EM GÁI BIỆT KÍCH DÙ-CÔ GIÁO PHA
Tháng tư đen lại trở về, hậu duệ VNCH tìm những dấu vết binh lửa xưa trước 1975 của những người chiến sĩ hào hùng QL.VNCH - nhằm giới thiêu với giới trẻ hậu duệ VNCH trong và ngoài nước, để biết những việc làm của cha ông chúng ta, những người trai đã hy sinh tuổi trẻ của mình vào cuộc chiến tự vệ, trước sự tấn công để cướp miền nam VN của cs Bắc Việt.

Đầu mùa mưa năm 1972, lợi dụng số vũ khí được lén lút vận chuyển vào nam, CS Bắc việt tận dụng các giàn đại pháo 130 Ly, pháo kích (tiền pháo, hậu xung) cùng lúc huy động cả hàng chục Sư đoàn Bộ đội cùng vũ khí đạn dược băng qua sông Bến hải và vượt Trường sơn. Chúng khai triển kế hoạch, mở các cuộc tấn công đại qui mô vào Khu Phi Quân sự, phía nam Vĩ tuyến 17. Bắc quân CS thực hiện chủ trương của Hồ Chí Minh (ngay từ lúc còn sống) là “Tận dụng vũ lực, quyết tâm xâm lược miền nam VNCH, bằng mọi giá”. Vì thế sau hiệp định Genève, họ Hồ tiếp tục kéo dài chiến tranh, gây thêm tang tóc trên sinh mạng đồng bào của cả hai miền Nam và Bắc VN. Kết quả là những cuộc giao tranh đẫm máu đã được phát khởi đồng loạt trên 4 vùng chiến thuật thuộc lãnh thổ VNCH, một trong những trận chiến khốc liệt nhất đó là trận An Lộc 1972.

An Lộc một thị trấn nhỏ bé, nằm ém trong vùng rừng cây, giữa những đồn điền cao xu trải dài ngút tầm mắt của Tỉnh Bình-long; cho nên vào thời điễm đó, khiến cả thế giới bỗng chốc được nghe nhắc đến tên An-Lộc.

An-Lộc 1972! được coi như là biểu tượng của một cuộc tranh chấp quyết định giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản (tưc miền Nam tự-do và CS miền Bắc độc tài, khát máu).

An-Lộc! một danh từ kép, là địa danh được nhắc nhở một cách trang trọng, ghi dấu một trận chiến thắng ‘Anh dũng’ của quân và dân Tỉnh Bình Long vào đầu mùa Hè năm 72. An-Lộc, mặc dù chỉ là một thị xã hành chánh thuộc Quận Châu thành tỉnh Bình-Long, bỗng dưng được coi là một trong 3 mặt trận quan trọng nhất, lúc đó đang đồng loạt bùng nổ tại các Quân khu 1, QK 2 và QK 3; của VNCH.

Quân sử tất nhiên đã ghi nhận, suốt hơn hai tháng trời ròng rã, thị trấn An-Lộc bị Bắc quân CS bao vây, pháo kích và cường tập gồm cả gần chục lần.
* Về phần không gian, với một diện tích rộng chỉ gần 4 cây số vuông, An-Lộc đã có lúc bị Cộng quân tấn công nhắm ‘dứt điểm’ cho một cuộc xâm lược bằng vũ lực, đã buộc phải co lại chỉ còn gần một nửa phần thị trấn ở phía đông nam thị xã.

*Về phương diện chính-trị, ngược lại, thì quả thật là to lớn “vĩ đại” theo đúng như lối tuyên truyền của phía Bắc quân CS. Do cung từ của một trong những tù binh bộ đội, CS Bắc việt và VC (Trung ương Cục miền Nam) mưu toan chiếm lấy cho được thị trấn An-Lộc để làm địa điểm ra mắt cho một chính phủ “ma” của bọn ‘Mặt trận Giải phóng’! Với mục đích đó, Bắc quân Bộ đội do Tướng Võ Nguyên Giáp (VC), tổng chỉ huy, đã cho phát động chiến dịch mang tên Nguyễn-Huệ, như đã đề cập: nhằm tung toàn lực các binh đoàn chính qui cùng xe Tăng và vũ khí ồ ạt tràn qua khu phi quân sự, trước tiên tạo nên mặt trận phía cực bắc của VNCH.

Quân CS Bắc việt (Tổng số đông gấp khoảng 5 lần lực lượng VNCH trấn giữ An-Lộc) bao gồm toàn bộ của hơn 4 Sư đoàn- thuộc Công trường 5, 7, 9 và Công trường Bình Long (Địa phương) và Đoàn 28 Đặc công + 429 Đặc công Miền; với một tổng lượng quân số vào khoảng từ 60 đến 70 ngàn lính, cộng thêm các đơn vị yểm trợ ở cấp Trung đoàn, như: đơn vị Tăng với các chiến xa đủ loại (T 54, T 59, PT 76,..), đơn vị Pháo và đặc biệt là các loại vũ khí gồm pháo và phòng không tối tân nhất (?) do Nga sô viện trợ như: Đại bác 75 và 90 Ly, Cao xạ phòng không 37 Ly, Hỏa tiễn SA 7, giàn phóng Hỏa tiễn 107 và 122 Ly, đại pháo 130 Ly…

Về phiá VNCH lực lượng bảo vệ thị trấn An-Lộc, quân số hiện diện vào cỡ15 Tiểu đoàn, khoảng 7.500, với thành phần chủ lực thuộc SĐ 5 Bộ Binh, dưới quyền chỉ-huy trực tiếp của Tướng Lê-văn-Hưng, cộng thêm đơn vị Địa Phương Quân, lính cơ hữu và Cảnh sát của Tiểu khu Bình Long; Với sự yểm trợ của một Pháo đội với vài khẩu Đại bác 105 và 155 Ly.

Do sự chi phối của các mặt trận khác tại QK1 và QK 2 cùng xẩy ra vào lúc đó, quân số tăng viện cho Quân Khu 3 cũng chỉ lên được tới khoảng hơn 10,000; Gồm những đơn vị Tổng trừ bị trực thuộc Bộ TTM (Đơn vị Nhẩy Dù, LĐ 81 Biệt Cách Dù), Không quân, Thiết giáp, Biệt động quân và vài Trung đoàn Bộ Binh thuộc Quân khu 4 tăng phái cho chiến trường Bình long (thuộc QK 3).

Trong trận quyết đấu này các chiến sĩ thuộc đũ loại binh chủng VNCH đã sát cánh với các chiến sĩ BKD 81 chiến đấu rất anh dũng nhằm đẩy lùi bọn cs Bắc Việt và MTGPMN ra khỏi thị xã An Lộc.

Trong cuộc chiến đẩm máu này tại An Lộc  đã làm 68 chiến sĩ Biệt Kích Dù hy sinh. Cô giáo Pha người đã tận mắt chứng kiến sự hy sinh cao cả của những người lính Biệt-Kích mà xuất thần cảm đề được 2 câu thơ tuyệt cú đi vào quân sử VNCH. 



Cô giáo Pha còn có một bài thơ khác để lại trên tấm bia trước nghĩa trang Biệt Cách 81 Dù tại An Lộc, cô viết tặng cho binh chủng kiêu hùng này của QLVNCH.

Gửi anh người lính trận

Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng .

Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ 
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ 
Xin giữ đó hề chừ thương nhớ mãi .
(Cô Giáo Pha)


Về hai câu đối ghi ở Đài Tử Sĩ Tổ Quốc Tri Ơn, phát xuất từ hai Câu Thơ của Cô Giáo Pha dạy ở Trường Tiểu Học Thị Xã Bình Long. Cô Pha trúng đạn pháo kích bị thương ở chân, không di chuyển được. Biệt Cách Dù đưa Cô về Trạm Xá Dã Chiến ở cạnh Bộ Chỉ Huy chăm sóc. Khi thương tích đã bớt, đi lại được bằng đôi nạng gỗ do các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù tự chế, hằng ngày cô nhìn qua cửa sổ, thấy chúng tôi dưới làn mưa đạn, mịt mù khói lửa đang cặm cụi chôn cất, đắp mộ, dựng bia cho các đồng đội đã hy sinh. Xúc cảm trước những tử vong cao cả này và với lòng cảm mến, đội ơn sâu xa của một người dân với Quân Đội VNCH nói chung và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói riêng, cô đã sáng tác hai câu thơ:

“An Lộc Địa Sử lưu chiến tích,
Biệt Cách Dù vị Quốc vong thân”

Khi tình hình Thị Xã tạm yên. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1972, trong chuyến viếng thăm chiến trường An Lộc, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Tổng Trưởng Dân Vận Hoàng Đức Nhã và Tướng tử thủ Lê Văn Hưng đã đến kính cẩn quỳ lạy, niệm hương cầu nguyện và rơi nước mắt trước Đài Tử Sĩ của Nghĩa Trang 81 Biệt Cách Dù. Sau sự kiện này, Thị Xã An Lộc đã hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sau 68 ngày chiến đấu đã hy sinh 68 Chiến sĩ và hơn 300 Quân Nhân bị thương tích. Đến ngày 24 tháng 6 năm 1972, Liên Đoàn được lệnh rút khỏi An Lộc, về nghỉ dưỡng quân 2 ngày tại Bộ Chỉ Huy đơn vị ở ngã tư An Sương để bổ sung quân số, trang bị lại đầy đủ vũ khí, quân trang, quân dụng, và 48 tiếng đồng hồ sau đó, ngày 28 tháng 6 năm 1972 lại khăn gói lên đường ra Vùng I hỏa tuyến để tham gia tái chiếm Cổ Thành, Quảng Trị. Hết “Bình Long Anh Dũng”, bây giờ là “Trị Thiên Vùng Dậy”.


Hậu duệ VNCH nhân mùa quốc nạn 2019 đã ghi lại những nét hào hùng của những anh chiến sĩ thuộc lực lượng Biệt Cách Dù 81 qua cái nhìn của cô giáo Pha, cô giáo dạy trường tiểu học An Lộc, ngày nay cô đang sống ở Hoa Kỳ.
Tham khảo:
1.Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (10) – An Lộc Địa
Chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực
2.An Lộc địa danh anh dũng
3.Ảnh cô giáo Pha (An Lộc) hiện nay nguồn:
http://conhungnguoianh.blogspot.com/2012/01/loc-ia-su-luu-chien-tich.html
4.Tướng Giáp (VC) Đánh Thua Trận An Lộc Năm 1972 “Huyền Thoại Điện Biên” Sụp Đổ! http://nguyentin.tripod.com/tung_anloc.htm

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 31.3.2019
TRI ÂN + VINH DANH ĐẠI TÁ 
NGUYỄN HỮU THÔNG
Trong những ngày cuối của cuộc chiến, có một vị đại tá trung đoàn trưởng đã không chịu xuống tàu chạy loạn mà chịu ở lại với lính, và dùng súng tự sát. Xác ông được chôn trong một ngôi mộ tập thể khổng lồ, dưới chân cột cờ bên ngoài Quân Y Viện Quy Nhơn, trong đó có 47 thi hài tử sĩ. Câu chuyện này được một hạ sĩ quan pháo binh kể lại, đồng thời gợi lại ký ức đau buồn nơi một vị bác sĩ hiện đang hành nghề ở New York. Ông tự sát vào cuối tháng 3, 1975 được chôn trong nấm mộ tập thể tại Quy Nhơn.

Lịch sử ngàn năm uất ngất trời
Oan hồn tử sỹ CỘNG HÒA ơi
ANH HÙNG TỬ hồn tôi nhỏ lệ
KHÍ HÙNG BẤT TỬ nguyện nhớ đời



Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn Trưởng TrĐ 42/SĐ22BB/QLVNCH sinh năm 1937 tại Thạch Hản, Quảng Trị, tên thánh Gioakim. Ông được vinh thăng đại tá năm 1972. Hiện nay, gia đình ông gồm:  bà quả phụ cố Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông nhũ danh Phùng Ngọc Hiếu và 5 người con đã thành đạt, cư ngụ tại Sacramento.

Vào đầu năm 1975, anh Dương Công An nguyên là một hạ sĩ quan Pháo Binh thuộc tiểu đoàn 223 Pháo Binh, nay anh đang sống tại Ðức. Anh An cho biết, vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, đơn vị của anh bị tan hàng trên bờ biển Quy Nhơn, anh và một số anh em binh sĩ khác đã lẩn trốn nhiều ngày trong Quân Y Viện Quy Nhơn.
Ở đấy, khi đó chỉ còn có một bác sĩ duy nhất, là Trung Úy Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ hiện là bác sĩ quang tuyến tại một trường đại học ở New York. Khi tin về nấm mộ tập thể tại Quân Y Viện Quy Nhơn được tôi đưa lên net, nhiều người đã điện thoại cho Bác Sĩ Trứ. Những cú điện thoại này nhắc nhở cho ông quá nhiều chuyện kinh hoàng trong quá khứ, khiến ông nhiều đêm mất ngủ.

Sau nhiều lần gọi và nhắn trong máy là chúng tôi sẽ gọi lại, Bác Sĩ Trứ mới bốc máy. Ông kể, vào những ngày sau cùng, một buổi sáng ông được tiếp Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42 đi trực thăng đến thăm Quân Y Viện. Thấy tình cảnh y chỉ còn một bác sĩ và hằng trăm thương binh trong tình trạng thiếu ăn, thiếu thuốc, cũng như nhiều thương binh chết chưa được chôn cất, Ðại Tá Thông đã khóc trước mặt Bác Sĩ Trứ. Theo hồi ký của BS Trứ viết, Đại Tá Nguyễn Hữu Thống đã tự sát vào chiều 11.3.1975 ở bải biển Qui Nhơn.

Và chỉ một ngày sau đó, Quân Y Viện tiếp nhận một tử thi nữa, và đó chính là tử thi Ðại Tá Thông. Binh sĩ đưa xác ông tới, và cho biết ông đã tự sát. Nhiều nguồn tin sau này cho biết, Ðại Tá Thông đã từ chối xuống tàu vì binh sĩ dưới quyền ông còn kẹt lại quá nhiều, không di tản được.

Khi đó, tại quân y viện này, có cả hàng trăm bệnh nhân cho một mình Bác Sĩ Trứ. Ðồng thời cũng có rất nhiều binh sĩ tử trận được mang về nằm từ trong nhà xác và rải rác ra khắp hành lang. Các thi hài tại nhà xác QYV đã bốc mùi, và chó đã vào nhà xác ăn, gặm các tử thi này, nên Bác Sĩ Trứ đã nhờ khoảng 20 anh em quân nhân còn sức khỏe phụ với Bác Sĩ Trứ đào một huyệt mộ rất lớn dưới cột cờ, gần khu quân xa của Quân Y Viện. https://bienxua.wordpress.com/2017/03/14/nhung-ngay-cuoi-cung-tai-quan-y-vien-qui-nhon/

Ở đây gần biển các nên việc đào đất tương đối dễ dàng. Ðầu tiên là những tử sĩ đã được khâm liệm trong quan tài có phủ quốc kỳ được sắp xuống trước, tiếp theo là những người chết nằm trên băng ca được đặt lên trên những quan tài, cứ thế mà sắp xếp. Tất cả là 47 thi hài tử sĩ, trong số này có Ðại Tá Thông, là cấp chỉ huy trực tiếp của anh An.

Lúc bấy giờ Saigòn chưa thất thủ, ngay cả sinh mạng của anh em binh sĩ bại trận cũng không biết sẽ ra sao nên sự việc chôn cất anh em tử sĩ lúc đó chỉ được thực hiện rất sơ sài hầu như là lén lút và vội vàng. Sau đó vài ngày tất cả bị bắt làm tù binh.
Anh An cho biết câu chuyện đã đeo đuổi theo anh suốt bao nhiêu năm nay, tâm nguyện của anh là ước sao, có ai đó, có khả năng để cải táng được ngôi mộ tập thể này, đó cũng là dịp mà mình an ủi được phần nào linh hồn của những tử sĩ này, nhưng những hy vọng càng ngày càng bị thu nhỏ lại, vì qua tin tức báo chí đất đai ở Việt Nam đã bị lạm dụng xây cất bừa bãi, hay khu đất này thuộc phạm vi của bộ đội Cộng Sản thì không thể làm gì được.

Khi VC vào Quy Nhơn, họ bắt Bác Sĩ Trứ. Nhưng ông không chỉ bị bắt làm tù binh, mà còn bị buộc tội làm việc cho CIA vì mọi người đi hết sao chỉ còn một mình Bác Sĩ Trứ ở lại - Ông bị tù 4 năm 11 tháng, ra tù ông vượt biển đến Mỹ từ năm 1981, lúc còn độc thân, hiện nay đã có ba con theo học đại học….
Bác Sĩ Nguyễn Công Trứ nói rằng ông đã làm theo lương tâm và với tình đồng đội, đã chôn 47 tử sĩ dưới chân cột cờ của Quân Y Viện. Ông đã nhiều lần về lại Quy Nhơn, qua lại trước khu Quân Y Viện cũ, ngày nay đã là doanh trại của bộ đội Cộng Sản, mà không thể làm gì hơn.

Khi còn là Trung Đoàn trưởng Trung đòan 42, Đại tá Thông luôn luôn sống gần gũi, sát với chiến hữu thuộc cấp.  Đại tá Thông lo chu đáo cho đời sống của từng người lính và gia đình.  Ông đi sát từng tiểu đội để lo về sức khoẻ cho họ. Hỏi về các tiêu chuẩn quân trang, quân dụng như giày trận, poncho.  Ai đã lãnh,  ai chưa đuợc lãnh?  Ai đã đi phép, ai chưa có phép?  Lương hướng của từng chiến binh lãnh ra chi tiêu bao nhiêu, còn gởi về cho vợ con được bao nhiêu?  Ông buộc lính phải tiêu hạn chế, và gởi lương về cho vợ con từng tháng trông chờ. 

Có lẽ đây là một cách an dân của cấp chỉ huy để người lính thuộc quyền yên tâm mà đánh giặc.  Có lẽ vì cách sống có nghĩa có tình với thuộc cấp của ông đã khiến những người lính suốt đời thương mến ông.

Sau nhiều năm từ khi mất nước, 1975, lòng thương mến ấy đã khiến lính và thuộc cấp, dù ở trong nước hay lưu lạc tại Hoa kỳ, hàng năm họ ngồi lại với nhau cúng giỗ và tưởng nhớ Đại tá Nguyễn Hữu Thông như một người anh, hay như cha mẹ. 
Sự thương mến kính trọng  thể hiện qua việc thờ phượng, cúng giỗ hàng năm như là một bổn phận  của những người chiến hữu thuộc quyền đối với cố Đại tá Nguyễn Hữu Thông


KHÓA 16 - VÀ SÁU (6) VỊ ĐẠI TÁ

Nhằm đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch cho cả 3 Quân Chủng: Hải, Lục và Không Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ký Sắc Lệnh số 317/QP/TT ngày 29-7-1959 cải tổ Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN) với chương trình Văn Hóa và Quân Sư 4 năm. Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Khóa 16 được tuyển chọn và huấn luyện theo tinh thần sắc lệnh này. Sau ngày mãn khóa, các tân sĩ quan có trình độ Văn Hóa tương đương năm thứ 2 Đại Học Dân Sự và trình độ Quân Sự vững chắc để chỉ huy đơn vị cấp Trung Đội và Đại Đội trong cuộc chiến tranh mới chống lại ý thức hệ cộng sản. Khóa 16 là khóa đầu tiên đặt nền móng cho chương trình huấn luyện mới, tạo tiền lệ cho các khóa sau, phải trải qua những giai đoạn thanh lọc và thử thách cam go.
Nhập Trường: Ngày 23-11-1959.
- Số Khóa Sinh Nhập Trường: 326.
- Thời Gian Thụ Huấn: Từ ngày 23-11-1959 đến ngày 22-12-1962.
- Mãn Khóa: Ngày 22-12-1962.
- Số sĩ quan tốt nghiệp: 226.
- Vị Chủ Tọa Ngày Mãn Khóa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Tên Khóa: Khóa Ấp Chiến Lược.
- Thủ Khoa: SVSQ Bùi Quyền.
Đại Tá NGUYỄN VĂN HUY, BĐQ.
Một trong Ngũ Hổ Miền Tâỵ


Sinh ngày 13-3-1938 tại Sài Gòn. Số quân 58A/106.282. Nhập ngũ ngày 20-11-1959. Xuất thân K16 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
- Thăng Thiếu tá tháng 11-1965 (người đầu tiên K16 thăng thiếu tá). Năm 1968 Tr/tá Liên Đoàn Trưởng LĐ1/BĐQ, tái chiêm thị xã Huế, Tết Mậu Thân.
- 1969-1973: Trung Đoàn Trưởng Tr/Đ 12/SĐ7/BB. Tham dự chiến trường Mộc Hóa, Compuchia.
- 1973-1975: Đại tá Tỉnh Trưởng kiêm TKT Kiến Tường.
Được tưởng thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 21 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 4 Chiến Thương Bội Tinh và 2 huy chương Hoa Kỳ.
- Sau 1975, bị tù CS hơn 13 năm từ Nam ra Bắc. Hiện định cư tại Nam California, HK từ tháng 11-1991 (Trích từ cuốn "Lược Sử QL/VNCH" của 3 soạn giả: Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy, trang 387).

Đại Tá ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH, SĐ7/BB.
"Sự tích: Anh hùng Đặng Phương Thành đã tạo chiến thắng lớn trong trận cuối cùng tại Thủ Thừa tiêu diệt một trung đoàn VC  trong tháng 4-1975, nhờ đó giữ vững đưọc Quốc Lộ 4 trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này.
Khi Anh hùng Đặng Phương Thành đi tù cộng sản ngoài miền Bắc, nhân lúc ông vượt ngục bất thành và bị bắt lại, hậm hực vì mối nhục thua trận Quốc Lộ 4, bọn cai ngục cộng sản đã treo ông lên và đánh đập tàn nhẫn cho đến chết, ngày 9/9/1976..." (Trích từ trang Web của Hội Sử Học Việt Nam).

Đại Tá NGUYỄN THIỀU, SĐ22/BB.
Tr/Đoàn 41 của Đ/Tá Nguyễn Thiều giữ đoạn Quốc lộ 19 từ Bình Khê  đến An Khê trong khi Tr/Đoàn 42 của Đ/Tá Nguyễn Hữu Thông giữ đoạn Quốc lộ 19 phía nam Bình Khê và phần lãnh thổ còn lại của Bình Định.
Ngày 31-3-75, theo lệnh của BTL/QĐ II, Th/Tướng Phan Đình Niệm, TL SĐ22, cho lệnh 3 Tr/Đoàn còn lại của ông rút về phòng thủ thị xã cùng quân cảng Qui Nhơn và chuẩn bị để SĐ 22(-) được hải vận về Nha Trang rồi chuyển lên tăng cường cho mặt trận Khánh Dương. Trong đêm 31-3-75, Tr/Đoàn 41 đã chọc thùng vòng vây của Tr/Đoàn 2 SĐ3 Sao Vàng của địch ở phía nam Bình Khê và trưa ngày 1-4-1975, Tr/Đoàn 41 đã rút về được tuyến sau của Tr/Đoàn 42...(đọc phần kế tiếp)   

Đại Tá NGUYỄN HỮU THÔNG, SĐ22/BB.
Hai Tr/Đoàn được lệnh QĐ II sử dụng đường bộ rút về Tuy Hòa. Khi Tr/Đoàn 41 tới ngang Ấp Phú Tài phía bắc đèo Cù Mông thì được tin Tuy Hòa đã thất thủ,  Đ/Tá TLP/SĐ cho lệnh 2 Tr/Đoàn trở về cảng Quy Nhơn đợi tầu HQ bốc. Khoảng 5g00 chiều ngày 2-4-1975, đơn vị đã lên được tầu HQ. Vì nhiều lý do, có một số quân nhân của SĐ22 ở lại trên bờ, trong đó có Đ/Tá Thông. Sau 30-4-75, một số quân nhân chạy thoát cho biết họ đã nghe nhiều tiếng súng nổ gần quân cảng Qui Nhơn, nơi Đ/Tá Thông đang dừng quân. Dư luận cho là Đ/Tá Nguyễn Hữu Thông đã theo gương danh tướng Võ Tánh cùng mất với Qui Nhơn. Vị Đ/Tá 38 tuổi của K16 đã đi vào huyền thoại từ đấy.



Đại Tá VĨNH DÁC, SĐ3/BB.
Sinh tháng 2-1942 tại Thừa Thiên. Số quân 62A/200.002. Nhập ngũ ngày 23-11-1959. Xuất thân K16 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Năm 1972 giữ chức vụ Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 2/SĐ 1/BB. Năm 74 thăng cấp Đại tá, giữ chức vụ Tr/Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 56/SĐ3/BB. Sau năm 1975, bị đì tù CS 13 năm. Hiện định cư tại thành phố Los Angeles, tiểu bạng California.

Cố Đại Tá ĐOÀN CƯ, SĐ21/BB. 
Sinh ngày 16-10-1938 tại Đà Lạt.
Thăng chức Trung Tá năm 1972 giữ chức Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 32/SĐ21BB. Trong một cuộc hành quân lớn tại Quận Kiên Hưng, tỉnh Sóc Trăng năm 1972, Trung Tá Đoàn Cư bị tử thương bởi hỏa tiễn pháo kích của quân CS, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Truy Thăng Đại Tá. 


Hôm nay ngày cuối tháng 3/2019, hậu duệ chúng tôi ghi lại những tấm gương anh hùng trong quân lực VNCH - đã tuẩn tiết trong những ngày miền nam bị rơi vào tay giặc cộng. Xin được thắp nén tâm hươnng và thành kính tri ân công đức bảo quốc an dân của đại tá Nguyễn Hữu Thống

Tham khảo:
1.Tri Ân, Vinh Danh,tưởng Niệm Đại Tá Nguyễn Hữu Thông
https://vietbao.com/a279043/tri-an-vinh-danh-tuong-niem-dai-ta-nguyen-huu-thong
2. Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt khóa 16 :http://www.vobivietnam.org/
3.Đại Tá Nguyễn Hữu Thông:
 http://nguyentin.tripod.com/dt_nguyenhuuthong.htm
4.Một Đại tá VNCH được an táng dưới cột cờ:
 https://vathanglong.org/2012/12/14/dai-ta-nguyen-huu-thong/
5.Nhớ về một người bạn:
Anh Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn Trưởng 42 mất tích sau 30/4/1975
6.Bài của GS Nguyễn Lý-Tưởng, cựu Dân Biểu VNCH.
https://vulep-books-links.blogspot.com/2018/04/nho-ve-mot-nguoi-ban-anh-nguyen-huu_12.html
7.Những ngày cuối cùng tại quân y viện Qui Nhơn - 


Biên khảo-Hậu Duê VNCH Lê Kim Anh 31.3.2019
TRẬN CHIẾN ẤP BÀU BÀNG 1967
VC BỊ THIỆT HẠI NẶNG NỀ 
Kể từ khi chính thức gửi các đơn vị chiến đấu Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam để cùng với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngăn chặn các cuộc các hoạt động Quân sự của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Miền Nam, trong thời gian đầu, Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ đã khẳng định như “đinh đóng cột” rằng Việt Nam là chiến trường của Bộ Binh, không phải là đất dụng võ cho lực lượng Thiết giáp.

Các vị Tướng Hoa Kỳ nêu ra những thất bại của Thiết giáp Pháp trong cuộc chiến từ 1946 đến 1954 tại Việt Nam. Các nhà Quân sự ở Hoa Thịnh Đốn kết luận rằng Việt Nam có địa hình chi chít núi non rừng rậm và nhiều sông ngòi đầm lầy chỉ là “mồ chôn” cho các loại xe cơ giới này.

Cũng theo nhận định của các Quân sự gia này, các đơn vị cơ giới mà sự di chuyển bị phụ thuộc vào đường xá, sẽ là mồi ngon cho các cuộc phục kích của đối phương. Trước năm 1965, một số phân tích gia ở Hoa Thịnh Đốn cho rằng chiến trường Việt Nam không mang hình thái một cuộc chiến tranh qui ước mà là một cuộc chiến tranh du kích, địch quân sẽ phân tán mỏng khi đối đầu với một lực lượng mạnh hơn, từ đó họ đã nêu câu hỏi là Thiết giáp sẽ làm gì trong cuộc chiến tranh đặc thù như thế.
Câu hỏi đầy thử thách trên là một vấn đề mang tính cách vừa chiến lược vừa chiến thuật mà một số nhà quân sự chuyên về Thiết giáp muốn trả lời Họ nhận định rằng kể từ cuộc Đệ nhị thế chiến, học thuyết về sử dụng Thiết giáp của Hoa Kỳ đã được đưa ra dựa trên cuộc chiến tranh qui ước ở châu Âu. Chính vì quan niệm như thế mà cho đến năm 1965, khóa huấn luyện Sĩ Quan Thiết giáp Cao đẳng của Hoa Kỳ vẫn không có bài học nào liên quan đến việc sử dụng Thiết giáp trên chiến trường Việt Nam. Lúc đầu, hình như không ai quan tâm để ý đến, bộ Chỉ huy cao cấp của lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam thì bị Hoa Thịnh Đốn giới hạn về Quân số, trong khi các nhà thiết lập kế hoạch đề cập đến nhiều điểm căn bản khác nhau trong chiến lược và sử dụng lực lượng thì khuynh hướng chống lại việc sử dụng Thiết giáp vẫn còn mạnh.

Trận chiến của Thiết Đoàn 1/4 tại Bàu bàng, Tây Ninh.

Tại chiến trường Việt Nam, vào năm 1965 khi đổ bộ vào Việt Nam, các Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng đã mang theo chiến xa trong đội hình của các đơn vị yểm trợ hỏa lực. Thế nhưng, với các nhà Quân sự Hoa Kỳ, sự việc đó không có nghĩa là Bộ Tham Mưu Liên Quân công nhận sự cần thiết của Thiết giáp trên chiến trường Việt Nam. Sự hiện diện của các Chiến xa trong lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời kỳ đầu được các tư lệnh Hoa Kỳ xem như sự có mặt của một thành phần yểm trợ nhỏ mà thôi.
Cũng trong năm 1965, trước đòi hỏi của chiến trường, Ðại Tướng William Westmoreland (Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam) nhận định rằng với gần 30 ngàn quân tính đến cuối năm 1964 mà phần lớn là các đơn vị yểm trợ của Không Quân, Truyền Tin và Lực Lượng Đặc Biệt, là quá ít trước áp lực của Cộng quân ngày mỗi gia tăng. Sau khi phân tích và định lượng tình hình, ông đã làm phiếu trình xin Tòa Bạch Ốc và Bộ Tham Mưu Liên Quân ở Hoa Thịnh Đốn tăng cường quân số mà ông gọi “Đơn xin 44 Tiểu đoàn,” tuy nhiên trong thứ tự ưu tiên, ông đã đặt lực lượng Thiết giáp vào cuối danh sách, sau cả nhiều đơn vị yểm trợ, vì vị Đại Tướng vẫn chưa đặt trọng tâm về sử dụng Thiết giáp trên chiến trường Việt Nam.

Khi Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ duyệt xét danh sách để trình Tổng Thống Johnson phê chuẩn, cuộc bàn cãi lớn đầu tiên về Thiết giáp nổ ra khi toàn bộ lực lượng của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (Sư đoàn nổi tiếng trong thời kỳ Ðệ Nhị Thế Chiến) được chọn trong thành phần sang Việt Nam. Trong thành phần các đơn vị trực thuộc Sư Ðoàn 1 có cả lực lượng Thiết giáp được chuẩn bị tổ chức cho việc tham chiến ở chiến trường nguyên tử tại Châu Âu. Lực lượng này có gần hai Tiểu đoàn Chiến xa, một đơn vị Bộ Binh Cơ Giới chở quân tới chiến trường bằng các xe Thiết quân vận cộng với một số Chi đoàn Thiết kỵ. Các nhà đặt kế hoạch đã trình với Bộ Tham Mưu Liên Quân ở Hoa Thịnh Đốn là không nên cho các đơn vị Thiết giáp Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.

Sau nhiều cuộc bàn cãi, vị Tham mưu trưởng chỉ cho phép đưa loại chiến xa M-48 được đem trắc nghiệm tính hiệu quả của Thiết giáp, trong khi đó Đại Tướng Westmoreland tin rằng cuộc trắc nghiệm này sẽ thất bại vì “Việt Nam không phải là chiến trường cho Chiến xa hoặc các đơn vị cơ giới.” Những người chia xẻ ý kiến của tướng Westmoreland đã đưa ra con số so sánh, theo đó, một Tiểu đoàn cơ giới phải có 900 Quân nhân trong khi một Tiểu đoàn Bộ Binh có quân số ít hơn 900 binh sĩ. Hơn nữa, đơn vị cơ giới cần thêm 150 Quân nhân để bảo trì việc sửa chữa Thiết giáp. Tương tự một Tiểu đoàn Chiến xa phải có 570 Quân nhân mà chỉ có 220 người thực sự tác chiến. Vì mất một số nhân sự tác chiến nên đại diện của Thiết giáp không có tiếng nói mạnh mẽ. Mặc dù không khí bi quan về tính khả dụng và hiệu năng của Thiết giáp bao trùm nhưng đơn vị Thiết giáp Hoa Kỳ đầu tiên cũng đã đến Việt Nam : đó là Thiết Ðoàn 1/4.

Sáu tháng đầu tiên của đơn vị này trên chiến trường Việt Nam thật là ngột ngạt. Đơn vị bị phân tán mỏng và Chiến xa cứ bị nằm một chỗ. Hậu quả là đơn vị này không thể chiến đấu được như là một đơn vị tác chiến đúng nghĩa. Cuối cùng đến tối 11 tháng 11/1965, Thiết giáp Hoa Kỳ mới có cơ hội chứng minh khả năng và sức mạnh hỏa lực của Binh chủng này.

Đêm đó, Chi Ðội 3 Ðặc Nhiệm Cơ Giới di chuyển trong đêm vào vị trí phòng thủ ở ấp Bàu Bàng trong tỉnh Tây Ninh. Trước khi Chi đội này đến vị trí, tình hình chiến sự trong ngày không có gì xảy ra. Các cuộn kẽm gai được trải chung quanh phạm vi phòng thủ trong khi các chiến binh đào hầm hố. Xạ trường được chuẩn bị sẵn sàng chung quanh chu vi phòng thủ và các trạm gác được đặt 4 phía. Khi trời sụp tối, thi có từ 50 đến 60 quả đạn súng cối của Việt Cộng rơi vào bên trong làm 2 Quân nhân bị thương.

Sau đó 30 phút trôi qua, tình hình tại khu vực này không có gì xảy ra. Đột nhiên, Việt Cộng tung hỏa lực dữ dội vào đơn vị trú phòng. Dưới màn hỏa lực mạnh, các toán Cộng quân di chuyển vào gần chu vi phòng thủ của Chi đội cơ giới tới 40 mét. Đối phương có vẻ tự tin là sẽ đánh thắng các Binh lính Thiết giáp Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm trận mạc này.

Địch quân đã lầm. Ngay lúc đó, những tiếng máy nổ rú lên, các xe Thiết giáp của Chi Ðội 3 phóng ra ngoài chu vi phòng thủ và lăn bánh ào ào về phía địch quân. Cuộc phản công này đã vô hiệu hóa hoàn toàn cuộc tấn công của Việt Cộng. Nhưng chỉ một lát sau, đối phương đã tập họp lại và mở cuộc tấn công lần thứ hai từ vườn cao su ở phía đối diện với chu vi phòng thủ. Được súng máy và súng cối yểm trợ, những Cán binh Cộng Sản từ các gốc cao su ào chạy ra tiến về phía quân trú phòng.
Khi Việt Cộng xuất hiện ở gần tuyến phòng thủ thì khẩu đại liên 50 trên nóc một Thiết vận xa M-113 vẫn bị mắc kẹt chưa có ai sử dụng. Việt Cộng ào tới, Binh Nhất William Burnett, tài xế của một xe Thiết giáp đã rời buồng lái leo lên nóc. Anh mở khẩu đại liên và bóp cò ngay vào toán địch quân đang xông tới. Mười bốn (14) người gục ngã dưới tay của anh xạ thủ bất đắc dĩ này. Burnett khai hỏa gây thiệt hại nặng buộc địch quân phải ngưng cuộc tấn công lại. Thế nhưng họ chưa bỏ cuộc, và chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công nữa. Một Tiểu đội Việt Cộng phá vòng rào kẽm gai và tràn vào vị trí Pháo binh. Tuy nhiên cuộc phản công của quân trú phòng đã đẩy lùi địch ra khỏi trận địa.

Sau 6 giờ giao tranh, cuối cùng Chi đội Thiết giáp đã đẩy lùi toàn bộ cuộc tấn công của địch. Trong trận giao tranh này, phía Hoa Kỳ có 7 lính Kỵ Binh tử trận, 35 bị thương, 2 chiếc M-113 và 3 chiếc trang bị đại bác 106 ly không-giật bị cháy và ba chiếc khác bị hư hại. Tuy bị tổn thất nhân mạng và chiến cụ, nhưng qua trận đụng độ đầu tiên này, các chiến binh Thiết Kỵ đã cho thấy khả năng di động của Thiết giáp dưới hỏa lực lúc chạy ra bên ngoài chu vi phòng thủ và sau đó chạy lui tới chung quanh để ngăn cản rất hiệu quả các đợt xâm nhập của Cộng quân. Kết quả của chiến thắng này đã tạo lịch sử cho Thiết giáp Hoa Kỳ sau này.

Lữ Đoàn 11 Thiết Kỵ.
Sau trận này, Ðại Tướng Westmoreland đã thấy rõ ra vai trò của Thiết giáp và trong danh sách đệ trình Tổng Thống Johnson để xin gia tăng quân số đợt hai. Một Lữ đoàn Thiết giáp được đưa vào danh sách các đơn vị sang Việt Nam. Đó là Lữ Ðoàn 11 Thiết Ky. Khi đơn vị này có mặt tại Việt Nam, mặc dù quan niệm của Đại Tướng Westmoreland về việc sử dụng Thiết giáp đã thay đổi, thế nhưng nhiều vị Sĩ quan cao cấp Lục quân Hoa Kỳ vẫn chưa tin tưởng ở khả năng của Lữ đoàn Thiết giáp này khi hoạt động tại Việt Nam, dù rằng Lữ Ðoàn 11 Thiết Kỵ là một Lữ đoàn danh tiếng của Binh chủng Thiết giáp Hoa Kỳ.

Các cuộc bàn cãi chiến thuật và những trang bị Thiết giáp ngày càng tối tân tất cả đều được thử thách trong Lữ đoàn Thiết giáp này để xem khả năng tác chiến của các Chiến xa trước các cuộc tấn công của Cộng quân. Và ngày 2 tháng 12/1966, một Chi đội của Lữ đoàn này đã lập được một chiến tích trong trận phản phục kích ở Suối Cát. Sau trận này các cấp Tư lệnh chiến trường của Quân đội Hoa Kỳ mới thay đổi quan niệm và công nhận Thiết giáp rất hữu dụng trên chiến trường Việt Nam.

 Bài viết của t/g Vương Hồng Anh