TRÁI BƯỞI
VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ
Bưởi có tên khoa học là: Citrus maxima (Merr, hay Citrus grandis L., là một loại quả , 
thuộc chi cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18–20 cm.

Hoa bưởi
Bưởi tiếng Anh gọi là Pomelo, tuy nhiên nhiều người dịch bưởi ra thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi bằng tiếng Anh của bưởi chùm (Citrus paradisi), trái nhỏ hơn bưởi ta. Grapefruit là loại cây lai giữa bưởi và cam, quả nhỏ, vỏ giống cam, mùi bưởi, ruột màu hồng, vị chua và đăng đắng.
Mô tả: Cây to cao 5-10m; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7cm. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15-30cm, màu vàng hay hồng tuỳ thứ. 
Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.  

Nơi trồng các loại cây bưởi: Bưởi là loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi. Có nhiều giống trồng có quả chua, ngọt khác nhau. Những bưởit từ bắc tới nam, thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nước, trồng nhiều ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh); Bưởi Thanh Trà (Huế) quả nhỏ nhiều nước, ngọt và thơm; loại Thanh Trà hồng ngon nhất; Bưởi Biên Hoà (Đồng Nai) quả to, ngọt; nhiều nước, trồng ven sông Đồng Nai; bười Năm Roi Vĩnh Long, Binh Minh Bưởi đào, ruột và múi màu đỏ nhạt, thường rất chua; Bưởi gấc, quả đỏ, chua, trồng ở ngoại thành Nam Định (Nam Hà) dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết. Bưởi được trồng bằng hạt; nhưng thường người ta gieo hạt để làm gốc ghép. Các giống quý trồng bằng cành chiết hay cây ghép. Người ta thu hái những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm. Dịch quả được ép từ ruột quả chín.
 
grapefruit


BƯỞI ĐOAN HÙNG

Bưởi Đoan Hùng, đến nay được trồng với tổng diện tích khoảng 1.400 ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 800 ha, sản lượng bưởi năm 2012 đạt 5.000 tấn, năm 2013 ước đạt trên 7.000 tấn, trị giá sản phẫm năm 2014 đạt trên 105 tỷ đồng.  Đây là loại bưởi được trồng nơi vùng quê trung du Phú Thọ, th trái cây đặc biệt này của vùng đất ngã ba sông: bưởi Đoan Hùng. Bưởi Đoan Hùng từ xưa đến nay luôn được biết đến không chỉ ở Phú Thọ mà tiếng thơm đã lan khắp miền Bắc VN. Bưởi Đoa Hùng quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi dáo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng 1 sào được khoảng 50- 60 cây bưởi cho thu nhập 10- 12 triệu đồng.


Bưởi Đoan Hùng cũng như bao nhiêu đặc sản khác, chỉ có đất Đoan Hùng mới cho những trái bưởi thơm ngon được, và trên đất Đoan Hùng cũng chỉ có 2 vùng mà ở đó bưởi trở nên thơm ngon nhất, đó là bưởi Chí Đám và bưởi Bằng Luân.
Bưởi Sửu Chí Đám phát triển phù hợp trên đất phù sa sông Lô, sông Chảy. Về nguồn gốc, giống bưởi này được nhân dân xã Chí Đám nhân ra từ cây bưởi ngon của nhà lão nông có tên là Sửu cách đây trên 200 năm. Từ đó tên ông được đặt cho giống bưởi.
Bưởi Bằng Luân có cách đây 200 đến 300 năm là giống có nhiều nhất ở Đoan Hùng, hầu hết các xã trong huyện, đặc biệt là Bằng Luân và Quế Lâm đều trồng giống bưởi này.Bưởi Bằng Luân có dạng lá nhỏ, quả nhỏ có hình cầu dẹt hoặc dạng hình lá to, quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, vị thơm.
tải xuống


BƯỞI TÂN TRIỀU
Làng bưởi Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa chừng 3 km. Làng bưởi ngày nay vẫn giữ được nét thanh bình của làng quê yên ả với những vườn bưởi xanh xum xuê quả, vườn tiếp vườn, tới đầu làng đã nghe hương bưởi thơm thoang thoảng.


Gỏi bưởi

Bưởi Tân Triều

Cây bưởi Tân Triều có nhiều loại, bưởi Thanh nước nhiều, trái rất sai, mỗi mùa một cây có thể cho từ bốn đến năm trăm trái. Bưởi Xiêm, bưởi Long có vị ngọt nhưng trái nhỏ, ngon nhất là bưởi Đường lá cam và bưởi Đường núm. Bưởi ổi trái nhỏ nhưng có đặc tính lạ, có thể để dành hơn nửa năm, da quắt lại như trái dâu khô nhưng bóc ăn ngọt lịm. Ngoài ra còn hơn hai mươi loại khác nhau như bưởi Xiêm, bưởi Chua, bưởi bà Vân, bưởi Hè, bưởi Long…https://www.youtube.com/watch?v=DRWPvJqcBgI

Tân Triều là ngôi làng cổ xưa nhất ở Đồng Nai, nằm ven sông được bao bọc bởi kênh rạch tạo thành cù lao biệt lập, chỉ có một con đường duy nhất vào làng. Muốn đến làng bưởi, từ Biên Hòa du khách có thể đi bằng đường sông hoặc theo quốc lộ 24 là tới nơi, dân địa phương sẽ hướng dẫn cho bạn đi tham quan khắp làng, thưởng thức những quả bưởi chín mọng và món gỏi bưởi, rượu bưởi rất riêng chỉ có ở Tân Triều. https://www.youtube.com/watch?v=QAL__v9iRoE

BƯỞI PHÚC TRẠCH

Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất. https://www.youtube.com/watch?v=5G7aGIG2rLg
                                        
Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng,[1] màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 1-1,5 kg, số múi 14-16 múi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,1-54,1, số hạt bình quân trong quả 50-70 hạt/quả, độ BRIX (%) từ 10-12,8%, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu
BƯỞI THANH TRÀ

Theo sử sách triều Nguyễn hơn 200 năm trước, trong nhiều của ngon vật lạ tiến cung triều Nguyễn, cùng với gạo de An Cựu, nhãn Kim Long, chè Tuần..., bưởi Thanh Trà của làng Nguyệt Biều đã góp mặt như là đặc sản vườn nổi tiếng của vùng đất Phú Xuân.

Ngày nay, bưởi Thanh Trà không còn là đặc sản riêng của làng Nguyệt Biều nữa, mà nó trở thành cây đặc sản vườn ở Thừa Thiên -Huế.  Bưởi Thanh Trà có hương vị đặc trưng rất riêng, ngon không kém giống bưởi nào trên cả nước.



Bưởi Thanh Trà có mặt trên thị trường của các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình... và bán tại chỗ cho khách mua.

Trái bưởi thanh trà khác các loại bưởi khác từ hình dáng đến hương vị. Da trái thanh trà không xanh mà có màu vàng nắng. Kích cỡ của trái nhỏ nhắn hơn đồng loại, không tròn trịa mà từ cuốn to dần lên.Trái thanh trà nhẹ hơn bưởi các loại, không chỉ vì nhỏ hơn mà còn vì ít nước hơn. Như bù lại với ngoại hình và trọng lượng “tao nhã” ấy, thanh trà thơm ngon đặc biệt, hương vị ngọt thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức. Thanh trà không chỉ thơm ở những múi ruột của trái, mà thơm từ vỏ, từ lá, tất nhiên cả hoa thanh trà...

Các vườn cây ăn quả của các vùng phù sa ven sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương... đều tập trung  vào bưởi Thanh Trà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Bưỡi Thanh Trà được  tập trung ở các huyện Hương Trà, Phong Điền, TP Huế, Phú Vang..


Gỏi bưởi Thanh Trà

Hoa bưởi Thanh Trà ( nở vào tháng 4)

Ngoài cách ăn thông thường, người Huế còn dùng thanh trà cả trong lúc uống rượu: Mực khô nướng xé tơi cho vào chảo, đảo qua mấy đủa lấy hơi nóng, xong cho thanh trà đã tách tép nhỏ vào, trộn đều cùng với chút nước mắm chanh ớt tỏi. Vậy là đã có một món nhắm rất chi xứ Huế. Nhiều người đến Huế không chỉ được thưởng thức hương vị bưởi Thanh Trà tại vườn mà còn không thể nào quên món bưởi trộn mực khô, một hương vị của đặc biệt của Huế vùng Thanh Trà

BƯỞI BIÊN HOÀ

Bưởi Biên Hoà trên quốc lộ 1 gần Nghĩa trang Biên Hoà trước 1975


Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.




Vùng Biên Hoà, có gần 10 giống bưởi, tạm chia thành hai nhóm: ngọt và chua. Đại diện cho nhóm trái ngọt có bưởi đường lá cam, bưởi đường da láng (đường núm), bưởi ổi... Bưởi đường lá cam vỏ mỏng, vị ngọt có hậu chua nhẹ và thơm. Bưởi đường da láng vị cũng ngọt hoặc chua lạt, “cơm” giòn, nhưng ít nước và không thơm bằng bưởi đường lá cam. Bưởi ổi trái nhỏ, cỡ trung bình nặng khoảng 600 - 800g/trái, thơm ngào ngạt mùi ổi chín, dịp Tết vị trái rất ngọt. Còn “xóm” bưởi chua có bưởi da cóc, bưởi xiêm, bưởi ghè (nghè)...Bưởi da cóc cỡ trái to hơn bưởi ổi một chút, da xù xì như da con cóc, nước chua lè. Bưởi mùa nắng ngon, ngọt đậm đà hơn mùa mưa. Mời nghe vọng cổ " Gánh bưởi Biên Hoà, ca sĩ Mỹ Huyền. http://www.video4viet.com/index.html?cid=3&idx=bf0e97b480d68a9740ba7943df196eb3

Mọi người thường  nghe nói "bưởi Biên Hòa"? Nhưng thật ra tại thành phố Biên Hòa làm gì có cả một làng bưởi?.. Nơi có làng bưởi chính là Cù lao Tân Triều,mới chính là Làng bưởi Biên Hoà của tỉnh Đồng Nai.



 Cù lao Tân Triều, một vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu ái. Với nhánh sông Đồng Nai uốn khúc bao quanh, vun bồi phù sa từ ngàn xưa. Để ngày càng xanh hơn những vườn bưởi hoa thơm, trái ngọt. Hẳn các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi được biết rằng trái bưởi "bên này sông" (tại Cù lao) có hương vị đậm đà, thanh khiết hơn hẳn trái bưởi "bên kia sông" (giáp ranh Cù lao bởi một nhánh sông). Đó chính là yếu tố độc đáo, là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng chỉ riêng cho mảnh đất này. Từ đó tạo nên một tên danh tiếng: bưởi Tân Triều

alt
Gà vườn nướng lá bưởi

Rượi bưởi Nhân Hoà  ( Biên Hoà)

Rượu bưởi Biên Hoà
Rượu bưởi trong suốt mà thoang thoảng hương bưởi, khi uống vào, những "múi bưởi" tan trên đầu lưỡi, làm dịu những giọt rượu cay nồng, và hương bưởi tỏa khắp không gian. Rượu bưởi thơm thơm, ngòn ngọt và cay cay, thu hút khá nhiều người, nhất là các bạn gái (giúp tiêu hóa tốt và còn đẹp da )

 Chè bưởi
Chè bưởi Biên Hoà
NHÂN TÀI XỨ BƯỞI BIÊN HÒA : GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC HUY
Biên Hòa xứ bưởi thường được ca ngợi là vùng "đất lành chim đậu". Đặc biệt về mặt phong thủy, Biên Hòa có rất nhiều địa danh tứ linh bao hàm Long Lân Quy Phung. Điển hình như núi Bửu Long , đình Tân Lân, cù lao Rùa, bàu Phụng ... Dưới có giòng sông Đồng Nai ngọt ngào trên có núi Bửu Long linh thiêng nên đời đời đã tạo ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho dân tộc Việt. Cũng như hun đúc ra khá nhiều nhà thơ nổi tiếng đóng góp trên diễn đàn văn chương. Nhưng khách quan mà nói, Đằng Phương (1924 -1990) là thi sĩ đầu tiên của xứ Bưởi đi vào văn học sử với những bài thơ ái quốc nổi tiếng được giảng dạy trong học đường như bài thơ "Anh hùng vô danh":

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước



và nhiều bài thơ quen thuộc ái quốc hùng tráng tương tự như: Ngày tang Yên Bái, Ngọn đuốc Việt Nam, Quyết sống, Lời sông núi, Anh hùng đất Việt, Lẽ sống, Thanh niên Việt Nam, Việt Nam thống nhất, Nước Việt trường tồn … Toàn bộ cuộc đời của nhà thơ Đằng Phương khá ly kỳ. Năm 17 tuổi đã bắt đầu sáng tác được những bài thơ nổi tiếng nêu trên. Đến lứa tuổi đôi mươi xuất bản tập thơ ái quốc đầu tiên mang tên Hồn Việt (nxb Đuốc Việt 1950). Vì lúc đó dưới thời thực dân Pháp nên phải giấu danh tánh thực của tác giả. Sau đó đặc biệt cả hai miền Nam Bắc đều giảng dạy những dòng thơ ái quốc đó trong học đường, mà ai cũng tưởng là tác giả vô danh. Mãi đến lúc tròn 60 tuổi, tác giả cho tái bản tập thơ Hồn Việt (nxb Thanh Phương Paris 1984). Không ai ngờ nổi, thi sĩ Đằng Phương lại là một học giả nổi tiếng của miền Nam về hoạt động văn hóa, giáo dục, báo chí và chính trị. Ông là dân Biên Hòa, quê ở Tân Uyên. Đó chính là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy .Một niềm hảnh diện lớn lao của Biên Hòa xứ Bưởi. Ông là một nhà chính trị lớn của miền nam VN trước 1975. Là một lãnh tụ của đảng Tân Đại Việt, một chi phái của Chính Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng.http://www.aihuubienhoa.com/a144/nhan-tai-xu-buoi-bien-hoa-giao-su-nguyen-ngoc-huy
GỎI BƯỞI BIÊN HOÀ
Món gỏi có vị chua ngọt của bưởi, thơm của mè, hành phi, ngọt đậm của tôm, thịt. Mời bạn cùng trổ tài chế biến món ngon này phía dưới đây:


kkc1362293541
Rượu bưởi Nhân Hoà ( Biên Hoà)



Nguyên liệu: (Cho 10 người ăn):
Bưởi 2 trái, mực xấy 100 g, thịt ba rọi 100 g, tôm sú 100 g, dừa xay 100 g, mè rang 50 g, dầu mè 50 g, phồng tôm 10 cái, ớt, tỏi bằm 1 muỗng. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị: Muối, đường, nước mắm, rau răm và 10 trái chanh.
Cách làm:
- Bưởi móc ruột, tạo hoa văn. Tách bưởi ra từng múi, cắt lát mỏng. Thịt heo đem luộc, thái mỏng. Tôm luộc (bỏ 1 ít vỏ chanh vào), bóc vỏ. Mực xấy cắt sợi nhỏ, đem chiên sơ. Mè trắng rang vàng. Ớt bằm và thái sợi 1 ít dùng để trang trí. Tỏi băm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt. Rau răm thái nhỏ
- Làm nước trộn gỏi: Chanh vắt nước cốt + 3 muỗng đường + 1 muỗng muối + 1 muỗng tỏi băm + 1 muỗng ớt bằm + 3 muỗng nước mắm ngon trộn đều.
- Trộn gỏi: Cho bưởi đã tách tép nhỏ vào tô + tôm + thịt ba rọi + rau răm. Tiếp theo, đổ nước trộn gỏi vào, nếm vừa ăn rồi cho gỏi vào trái bưởi đã tạo hoa văn. Rắc mè rang + cho mực đã xé nhỏ lên mặt.
Món này ăn kèm bánh phồng tôm và có thêm nước mắm.

BƯỞI NĂM ROI

Bưởi Năm roi Bình Minh ngon nổi tiếng khắp miền Nam. Gần như nguyên cả xã Mỹ Hòa của huyện Bình Minh trồng toàn bưởi Năm roi. Đó là xã cù lao, đầu dưới là cù lao Cồn Ấu, đầu trên là ấp Mỹ An (xóm Chài). Từ xã Mỹ Khánh II trở xuống Mỹ An, Mỹ Phước, Mỹ Thới… là vùng trái cây đặc sản bưởi Năm roi. So với bưởi Biên Hòa, bưởi Bến Tre… thì bưởi Năm roi Vĩnh Long đã vượt lên trên loại bưởi khác của miền nam.



TRUYỀN THUYẾT BƯỞi 5 ROI




Các vườn cây ăn quả của các vùng phù sa ven sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương... đều tập trung  vào bưởi Thanh Trà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Bưỡi Thanh Trà được  tập trung ở các huyện Hương Trà, Phong Điền, TP Huế, Phú Vang..

tra thanh tra



Cách nay khoảng hơn 80 năm, ông Hội đồng Qui là điền chủ tại Bình Minh thường bán lúa cho một ông tào kê (chành lúa) người Hoa Phước Kiến. Ngày Tết, ông tào kê này tặng cho ông Hội đồng Qui hai nhánh bưởi giống để trồng, một là giống bưởi bên Tàu, một là bưởi Nhật. Khi hai cây này ra quả, ông Hội đồng Qui ăn thử, nhận thấy bưởi Tàu có vị ngon ngọt, còn bưởi Nhật lạt, không ngon, do đó, ông bỏ luôn cây bưởi Nhật và nhân giống loại bưởi Tàu thêm. Lúc bưởi mới cho trái đợt đầu, còn quý hiếm, lại ngon, thì có một người làm công vác lúa nào đó lén hái trộm ăn nên ông Hội đồng Qui rất giận. Do không ai chịu nhận đã hái bưởi nên ông Hội đồng đánh nhóm người vác lúa, mỗi người năm roi. Từ đó, người ta gọi loại bưởi đó là bưởi Năm Roi.





BƯỞI TRONG VĂN HỌC

Hoa Bưởi - Nguyên Sa


Em đi ngang đó, gần đường
Sao không ghé lại nói còn hay không
Nhớ ngày cây bưởi đâm bông
Mùi thơm hoa bưởi ngàn năm vẫn còn.



Hương Thầm - Phan Thị Thanh Nhàn


Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Ðôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi
Nào ai đã một lần dám nói ?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin
cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấỵ..)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường hương sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi




Vọng cổ " Bưởi Biên Hoà", ca sĩ Mỹ Huyền trình bày

Nghệ thuật tỉa trái bưởi  trong ẩm thực

1.Kỷ thuật tỉa trái bưởi

2. Làm thú bằng trái bưởi


3. Kỹ thuật tạo dáng cho trái bưởi, bưởi Hồ Lô 

Với những kỹ thuật khéo léo của người trồng bưởi, ngày nay bưởi có những hình dạng khác lạ qua sự chăm sóc và uốn nắn bằng khuôn hình. Dạng trái bưởi đã biến đổi và có hình cái hồ lô ( bình đng rượu) trông rất đẹp mắt. Bưởi nầy thường thấy trong những ngày cận tết nguyên đán, vì số sản xuất còn giới hạn.






Bưởi  : một loại trái cây dân dã bình dị

Bưởi pomelo có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Cơm trái bưởi pomelo có  mầu từ vàng nhạt tới hồng và đỏ, ăn vào có vị giống như    một trái bưởi chùm grapefruit ngọt dịu , chứ không đắng như bưởi chùm grapefruit bình thường. Bưởi chùm grapefruit là một giống cây lai tự nhiên giữa cam và bưởi từ những năm 1700 ở West Indies. Bể ngoài trái bưởi chùm giống hệt quả cam nhưng to hơn một chút. Bưởi chùm không lột vỏ được, vị rất đắng, ít ngọt. Thông thường người ăn phải dùng dao cắt đôi  và dùng muỗng múc để ăn hoặc ép lấy nước uống.

         Bưởi pomelo (citrus maxima)
       Bưỡi grapefruit ( citrus paradisi)

Vể buởi chùm grapefruit tưởng cũng nên biết là vào năm 2007 một nghiên cứu sơ khởi tại các Đại học Southern Calfornia và Hawai đã gợi ý là phụ nữ sau khi mãn kinh có rủi ro bị ung thư vú tăng cao 30% nểu ăn ít nhất 1/4 trái bưởi grapefruit một ngày vì bưởi này làm tăng hàm luơng estrogen trong máu.
Điều đã gây nhiều thắc mắc e ngại cho bà con vẫn thường ăn bưởi mỗi buổi sáng để giảm cân. Và cũng gây ảnh hưởng tới sự tiêu thụ, mua bán bưởi tại nhiều nơi

Bưởi có thể ăn trái hoặc vắt lấy nước. Trái bưởi cắt đôi rồi xúc ăn bằng thìa hoặc bóc vỏ ăn từng múi.  Một trái  bưởi cỡ ở trung bình cung cấp khoảng 200 calori. Trong bưởi có vitamin C, A, chất sơ hoà tan pectin, và nhiều khoáng chất như Kalium calcium, phosphore, sắt, folate. Bưởi mầu đỏ và hồng còn có thêm beta carotene chống oxi hoá mà cơ thể chuyển hoá thành vitamin A

Khi mua, lựa trái bưởi chắc, nặng, vỏ nhẵn thín, mỏng thì mới nhiều nước. Thường thường bưởi có vỏ mầu vàng, nhưng nếu hơi xanh thì nước ngọt hơn.
Tránh trái bưởi mà vỏ phồng lên, nhẹ tều vì ruột khô teo, không có nước.       Bưởi có thể để ngoài phòng ít ngày cho thêm chín rồi cất trong tủ lạnh.
Nước bưởi cần được chứa trong bình thủy tinh, cất trong tủ lạnh. Nên đổ nước bưởi đầy gần nắp bình để tránh bị oxy hóa, làm mất sinh tố C.

Bưởi vừa là loại trái cây được nhiều người ưa thích, vừa có tác dụng trong việc phòng bệnh và đôi khi chữa bệnh nữa.




1. Trước hết, bưởi là nguồn cung cấp sinh tố C rất phong phú mà sinh tố này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho biết sinh tố C
- tăng cường hệ th𓐩ng miễn dịch, giảm rủi ro cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus;
-là chất chống oxy hóa rấtt mạnh, giúp làm chậm sự hóa già và tổn thương của tế bào;
-giảm cholesterol nhờ đó ítt nguy cơ bệnh tim mạch.
-giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt,
-làm vết thương mau lành -tránh khỏi bệnh hoại huy&ết vì thiếu sinh tố này.

2. Những trái bưởi có màu hồng hoặc đỏ là nhờ có chất lycopene, thuộc nhóm carotenoid. Lycopene làm giảm nguy cơ cơn 
 đau tim và ung thư tiền liệt tuyến
.
3. Nhiều nghiên cứu cho biết ăn bưởi  tim sẽ tốt hơn, cholesterol xuống thấp, làm giảm nguy cơ ung thư, tránh được các bệnh nghẽn tắc động mạch.
Thực vậy, bưởi có nhiều chất xơ hòa tan pectin. Mà các chất xơ thì có công dụng làm giảm cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất pectin còn công hiệu hơn thuốc cholestyramine vẫn được dùng để làm giảm cholesterol trong máu. Bác sĩ James Ceda quan sát một nhóm người ăn bưởi đều đặn mỗi ngày thì thấy cholesterol giảm xuống tới 8%.
Kết quả nghiên cứu ở Hà Lan cho hay bưởi giảm nguy cơ ung thư bao tử, còn kết quả bên Thụy Điển nói bưởi giảm nguy cơ ung thư tụy tạng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard theo dõi sự dinh dưỡng của hơn 48,000 bác sĩ và nhân viên y tế, thấy rằng những người tiêu thụ thực phẩm có nhiều lycopene sẽ giảm nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến  tới 50%. Lycopene có rất nhiều trong bưởi.
Ngoài ra, các hóa chất khác trong bưởi như phenolic acid, limonoid, bioflavonoid cũng có tác dụng ức chế với sự tăng trưởng của tế bào ung thư.


4. Nhiều người bị đau nhức khớp xương, ăn bưởi thấy như bớt đau, có lẽ là nhờ bưởi có những hoá chất thực vật
  ngăn chặn chất prostaglandins làm viêm khớp xương

5. Bưởi là món ăn được những người muốn giảm cân ưa chuộng.
Có nhiều cách thức ăn kiêng khác nhau và mỗi người cũng áp dụng khác nhau cho riêng mình, nhưng hãy nhớ tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng thực đơn ăn kiêng với bưởi (nhất là nêu bạn có bệnh bao tử) :

• Thêm vào khẩu phần ăn sáng mỗi ngày khỏang nửa trái bưởi. Chúng chứa khỏang 35calories và không chất béo

• Nếu bạn là người thích ăn salad, hãy tăng thêm hương vị cho món salad bằng cách kết hợp bưởi với những lọai rau khác nữa.

• Bưởi có thể dùng làm các lọai cocktail. Sẽ rất ngon nếu pha chế với vodka và gin. Cũng có thể kết hợp nước ép bưởi với vài thức uống có cồn: lắc đều khỏang 50ml vodka với 75ml nước ép bưởi và nước ép việt quất. Uống với đá rất ngon

• Một ly nước ép bưởi trong bữa ăn hằng ngày có tác dụng giảm cân nhanh chóng. Nếu không đủ độ ngọt, bạn có thể thêm một tí nước chanh không đường.

Có người sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng bưởi để “giữ eo”.Vì có ít năng lượng và nhiều chất xơ, ăn nửa trái bưởi đã gần no bụng nên chỉ có thể ăn thêm được một ít thức ăn khác, nhờ đó mà không mập.

Bạn cũng có thể theo lich trình ăn kiêng như sau

Buổi sáng: Nửa trái bưởi và 1 tách càphê hoặc trà không đường

Buổi trưa: Nửa trái bưởi và 2 quả trứng (luộc/chiên tùy khẩu vị của bạn). Salad với dưa leo, cà chua với giẩm và chanh. Cũng có thể thêm vài lát bánh mì nướng và càphê nếu bạn lỡ bỏ qua bữa sáng

Buổi tối: Nửa trái bưởi với khỏang 200g thịt. Salad rau diếp và cà chua, dùng kèm với giấm và chanh. Thêm 1 tách càphê hay trà cũng rất tốt

 6-Nước hạt bưởi được giới thiệu như có chứa một chất kháng sinh, trị vi khuẩn và nấm. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Sakamato.S Maitani vào năm 1996 và nhiều nghiên cứu khác tại Ba Tây, Áo, Viện Pasteur Paris.



                  

Theo Đông y 
mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu (vỏ trong thường dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.

Dưới đây là một số bài thuốc có bưởi của y học dân gian:

1- Họng ngứa, ho, đờm loãng màu trắng. Bưởi đào 10g trộn với đường và nước, ép lấy nước. Uống thay trà

2- Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch
- Cơm bưởi 100 g, rươ
u gạo 15 ml, mật ong 30 ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần.
- Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.

3- Ăn không tiêu                                                                                                    Vỏ bưởi rửa sạch. Vỏ lớp ngoài cùng cắt thành sợi, đổ đường trắng vào ngâm trong một tuần. Mỗi lần uống 15g, ngày uống hai đến ba lần.

4- Rối loạn tiêu hóa, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược
- Cơm bưởi 60 g, ăn h&##7871;t một lần, mỗi ngày ăn 3 lần.
- Nước bưởi, mỗii lần dùng 50 g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.
- Bưởi 5-8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500 g mật ong, 100 g đường phèn, 10 ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội, đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15 ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.

5- Chữa chướng bụng, buồn nôn.                                                                 Bưởi một quả (bỏ vỏ hạt, ép lấy nước), trần bì 9g, gừng tươi 6g, thêm đường đỏ lượng vừa phải nấu lên rồi uống. 

6. Hôi miệng, giải rượu
- Cơm bưởi 100 g, nhai nuốt
 dần dần.
- Bưởi 1 quả lấy nước, vỏ quít 10 g, gùng tươi 6 g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.

7. Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm
Mứt bưởi 30-60 g, nhai nuốt dần.

8. Đau khớp hay té ngã sưng đau
Vỏ bưởi tươi 250 g, gừng tươi 30 g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.

6. Dị ứng da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhânBưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn bưởi 60 g, mỗi ngày 3 lần.

7. Thoát vị bẹn, sa đìHạt bưởi 15 g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.

8. Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thươngLá bưởi không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ.

9--Các cụ ta lấy lá bưởi đun sôi để xông, tắm làm giảm nhẹ các khó chịu của cảm lạnh nhức đầu. Dân gian dùng hạt bưởi đốt cháy thành than, nghiền nhỏ để chữa nhiễm trùng chốc đầu ở trẻ em.

LỢI ÍCH CỦA VỎ BƯỞI

- Chống lão hóa: Trong vỏ bưởi có rất nhiều tinh dầu. Tinh dầu bưởi có tác dụng dưỡng da, kích thích sự sản xuất collagen, tái tạo các tế bào da, sửa chữa hoặc thay thế các tế bào da bị hỏng từ đó giúp da săn chắc, khỏe mạnh và đẩy lùi nguy cơ lão hóa.

- Ngăn ngừa các bệnh ngoài da: Tinh dầu bưởi có tác dụng làm se khít lỗ chân lông trên da nên có thể giúp bạn hạn chế bụi bẩn, chất gây hại bám lại trên da. Nhờ đó, làn da bạn cũng giảm tính nhờn, hạn chế nguy cơ bị mụn hoặc viêm da.

- Giảm béo: Các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm cho lượng mỡ trong cơ thể dễ dàng bị đốt cháy nhanh chóng, hiệu quả. Hơn thế, vỏ bưởi còn giúp hạ cholesterol, làm tiêu mỡ, cắt giảm chất béo và đốt cháy calo để giảm cân. Nhờ đó, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể ít hơn và bạn tránh được nguy cơ béo phì.

Ngoài tinh dầu, vỏ bưởi còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A, C, hesperidin.. nên nhiều có công dụng như trị chứng ăn không tiêu, tiêu đờm, trị buồn nôn, lợi tiểu…

 LỢI ÍCH CỦA CÙI VÀ VỎ BƯỞI

Ở cùi bưởi có chứa pectin – một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt của máu. Lượng pectin trong cùi bưởi rất phong phú và dễ hấp thụ vào cơ thể.

Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin, nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin. Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin, khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin. Mặc dù Pectin không cung cấp năng lượng nhưng nó lại có nhiều công dụng với sức khỏe như:

- Kích thích tiêu hóa, giảm béo: Pectin có thể kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, tăng hiệu suất hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Nhờ tác dụng tạo cảm giác no bụng kéo dài, mà bạn sẽ giảm lượng calo vào cơ thể trong các bữa ăn sau đó, do đó có thể giúp bạn giảm cân.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu: Tiêu thụ pectin trong cùi và vỏ hạt bưởi cũng có công dụng giảm hấp thu lipid, giảm cholesterol toàn phần trong máu. Từ đó khống chế nguy cơ rối loạn mỡ máu gây ra tình trạng mỡ máu cao.

Ngoài ra, bạn cũng có thể khống chế tăng đường huyết, chống táo bón… nhờ pectin trong cùi và vỏ hạt bưởi.

Bạn có thể chiết xuất pectin trong các thành phần này bằng cách cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, khuấy liên tục (có dụng cụ để đánh lên càng tốt) chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Nếu muốn chống táo bón; rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: hãy uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.

Nếu muốn giảm béo, ngừa tiểu đường: uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.
Nếu muốn chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml cách nhau 20 phút/lần trong giờ đầu.

VÕ BƯỞI TRỊ RỤNG TÓC

Để giữ được nét trẻ trung, xinh tươi thì ngoài việc chăm sóc cho gương mặt, ta còn phải quan tâm đến mái tóc. Một mái tóc đẹp là mái tóc không bị khô, chẻ, rụng. Nếu tóc gặp những tình trạng trên thì chúng ta cần có giải pháp, một trong những giải pháp đó là chế biến dung dịch dưỡng tóc từ vỏ trái bưởi. Dung dịch có tác dụng chống rụng tóc, giúp tóc mọc trở lại và bóng mướt, khỏe mạnh.

Vật liệu gồm có:

- Vỏ 1 trái bưởi
- 1 muỗng dầu mè đen
- 1 muỗng nước cốt chanh

Thực hiện:

- Ta rửa sạch vỏ bưởi và cắt nhỏ rồi cho vào nồi, đổ nước vừa sấp mặt, nếu có hoa bưởi cho vào càng tốt. Đun sôi khoảng 5 phút bắc xuống để còn ấm ấm, dùng tay vò nát để lấy hết chất trong vỏ bưởi xong, ta gạn lấy nước trong ra một cái chậu nhỏ.
- Cho một muỗng chanh và một muỗng dầu mè vào nước bưởi, trộn đều.

Cách dùng:

Gội sơ tóc bằng nước sạch, sau đó bôi dung dịch đều lên tóc rồi dùng tay xoa nắn, matxa nhẹ nhàng đến khi thấy tóc hơi khô ta lại tiếp tục cho dung dịch lên tóc. Thời gian thực hiện khoảng 15 phút rồi sau đó xả tóc lại bằng nước lạnh. Lau tóc nhẹ nhàng và để tóc khô tự nhiên, không sấy tóc.
Nước vỏ bưởi làm sạch tóc giúp tóc bạn bớt rụng và mọc trở lại, chanh làm sáng màu tóc và cân bằng độ dH cho tóc, dầu mè đen có nhiều vitamin giúp dưỡng tóc mềm mại, bóng mượt.
Mỗi tuần gội đầu bằng nước vỏ bưởi hai lần tóc sẽ khỏe mạnh và bóng mượt.

DƯỢC TÍNH CỦA VÕ BƯỞI:

 Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ 0,80-0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.

DƯỢC TÍNH và CÔNG DỤNG

Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi;

 Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Hoa, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Cách dùng: Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.

Đơn thuốc: Cụ Hải Thượng Lãn Ông đã ghi trong Bách gia trân tàng.

1. Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20-30g, Diêm tiêu 12g, Cỏ bấc 8g, sắc uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.

2. Chữa sản giật phù thũng, cùng các trường hợp phù thũng: Vỏ Bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20-30g sắc uống.
Ở Trung Hoa, người ta cũng sử dụng một số đơn thuốc:
 Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần. 2. Chữa hen: Vỏ Bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 đến 1 kg), một miếng Bách hợp, 120g vẩy Hành khô, đường trắng 120 tới 250g, nấu nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.


Trà bưởi mật ong

nước bưởi


Hoa bưởi ướp mía


NEM BƯỞI

Vật Liệu :
  1. Vỏ bưởi
  2. 1 nắm bì hoặc bún tàu nếu muốn làm nem chay
  3. 1 nắm bột khoai (thay thế mỡ heo nếu làm nem chay)
  4. 1 miếng chao đỏ
  5. Thính
  6. Phèn chua
  7. Muối, đường, tiêu, tỏi, bột ngọt
  8. Dầu ăn
  9. Lá chuối, lá vông và dây


Cách Làm :
Lột bưởi lấy hết vỏ. Cắt lớp vỏ xanh the ở ngoài bỏ đi, chỉ lấy phần trắng mềm gần ruột bưởi. Xắt mỏng, trộn muối, bóp đều, xả nước rửa cho thật sạch, vắt ráo.
Ngâm bún tàu cho hơi mềm, lấy ra cắt khúc ngắn, để ráo. Nếu làm nem với bì, thì mang bì đi trụng sơ nước sôi, để ráo, cắt khúc ngắn.
Ngâm bột khoai đến khi mềm, rồi luộc chín, để ráo.
Bắc nồi nước sôi, để phèn, thả vỏ bưởi vào luộc chín. Vớt ra, rửa sạch, vắt thật ráo.
Mang vỏ bưởi đi giã nhuyễn. Cho chao, thính, muối, đường, tiêu, bột ngọt vào giã chung cho đều, nêm cho vừa miệng.
Cho bún tàu (hoặc bì), bột khoai vào trộn đều.
Bắc chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn vào, khử với nhiều tỏi cho thơm, xong đổ hỗn hợp trên vào, xào chừng vài phút, tắt bếp.
Nếu tìm được lá vông, lá chuối thì lau sạch để gói. Không thì dùng plastic wrap cũng được.
Vo thành từng viên theo ý thích, dùng lá vông gói lại cho chặt tay. Gói thêm lớp lá chuối ở ngoài, rồi cột dây.
Để khoảng vài ngày sau là ăn được.




CHÈ BƯỞI




                                          




SƯƠNG SA BƯỞI




SINH TỐ BƯỞI


THANH LỌC GAN VÀ THẬN VỚI NƯỚC ÉP BƯỞI CHÙM, RAU MÙI TÂY VÀ GỪNG





CÁC SẢN PHẪM TỪ BƯỞI

Ngày nay, hoa bưởi được đưa vào kỹ nghệ để tạo ra những sản phẩm như: dầu gội đồu, dầu trị tóc rụng, các laoại để chăm sóc sác đẹp cho phụ nữ, trà...rượu, thuốc giãm cân, tinh dầu hương bưởi dùng cho các đă ăn ngọt.....
  
              Thuốc giãm cân                                      Thuốc giãm cân

     
              Tinh dầu bưởi                                           Tinh dầu bưởi

       
   


    

 

CHÙM ẢNH ĐẸP VỀ HOA BƯỞI

        

       

      

                  

      

      

  

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI DÙNG BƯỞI:

1. Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi

Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng…

2. Không được ăn bưởi khi uống một số loại thuốc

Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.


Võ Thị Linh (sưu tầm và tổng hợp)
13.9.2014



   






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét