bức xúc khi mà cuộc triển lãm mang tính lịch sử, nhưng không được trung thật, những sai lầm – tội ác do chính quyền gây ra thời đó không được đưa ra, những việc phá tan chùa, đình, miếu, làng, xã…làm phá vỡ những truyền thống đạo lý – văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam qua ngàn năm:
“Trong cuộc triển lãm này không thấy những hình ảnh đó, nó rất là phiến diện đáng lẽ ra là nói hết được tòan cảnh của việc CCRĐ, nhưng mà khi đến xem cái cuộc triển lãm đó thì chỉ thấy được hình ảnh tưng bừng của nông dân được chia rượu, và là thấy được đời sống xa hoa của địa chủ và tầng lớp trên…"
Ông Diện tiếp lời với chúng tôi:
“Cải cách ruộng đất là do người Trung Quốc, các chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo và cố vấn đã được thực hiện một cách rất là rầm rộ trong miền Bắc Việt Nam và đã gây ra là biết bao đau thương. CCRĐ là nó đóng thẳng trực tiếp, phá tan kết cấu làng xã Việt Nam, nó tàn phá luân lý đạo đức lúc bấy giờ là cha tố con, con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau…Nó tàn phá cái đạo lý luân lý vô cùng, và những người là nạn nhân của thời đó họ nghĩ lại rất thấy kinh hoàng.”
Theo sự quan sát của Ông Nguyễn Tường Thụy, cuộc triển lãm hiện tại Hà Nội, chính quyền Việt Nam muốn hình ảnh – thông tin về việc CCRĐ được khắc phục tốt đẹp trong con mắt của người dân, dẹp những dư luận không tốt về cải cách ruộng đất mà lâu nay công luận, mọi người vẫn thường nhắc đến. ( phần chử viết nghiêng với màu xanh là trích từ đài RFA Online).
“Cải cách ruộng đất là do người Trung Quốc, các chuyên gia Trung Quốc chỉ đạo và cố vấn đã được thực hiện một cách rất là rầm rộ trong miền Bắc Việt Nam và đã gây ra là biết bao đau thương. CCRĐ là nó đóng thẳng trực tiếp, phá tan kết cấu làng xã Việt Nam, nó tàn phá luân lý đạo đức lúc bấy giờ là cha tố con, con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau…Nó tàn phá cái đạo lý luân lý vô cùng, và những người là nạn nhân của thời đó họ nghĩ lại rất thấy kinh hoàng.”
Theo sự quan sát của Ông Nguyễn Tường Thụy, cuộc triển lãm hiện tại Hà Nội, chính quyền Việt Nam muốn hình ảnh – thông tin về việc CCRĐ được khắc phục tốt đẹp trong con mắt của người dân, dẹp những dư luận không tốt về cải cách ruộng đất mà lâu nay công luận, mọi người vẫn thường nhắc đến. ( phần chử viết nghiêng với màu xanh là trích từ đài RFA Online).
hình ảnh man rợ về cuộc CCRĐ
Chôn địa chủ, phú nông xuống đất rồi cho trâu kéo cày qua..
SỰ THẬT VỀ CUỘC CCRĐ
60 năm cuộc đời, đảng đã đợi tới giờ nầy, khi những nhân chứng sống trong việc CCRĐ phần lớn đã ra đi. Số còn lại trong kỳ CCRĐ, nếu may mắn còn sống thì trí tuệ cũng đã kém minh mẩn. Đảng muốn con số biết được sự thật ngày càng gần con số zero (o), thì đảng sẽ xì hơi. Trước và sau, đảng phá tan hoang hàng trăm ngàn gia đình, nào là ly tán vợ con chồng vợ, cha con...tù oan hàng chục ngàn người nông dân vô tội...mà không cần bồi thường xứng đáng cho các nạn nhân đã chết trong khi bị đấu tố và chết trong tù, mặc dù đảng và họ Hồ đã công nhận việc CCRĐ là sai lầm.!! Giết 172.008 người rồi sửa sai (?), những người cầm đầu không cần bị chế tài bởi pháp luật?? Đảng càng sửa thì bàn tay đảng ngày càng nhuốm máu tươi cũa đồng bào miền bắc, dân oan ngày càng phát triển.
Đảng tiếp tục che dấu tội ác của họ Hồ và đảng csVN ( lúc đó là đảng Lao Động). Để nhận tội, Hồ đã diển một trận khóc sướt mướt trước ống kính của đảng, vừa khóc mếu máo vừa nhận tội (?) Sau khi nhận sai lầm trong việc CCRĐ!
CCRĐ MỘT PHIÊN BẢN TỪ TÀU CỘNG
Tháng Giêng năm 1950, khi Hồ gặp Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh và Stalin ở Moskva, cả 2 lãnh tụ cộng sản này đều thúc giục Hồ phải về làm ngay cải cách ruộng đất để còn đi đến xóa bỏ tư hữu ở thành thị và nông thôn. Stalin còn phân công cho ĐCS của Mao việc giúp đỡ cho cách mạng vô sản ở châu Á, trước hết là Việt Nam. Hồ luôn coi Stalin và Mao là hai bậc thầy của mình, những người không bao giờ phạm sai lầm, nên khi về nước là bắt đầu soạn thảo kế hoạch thực hiện.
Cũng theo thúc giục của Stalin và Mao, đầu năm 1951 Đại hội II của ĐCS họp ở Tuyên Quang, ra công khai trở lại dưới tên mới Đảng Lao động Việt Nam và ra Nghị quyết về Cải cách ruộng đất. Từ Á–Phi sang Âu-Mỹ, xưa nay đã có biết bao nhiêu cuộc cải cách ruộng đất. Các cuộc cách mạng tư sản dân quyền đều đặt vấn đề chia lại ruộng đất cho nông dân. Thế nhưng khi các Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đặt ra vấn đề CCRĐ thì mục đích không phải là chia ruộng cho nông dân, mà là một mục đích khác, đó là thiết lập và củng cố sự thống trị còn mới mẻ của ĐCS lên toàn xã hội, điều mà họ công khai tuyên bố: thiết lập nền chuyên chính vô sản, một nền chuyên chính đầy máu và nước mắt.
Luật CCRĐ được quốc hội nước VNDCCH thông qua ngày 4.12.1953
Ở Trung Cộng, sau cuộc Vạn lý Trường chinh (từ tháng 10-1934 đến tháng 10-1935) ĐCSTQ bị mất đến 9/10 lực lượng. Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch phát triển mạnh; sau khi phát xít Nhật thua trận, Quốc dân Đảng củng cố chính quyền trên toàn quốc theo hướng quân phiệt. Cuối năm 1945, được Stalin chuyển cho toàn bộ số vũ khí tước được của đội quân Quan Đông Nhật ở quân khu Mãn Châu, Quân Giải phóng củaTrung Cộng lớn mạnh rất nhanh và chỉ trong 2 năm, từ 1948 đến 1949 đã Nam hạ, chiếm toàn lục địa từ nam tới bắc. Đột nhiên chiếm được một vùng đất lạ mênh mông lâu năm dưới sự cai trị của Quốc dân Đảng, nên ĐCSTQ cần làm gấp cuộc CCRĐ để quét sạch tàn dư còn khá nặng nề và nguy hiểm ấy. Điạ chủ Quốc dân Đảng bị bắn, giết, chôn sống như rạ. Cần nói rõ rằng các cố vấn Trung Cộng về CCRĐ sang Việt Nam đều dự "thổ địa cải cách" ở Trung Cộng, có khá nhiều kinh nghiệm thực tế ở vùng Hoa Nam; nhưng họ có trình độ văn hóa rất hạn chế, hầu hết xuất thân từ thành phần cơ bản bần cố nông nghèo khổ thất học, lần đầu tiên đi ra nước ngoài, lại mang nặng tư tưởng nước lớn Đại Hán tộc, nên luôn có thái độ trịch thượng, tự coi mình là giỏi giang, cái gì cũng biết để dạy bảo người khác. Về phía Việt Nam, các cấp đoàn ủy (chỉ đạo một vùng) và đội (chỉ đạo một xã) cũng đều được tuyển lựa trong lớp bần cố nông - 3 đời nghèo khổ -, nên thường là dân mù chữ, đi làm thuê, mới được học bình dân học vụ và bổ túc văn hóa, không có khả năng lãnh đạo, càng không có tư duy độc lập, nên chỉ còn biết vâng dạ trước các đồng chí cố vấn, "phái viên quý báu" của "Mao chủ tịch vĩ đại", dù cho các vị này - từ tổng cố vấn Kiều Hiểu Quang trở xuống - chỉ chuyên mang thực tế Trung Cộng thay cho thực tế Việt Nam. Máu đổ rùng rợn từ đó.
Món nợ của ĐCS vẫn chưa hết. Ngay sau CCRĐ, chưa kịp sửa sai xong, ĐCS đã ép nông dân đi vào con đường tập thể hóa nông nghiệp, theo chỉ thị của Stalin và Mao. Hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao, từ hợp tác xã từng xóm thôn đến hợp tác xã toàn xã theo kiểu Công xã nhân dân Trung Cộng và nông trường xô viết ở Nga. Máu không tuôn chảy nhưng đó là con đường nghèo đói rã họng, chết dần chết mòn, suốt 25 năm từ 1960 đến 1985, nông dân chỉ sống cầm hơi nhờ mảnh đất 5% để lại cho từng hộ, trong khi 95% diện tích đưa vào tập thể không sản xuất nổi sản phẩm ngang bằng 5% kia. Mặc cho nông dân nghèo đói đến cùng cực, mặc cho vô vàn đảng viên kêu trời lên về sự phi lý ngu muội, như bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc bị vùi dập không thương tiếc; nông dân nhiều nơi bị dồn đến thế khốn cùng đã xé rào, tự cứu lấy mình, lúc ấy Đảng mới "sáng suốt’’, chịu mở mắt theo.
Ngay sau khi nông dân thoát khỏi chiếc gông cùm tập thể hóa của ĐCS, được tự do sản xuất trên đồng ruộng mình sau năm 1986, lập tức sản lượng gạo nhảy vọt để Việt Nam trở thành nước sản xuất gạo hàng đầu; điều này càng chứng tỏ ĐCS đã tận tình tàn phá và bần cùng hóa nông nghiệp đến mức nào trong suốt gần 30 năm trời mụ mẫm và mù quáng.
Cùng với tai họa khủng khiếp tập thể hóa nông ngiệp, ĐCS huy động hàng triệu thanh niên nông thôn vào quân đội nhân dân, không ít tuổi trẻ đã phải sinh Bắc tử Nam, và ngay sau đó hơn 50 vạn lính nông dân đã bỏ mạng trên đất Cambốt (với 20 vạn bị thương). Và hiện nay Đảng đang đền ơn đáp nghĩa nông dân ra sao? Biết bao mẹ anh hùng, mẹ liệt sĩ nối đuôi nhau trước các nhà "tiếp dân’’ vì ruộng đất, nhà cửa đã bị quan chức Đảng, cường hào cộng sản cướp đoạt.
ĐẢNG PHÁT ĐỘNG CCRĐ
Tháng 12 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất 197/HL ( CCRĐ). Hồ Chí Minh đã phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên "Luật Cải cách Ruộng đất". Vào thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng này cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình cải cách ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất. Thành phần lãnh đạo chương trình nầy gồm:
- Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng)
- Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
- Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
- Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau:
- Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con lợn đã có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần".
- Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
- Áp dụng thoái tô: Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, Sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả số nợ đó — gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Sau bước này, hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt, nhiều người đến chỗ tự sát — vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông, "chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ nhiều du kích và cốt cán cải cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, Việt gian, thậm chí họ "vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước".
- Công khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử và nhục hình.
- Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, nếu bị kết án tử hình, đội tự vệ xã sẽ thi hành án trước công chúng. Những người không bị xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 1.875 xã. Qua năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với bác và đảng csVN.
Sách giáo khoa thời CCRĐ, dùng để nhồi sọ trẽ thơ cấp một
về cuộc đấu tranh giai cấp
Theo các sách báo ghi nhận và kết luận, đó là một cuộc cách mạng long trời lở đất của Việt gian HCM. Là đệ tử tên đồ tể Stalin, lấy kinh thư Marx làm định hướng trong việc CCRĐ, nên HCM và Trường Chinh đã điên cuồng phát động chiến dịch cải tạo xả hội cho thành phần nông dân bằng quốc sách CCRĐ. Trước khi thật sự bước vào thi hành CCRĐ, ĐCSVN đã cử cán bộ qua Tàu cộng học và tu huấn chánh sách cải tạo nông nghiệp của Mao.
Cuối cùng là nông dân thành bần nông dân.
Lực lượng lao động chính cho nền nông nghiệp miền Bắc là lao động cho tên điền chủ lớn là ĐCSVN.
Công cuộc CCRĐ của HCM, đã là dấu ấn giết người khó quên trong lịch sử cận đại, mà ĐCSVN cố tình che đậy và bẻ cong sự thật để dối gạt nhân dân miền Bắc.
Trò hề CCRĐ của HCM từ 1953-1956, đã tạo ra làn sóng di cư vỉ đại trong lịch sử VN. Qua việc CCRĐ đó, nhân dân miền Bắc đã thấy rỏ bộ mặt phi nhân của HCM và ĐCSVN.Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông. Nhưng sau đó ruộng đất được đưa vào Hợp Tác Xã để nông dân miền bắc làm con bò kéo cày nuôi đảng, gây ra cái chết thãm khốc cho 150.000 ngàn người.và hàng triệu người đã bỏ miền bắc di cư vào nam lánh nạn vào năm 1954.
Mức độ khát máu của Cải Cách Ruộng Đất đã được chính những tên thợ thơ nô dịch của Việt cộng cổ võ để nịnh Đảng và nạt dân. Tố Hữu, một cán bộ lạnh đạo văn hóa của Việt cộng miền Bắc viết bằng một giọng khát máu:
"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít ta lin... bất diệt."
Còn Xuân Diệu cũng cuồng say với cuộc đấu tố bằng những vần thơ như sau:
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đưốc cho sáng đình làng đêm nay. Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.
(trích Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, trang 22 và 23)
Trong Hội Nghị thứ 10 của Trung Ương Đảng, Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng đọc một bản thú nhận những sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hội nghị Mặt Trận Trung Ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất và chính sách sửa sai. Sự sửa sai đưa ra để xoa dịu lòng dân không có nghĩa là chính sách cải cách ruộng đất của Đảng sai lầm, và theo như Võ Nguyên Giáp nhận định trong bản báo cáo lên Trung Ương Đảng thì thắng lợi cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là đã đạt được mục tiêu cốt yếu đề ra, đó là đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ. Những sự sai lầm, theo Đảng nhận định, là do sự "quá tay" của cán bộ, ví dụ như:
- Phủ nhận thành tích kháng chiến của những người bị đấu tố.
- Không đoàn kết trung nông, liên hiệp phú nông như đã hứa mà lại đẩy họ vào hàng ngũ kẻ thù.
- Xử tử oan người ngay, đả kích bừa bãi, tra tấn đàn áp người vô tội.
- Xúc phạm tới tôn giáo.
- Không nhẹ tay với vùng dân thiểu số.
Để xoa cơn phẩn nộ của quần chúng tên đồ tể HCM đã dàn dựng ra cảnh hối hận khóc sướt mướt trước mặt nhân dân miền bắc để xin sự tha thứ của nhân dân.
Hành động "sửa sai" của Việt cộng chỉ là một "sách lược" để đối phó với tâm trạng công phẫn bất mãn của nhân dân, tránh nguy cơ một cuộc nổi loạn trên toàn miền Bắc. Căn bản của cuộc sửa sai là xác nhận chính sách Cải Cách Ruộng Đất vẫn là đường lối lâu dài của Đảng và Nhà Nước Việt cộng. Nếu có những "sai lầm" trong việc thi hành chính sách, thì đó là lỗi của một vài cá nhân đã "quá tay" làm nhiều người chết oan, và những cá nhân phạm lỗi khiến hàng trăm ngàn người bị chết oan chỉ bị khiển trách một cách tượng trưng, không có ai bị truy tố ra trước tòa án, không có ai phải đền tội một cách đích đáng. HCM và giới đầu lãnh Việt cộng ngang nhiên coi việc tàn sát giết người là quyền tự nhiên của Đảng, không cần phải thắc mắc, và nếu có giết oan vài chục ngàn người thì chỉ cần đổ tội cho cấp dưới "lỡ tay", và phủi tay xin lỗi với một thái độ hoàn toàn vô trách nhiệm.
THI SĨ HỮU LOAN VÀ VỢ LÀ NHÂN CHỨNG, LÀ NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.
Thi sĩ Hữu Loan
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút anh: Hữu Loan; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm thường mang tính phản chiến và con người trong thời kỳ chiến tranh.
Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.
Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ. Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi.
( hãy nghe ông kể )
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng!!
Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền.
Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.
Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi ; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no … Cho đến bây giờ cô ( Phạm thị Nhu) đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa..."
TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà.
Số lượng người bị giết trong chương trình Cái cách ruộng đất là theo những thống kê như sau:
Thống kê chính thức cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị xử bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam, rồi con cái bị truy bức đến ba đời sau.
SỬA SAI (?)
Tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 năm 1956 đã tự phê và chính thức nhận sai như sau:
Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành Trung ương nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
Hồ diển kịch, đảng quay phim, thế hệ hậu duệ HCM học tập!!
|
Sau khi nhận sai lầm, họ Hồ đã đóng một màn kịch thật xuất sắc trước quốc dân và đồng bào miền Bắc. Thước phim nầy được đảng cho phát hành rộng rãi, đồng thời cho các thê hậu duệ học tập, dưói đây là lời đảng nói trong phim do hồ đóng vai chính như sau:
Báo cáo trước Quốc hội về những sai lầm của "Cải cách ruộng đất", Hồ Chủ tịch đã tự phê bình và nhận trách nhiệm trước toàn dân.
Nước mắt Bác đã rơi xuống khi nói đến những tổn thất đau thương do sai lầm gây ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Một đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có và tìm mọi cách mà sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính".
ĐÓ LÀ NHỮNG BÀI HỌC CÓ Ý NGHĨA SÂU SẮC VỚI CHÚNG TA HÔM NAY. ( phần trích trong đoạn clip video do đảng csVN phát hành về việc sửa sai trong chiến dịch CCRĐ)
Hồ chí minh và dòng họ tổ tiên, (những tấm hình phía trên hinh của HCM)
BẰNG CHỨNG LÀM VIỆT GIAN CHO NGA- TÀU CỦA HỒ CHÍ MINH QUA VIỆC CCRĐ.
Hình ảnh dưới đây là bức thư do chính tay Hồ chí Minh viết gởi cho Stalin ( xin xem tiếp video Clip có đính kèm nơi đây).
Dịch thư ngày 30-10-1952 của Hồ
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ?
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a)Súng cao xạ 37 ly cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu pháo. Pháo 76,2 ly cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952 (đã ký)
(Trong bức thư thứ 1, Hồ Chí Minh ký tên Tàu.)
=====
Thư ngày 30.19.1952, ký tên bằng tiếng Tàu
Hai lá thư trên đây từ lâu đã có trên mạng. Đó là hai lá thư Hồ Chí Minh gửi cho Stalin vào ngày 30/10/1952. Nội dung thư vừa báo cáo vừa xin ý kiến chỉ đạo của Stalin về cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ).
Hai lá thư văn bản chứng từ cho thấy thời đó đảng csVN đã quá lệ thuộc vào Tàu và Nga (Liên Xô).
Lá thư thứ nhất đề ngày 30/10/1952 báo cáo cho Stalin biết rằng Hồ Chí Minh, đang soạn thảo kế hoạch CCRĐ. Ngoài việc xin viện trợ về thuốc men và vũ khí, Hồ xin được “chỉ thị” của Stalin về kế hoạch nầy của Hồ.
Lá thư thứ hai thì ngắn hơn thư thứ nhất. Đáng chú ý trong thư này là chương trình hành động CCRĐ có sự trợ giúp của Lưu Thiếu Kỳ (?) và một người Tàu khác tên là Văn Sha San . Thư ghi rõ ràng là xin được “chỉ dẫn”.
Đẳng csVN thừa nhận: đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô " Lê Duẩn "
VNCH cũng vào thời đó có một chính sách gọi là Cải Cách Điền Địa của nền đệ nhất và đệ nhị cộng hoà. Trong nền đệ nhị gọi là chính sách: “Người cày có ruộng”; với nội dung trái ngườc lại với việc CCRĐ ở ngoài Bắc. Họ Hồ và đảng csVN đã thực hiện cuộc “đấu tranh giai cấp” vào công cuộc cải cách. Miền Nam thực hiện một cách êm thắm, không có một ai bị giết hay chết hay bị oan ức và cũng chẳng có đấu tố man rợ như vụ CCRĐ ngoài Bắc.
Chính quyền VNCH, khi thực hiện Cải Cách Điền Địa hoàn toàn trên tình nhân bản và theo đúng truyền thống và đạo lý của Việt tộc, không cần phải xin chỉ thị của bất cứ thế lực ngoại bang nào.
Trở lại vấn đề hai lá thư của họ Hồ, là những bằng chứng về sự lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô của chính quyền dảng csVN, lúc đó là Đảng Lao Động. Với một tinh thần Việt gian như vâỵ, Hồ chí minh đã theo lệnh của "Đệ Tam Quốc Tế", phát động tiếp theo là tiến chiếm miền nam VN và nhuộm đỏ Đông Dương.
Sau khi khai mạc cuộc triển lãm, vì cãm thấy nội dung của cuộc triển lãm hơi trở trẻn nên sau mấy ngày giống trống thăng đường rình rang, đảng đã đóng cửa mà không kịp từ biệt đồng bào hâm mộ và tò mò.
Thông báo rút lui dep triển lãm
Khi một chế độ trên hướng tiến về thung lũng, không phù hợp với sự thay đổi tư duy và xã hội thường hay nằm ác mông, thuờng xuyên mê sảng ...hay bày trò vớt vát lại uy tín trong nếp suy thoái của tư duy. Triển lãm về Cải cách ruộng đất với mục tiêu là nhằm tuyên truyền cho giới trẻ, các tầng lớp nhân dân về “những thắng lợi và thành tựu của cuộc cách mạng; để mọi người từ đó có một nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất; đừng bị thế lực thù địch đánh phá bấy lâu nay trên các mạng xã hội.
Lúc khai mạc thì ầm ĩ, cờ quạt, uốn éo… đến khi kết thúc thì chỉ bằng tấm thông báo với vài hàng chữ viết vội rất nực cười, là trong tòa nhà, chỉ mỗi khu trưng bày về cải cách trục trặc về điện thôi, còn các khu khác, bình thường!
Điều nầy cho thấy các cố vấn tuyên truyền, chính trị, kinh tế, quân sư... cho bộ máy ta quyền rất cạn kiệt về tư duy. Một bộ máy với những chuyên viên nhất hạng về mánh mun, ngày càng tỏ ra yếu kém khả năng.
CHÍNH SÁCH " NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG"
CỦA VNCH
Để nông thôn được ổn định sản xuất, ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi".
Báo chí Hoa Kỳ thời bấy giờ cũng hết lời ca ngợi. Tờ Washington Evening Star gọi đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật". Còn tờ New York Times cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thể kỷ 20".
Những con tem được phát hành để kỷ niệm "Người Cày Có Ruộng, được phát hành để đánh dấu một chế độ có chính sách hợp lý và công bằng cho nông dân.http://temviet.com/forum/ index.php?threads%2Fnhững-b ộ-tem-người-cày-có-ruộng.3 024%2F
NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG LÀ GÌ?
Là đạo luật có kế hoạch và mục tiêu cấp miễn phí 1.5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất đó cho họ. Luật Người Cày Có Ruộng ( NCCR) quy định ruộng đất của các điền chủ không trực canh (không canh tác) đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thỏa đáng theo thời giá và chính phủ phát hành công khố phiếu để chi trả những khoản này.
Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát miễn phí cho tá điền. Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cày Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân.
Đạo luật Người Cày Có Ruộng dĩ nhiên cũng có những khuyết điểm vì nó ra đời khi cuộc chiến Nam-Bắc đang tới mức cao điểm. Nhân và vật lực cả nước đều ưu tiên sử dụng cho mục tiêu chiến tranh bảo bệ tự do nên đã có những kẻ hở của luật pháp nên có thể có những sai sót trong khi cấp phát ruộng đất cho nông dân. Nhưng nói chung, đây là một điểm son hiếm hoi của thời đệ nhị cộng hoà. Tiếc rằng cộng sản đã vào quá sớm nên những kết quả tích cực của Người Cày Có Ruộng chưa đủ thời gian hình thành để làm rõ nét những thay đổi tốt đẹp do đạo luật này đưa đến cho nông dân miền nam.
Kết quả VNCH đã thu hồi 430.319ha và bán lại cho 123.193 nông dân. Thật là một chính sách hoàn toàn hợp lý và công bằng cho Chủ Điền và Tá Điền. Dó đó dưới thời VNCH không có DÂN OAN và một người nào bị thiệt mạng trong việc cải cách điền địa. Không có việc chiếm đất tư hữu của các tôn giáo.
Một số hình ảnh về công cuộc cải cách điền địa của VNCH
" Người cày có ruộng " của miền nam tốt đẹp hơn " Cải Cách Ruộng Đất- CCRĐ" miền bắc ngàn lần, nông dân nghèo miền Nam còn có ruộng để cày cho riêng mình, nhân bản hơn CCRĐ của miền bắc ngàn lần, không có một mạng người nào bị chết oan uổng. Các người chết trong chiến dịch CCRĐ đến nay còn chưa được giải oan. Miền bắc người nông dân chẳng những không có ruộng tư hữu mà gia đình ly tán, mùi tử khí bao trùm khắp nơi.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa đến việc di cư vĩ đại năm 1954.
CHÂN DUNG ĐẢNG CSVN
Đảng và những văn nô, dư luận viên trên các mạng xã hội, không lúc mà không kêu gọi xóa bõ hần thù, xây dựng đoàn kết toàn dân. Nhưng nhìn kỷ lại thực chất trong tuỷ sống của đảng không phải là tủy như một người thưòng, mà là "chất phi nhân, còn đảng còn người ".
Đảng đang khoác bên ngoài bộ mặt đạo đúc gỉa, đảng vừa ăn cướp vừa la làng...sau 40 năm cài đặt chương trình " phi nhân, độc đảng, phi dân chủ, ngu dân" lên các computer của nhân dân từ đầu bắc đến đầu nam bởi các đỉnh cao chói lọi trong đảng csVN. Ngày nay đất nước đã và đang đi đến con đường phá sản toàn diện về nền kinh tế quốc dân. Đến năm 2014 mà GDP đầu người dân chưa vượt qua được con số 2000US$/ đầu người/năm. Các nước quanh vùng lần lần bõ xa CHXHCNVN về bình quân thu nhập lẫn mức thu nhập cho nền kinh tế quốc dân..
Nhìn cuộc triển lãm về CCRĐ tại Hà Nội, đã làm cho người xem có một cách nhìn chuẩn xác hơn về bộ mặt tuyên truyền bịp bợm, phi nhân và cố tình che dấu bớt tội ác của bác và đảng trong thập niên 1950. Mức độ thành thật và ăn năn của đảng về các việc làm sai trái trong quá khứ vẩn chưa thấy ló dạng?? Bản chất của đảng vẩn chưa thấy có gì khác hơn nửa thế kỷ trước. Tuy vậy, đảng luôn cầu mong nhân dân trong nước và hải ngoại phải thay đổi để hướng vào vòng kim cô của đảng. Đảng vẩn tiếp tục cao ngạo và tự tôn với những thành tích ảo, vẩn tiếp tục thách đố dư luận và sức bật của nhân dân.
Nhìn đảng cô đơn trong thế giới văn minh ngày hôm nay, người ta liên tưởng tới những bụi chuối cô đơn trong các khu rừng nơi vùng Bản Cỏi (xã Xuân Sơn- Phú Thọ). Đây là loại chuối độc nhất vô nhị ở VN, chỉ thích sống một mình trong các khu rừng. Ông bà ta thường khuyên con cháu là sống sao để thêm bạn bớt thù. Còn đảng học tập theo đạo đức của bác, một người có tư tưởng lón, từ lúc sống tới ngày chết là phải trinh bạch, không tì vết với phụ nữ, nhưng con cái thì đàn đúm khắp nơi.
"Chuối khoe lòng chuối còn trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con?
( ca dao)
Bác khoe bác vẩn còn trinh
Bác ở một mình sao lại có con??
( đạo đức bác)
Đảng sống và chiến đấu theo tư tưởng lớn của bác nên giờ đây không ai dám làm bạn đối tác với CHXHCNVN. Đó là kết quả của sự thành công vượt bực về thành tích gian lận, xão trá, lừa bịp....ngay với chính nhân dân mình, thì thử hỏi ai dám làm bạn với đảng trong phạm trù chính trị, quân sự và kinh tế?? Nhân và quả là điều mà đảng chưa bao giờ biết tới ? Đảng chỉ biết bưng bô cho thiên triều để bám bờ. giử đảng, mặc kệ dân chết sống ra sao không cần biết tới. Mượn mấy câu ca dao thời XHCNVN để thay lời kết cho bài viết nầy:
Tiên sư cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà
Nhục thay, Đảng-Bác nhà ta
Cúi đầu dâng đảo Hoàng Sa cho Tàu
Tàu giết dân, đảng làm thinh bỏ mặc
Tàu cướp đất, đảng cúi mặt lặng câm.
Dân xuống đường chống Chệt xăm lăng
Đảng hung hăng bạo tàn đuổi đánh!
Ôi, đảng bác mùa thu tháng tám
Hiện nguyên hình một đám việt gian
Từ buổi ngồi “trị quốc an dân”
Đảng bao lần dâng Tàu nước Việt?.
(ca dao thời XHCN)
13.9.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét