NỮ TIẾN SĨ GỐC VIỆT SÁNG CHẾ LOẠI 
PIN CÓ TUỔI THỌ 400 NĂM

Theo tờ The Epoch Times, cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở Đại học California Irvine Mỹ (UCI) đã  phát triển một loại pin nano có tuổi thọ lên đến 400 năm. Dùng từ “may mắn” cũng không đủ để diễn tả sự kiện này.
Tháng 4/2016, cô Mya Le Thai, khi đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học California (Los Angeles, Mỹ), đã được cả thế giới biết tới khi tìm ra một công nghệ vật liệu mới, cho phép tạo ra loại pin bền bỉ.
Khi đó cô Mya đang tìm cách cải tiến kỹ thuật pin “nanowire”. Loại pin này mỏng hơn tóc người hàng ngàn lần, diện tích bề mặt của dây siêu nhỏ cho phép lưu trữ và truyền công suất lớn hơn cho các điện tử. Tuy nhiên, nó sẽ đứt khi sạc quá nhiều vòng – một vòng sạc sẽ được thực hiện xoay vòng liên tục, cho pin xả hết và lại sạc đầy. Dây nano đã không chịu được những vòng sạc nhiều và liên tục như vậy.
Một ngày, Mya Le Thai đã phủ một số đoạn dây nano bọc vàng với dung dịch mangan và keo điện phân. “Khi thử nghiệm với dây nano mới này, chúng tôi đã rất ngạc nghiên. Cô ấy đã thử sạc xoay vòng 10.000 lần và pin vẫn có thể tiếp tục”, chủ tịch bộ phận hóa học của Đại học California, ông Reginald Penner nói.
Trong một tháng liên tục, pin đã xoay vòng được 30.000 lần nhưng vẫn không có dấu hiệu của hỏng hóc.
Nghiên cứu này thực sự đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc, khi mà trung bình, pin của laptop chỉ có thể sống sót tới 300 đến 500 lần xoay vòng sạc như vậy. Pin nano được cô Mya khám phá đã sống sót tới 200.000 vòng trong khoảng thời gian 3 tháng. Như vậy, pin laptop sẽ có tuổi thọ kéo dài tới… 400 năm.

Nếu như loại pin này có thể được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, hàng loạt cánh cửa công nghệ mới sẽ mở ra trước mắt chúng ta. Với phát minh của cô Mya, pin thương mại không bao giờ cần phải thay thế. Chúng có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy tính, điện thoại, các đồ gia dụng, xe hơi, thậm chí cả máy bay và phi thuyền.
Tháng 6/2016, cô Mya Le Thai đã lấy bằng tiến sỹ Đại học UCI. Hiện cô đang làm kỹ sư cho hãng máy tính Intel Corporation và vẫn đang nghiên cứu để làm phát minh trên được hoàn thiện hơn và có thể tạo ra loại pin dùng đến hàng thế kỷ.
SƯU TẦM 29.2.2020
THĂM ẤN ĐỘ, TRUMP KHAI THÔNG CÁC BẾ TẮC
CÒN TỒN ĐỌNG TRONG QUÁ KHỨ
Nhìn qua sự đón tiếp TT Trump một cách nồng hậu của thủ tướng Ấn Độ Narendra, giới quan sát nhận ra được một sự kính nể của Ấn với ông tổng thống lỳ lợm của Hiệp Chng Quốc Hoa Kỳ. Gọi là lỳ lợm, vì Trump trong thời gian qua đã xuất nhiều chiêu độc lên nền kinh tế số 2 trên thế giới và làm Tập Cận Bình choáng váng dẹp bớt tự tôn trước một nhân vật kỳ bí trong việc lãnh đạo thế giới. Những đòn thương mại mà Trump đã dùng để đối phó với Tập Cận Bình đã làm Ấn Độ phải giãm bớt sự ương ngạnh với Hoa Kỳ, dù sao nền kinh tế của Ấn vẩn còn đứng sau nhiều bậc trước Mỹ và Trung Quốc. 

Trước chuyến thăm của Trump, hai đồng minh Ấn Độ và Mỹ đã còn tồn đọng nhiều vấn đề mâu thuản chưa có thông số trong vấn đề thương mại và quốc phòng.  Bởi Ấn Độ mua hệ thống phòng thủ hoả tiển của Nga, còn Mỹ thúc đẩy chính sách "Nước Mỹ trước tiên" với việc áp các mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm nhôm và thép từ nước ngoài, trong đó có Ấn Độ. Chuyến thăm của Tổng thống Trump lần này được coi là nỗ lực tháo gỡ những bất đồng nhằm thúc đẩy và thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương.
Theo Bloomberg, Thủ tướng Ấn Modi đang có nhiều nỗ lực thu hút nhà đầu tư thế giới hướng về nền kinh tế lớn thứ nhì châu Á. Ông Modi cho hay: “Ấn Độ đang cải cách dỡ bỏ nhiều quy định phiền phức và trải thảm đỏ. Hầu như tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế của chúng tôi đều mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn 1.400 quy định cũ vốn là trở ngại cho hoạt động kinh doanh được bãi bỏ trong ba năm qua”. Nhận định của các chuyên gia kT cho biết, với sự cải cách này đã gây sự chú ý của giới đầu tư và làm các doanh nghiệp Ấn ở nước ngoài quay lại thị trường của nước mình.

Tổng giá trị thương mại Mỹ-Ấn hiện đạt 145 tỷ USD, ít hơn 1 nửa so với giữa Mỹ và 10 nước ASEAN và chỉ khoảng 20% thương mại Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, việc cải thiện quan hệ song phương bao gồm trong lĩnh vực kinh tế, cụ thể là với một thỏa thuận thương mại Mỹ-Ấn có thể sẽ giúp Ấn Độ đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, đặc biệt là Nam Á.

Trước tình hình khởi sắc về mức tăng trưởng nền kinh tế Ấn Độ 7,5% nên đã thu hút nhiều quốc gia đầu tư, đồng thời cũng thu hút được sự chú ý của Hoa Kỳ. Trump đến Ấn Độ để khai thông thị trường kinh tế trong bối cảnh dịch Covid 19 hoành hành ở Trung Quốc, làm đình trệ nhiều doanh nghiệp của lớn của Mỹ có mặt ở TQ và ngay trên đất Mỹ. Với sự khũng hoảng này, tình hình kinh tế TQ rất khó khăn để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh kéo dài. Trong lần đến Ấn Độ lần này Trump và Ân Độ sẽ nhằm 4 lãnh vực :quốc phòng, an ninh, thương mại và đầu tư với quyết định đôi bên đưa quan hệ song phương lên mức hợp tác toàn cầu.

Trong vấn đề thương mại, Trump và Modi hy vọng khai thông được sự bế tắc còn tồn đọng về thương mại giửa hai bên Mỹ -Ấn trong thời gian vừa qua. 
Về vấn đề quốc phòng, Trump và Modi sẽ cố gắng tháo gở các vấn đề còn tồn đọng trong quá khứ để hai bên cố gắng  tăng cường mối quan hệ về quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ, một vấn đề khá quan trọng  trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và nhất thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 mà Ấn Độ đã ký với Nga tháng 10/2018 - đã làm Mỹ nổi giận bởi Ấn Độ từng là bạn hàng lớn của Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng suốt nhiều năm qua. Mỹ còn muốn bán các thiết bị quân sự công nghệ cao cho Ấn Độ, như một phần trong chiến lược thúc đẩy sự phát triển của Ấn Độ để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.

Ông Modi nói:“Các nhà sản xuất quốc phòng của chúng tôi đang trở thành một phần của các chuỗi cung ứng giữa hai nước với nhau. Ngày nay, quân đội Ấn Độ thực hiện hầu hết các cuộc tập trận với quân đội Mỹ. Chúng tôi cũng đang mở rộng hợp tác để cải thiện an ninh của đất nước chúng tôi và việc chống khủng bố quốc tế” .

TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ ẤN Đ

Nền Kinh Tế Ấn Độ trong thời gian một thập niên trở lại đây không ngừng phát triển ở mức tăng trưởng có thể đạt được mức 7,7% trong năm 2020 - được các chuyên viên thương mại tài chính thế giới dự báo: Ấn Độ sẽ là nền kinh tế mới nổi, có thể nằm trong Top các nước có vị trí dẫn đầu KT thế giới vào năm 2030 vượt qua Mỹ. Theo các chuyên gia, dù dân số già hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu nhưng Ấn Độ sẽ chịu ít ảnh hưởng nhờ có bộ phận dân số trẻ đông đảo, với gần 50% dưới 25 tuổi. Trong khi đó, nền kinh tế này Ấ Độ hiện  được xếp thứ 6 thế giới. GDP (PPP) (2019) với Tổng số: 10.672,6 tỉ USD - Bình quân đầu người: 8.018 USD và  GDP (danh nghĩa) năm (2019) đạt Tổng số: 2.743,4 tỉ USD (hạng 6) -  Bình quân đầu người: 2.061 USD, mặc dù thu nhập KT quốc dân cao nhưng vì dân số đông nên đến nay GDP đầu người còn kém (2.061 USD/dầu người/năm).
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2017, GDP danh nghĩa của Ấn Độ là 2,611.012 tỷ USD (đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản) và có GDP theo sức mua tương đương là 9.446 tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đạt khoảng 7% trong giai đoạn 2012–17, Ấn Độ là một trong các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm. 

Các mặt hàng xuất cảng chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc. Các mặt hàng nhập cảng chính gồm dầu, máy móc, vàng, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.

Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26%. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất cảng của Ấn Độ. Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ nằm trong số các thị trường mới nổi quan trọng của công nghiệp dược phẩm thế giới. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến đạt doanh thu 48,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.
Theo Neowin, Counterpoint ghi nhận 158 triệu chiếc smartphone đã được bán ra tại Ấn Độ trong năm 2019 với mức tăng trưởng 7% trong một năm. Các nhà phân tích tin rằng điều này phần lớn có thể bắt nguồn từ việc mở rộng của các nhà sản xuất Trung Quốc nhằm cung cấp smartphone giá rẻ cùng các chiến lược quảng cáo đẩy mạnh thị trường của họ.

Cũng theo nghiên cứu, 72% điện thoại được bán ở Ấn Độ được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc, gồm Xiaomi, Vivo, Realme và Oppo. Đây là những công ty có thị phần tăng đáng kể tại Ấn Độ. Trong số này, Ấn Độ trở thành thị trường lớn nhất của Xiaomi sau Trung Quốc nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng Redmi Note và tăng đột biến của các kênh ngoại tuyến. Doanh số smartphone Xiaomi đã tăng 5% trong năm 2019 nhờ một lượng lớn người dùng mới ở Ấn Độ.

TÓM LẠI


Giới quan sát chính trị vẩn chưa quên, năm ngoái, trước ngày họp thượng đỉnh tại Osaka Nhật, ngày 28/6/2019 , tình hình thương mại giửa Mỹ-Ấn vẩn còn căng thẳng vì hàng rào quan thuế giửa hai bên còn rất gay gắt.

Trong buổi hội đàm G 20, ngày đầu tiên, phái đoàn thương mại Mỹ Ấn đã khởi động ngay lại các cuộc đàm phán thương mại nhằm giải quyết sớm nhất các vấn đề về thuế quan giữa hai nước, hầu tìm một gải pháp thông thoáng hơn trong việc nối lại việc đàm phán Mỹ Ấn, đã có nhiều  phần còn ngưng đọng, vì Mỹ chấm dứt chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với 5,7 triệu USD giá trị hàng hóa nhập cảng từ Ấn Độ như hàng dệt may, da, đá quý và trang sức - Còn Ấn thì áp thuế quan trả đũa lên 28 mặt hàng xuất cảng chủ lực của Mỹ sang nước này, bao gồm hạnh nhân, quả óc chó, táo, cũng như một số sản phẩm kim loại và hóa chất. Trong thời gian căng thẳng, Ấn Độ cũng từng hoà hoản kế hoạch tăng thuế nhập cảng với hy vọng sẽ cùng Mỹ nối lại đàm phán.

Trong chuyến viếng thăm của Trump lần này, hai bên có thể đạt được hơp đồng trị giá 2,6 tỷ USD để Ấn Độ mua 24 máy bay trực thăng săn tàu lặn Seahawk của hãng Lockheed Martin. Đây là loại trực thăng mà csVN cũng muốn được Mỹ chấp thuận để có thể mua loại trực thăng này. Bên cạnh đó, Ấn Độ thời gian qua cũng đã tham gia rất tích cực vào sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Mỹ đã đưa ra. Cánh cửa đối tác song phương giửa Mỹ Ấn sẽ được khai thông và nâng lên tầm cao mới trong chuyến viếng thăm lần này của Donald Trump.

Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 26.2.2020
HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ SỐNG - ĐẤU TRANH
CHO DÂN TỘC, ĐẠO PHÁP VÀ TỔ QUỐC VN
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là một người lãnh đạo GHPGVNTN, đã bị trù dập, ngược đãi và bị cầm tù bởi tà quyền csVN từ sau ngày 30.4 1975 cho đến ngày Tăng Thống viên tịch. Ông là một biểu tượng cho sự kiên trì, bất khuất, không khoan nhượng, không cúi đầu trước sự đàn áp Phật giáo của đám người phi nhân vô thần csVN. Từ sau ngày 30.4.195, ông không là công dân của đất nước do người cs cai trị, ông sống bên lề của XHCN, nhưng trong lòng dân tộc VN và GHPGVNTN. Từ khi miền nam VN lọt vào tay những con người vô thần (csVN), cuộc đời còn lại của HT Thích Quảng Độ là sống và chiến đấu cho Dân Tộc, Đạo  Pháp và Tổ quốc VN cho đến hơi thở cuối cùng. Bước chân của ông là những bước chân dẫm đạp lên độc tài, độc đảng, phi dân chủ của cái gọi là nhà nước CHXHCNVN và cái ngông cuồng của BCT/ĐCSVN. 

Thái độ của ông rất rỏ ràng với tà quyền csVN - cái nhà nước từng tuyên láo là "nhà nước pháp quyền XHCNVN", đã coi ông như là cái gai trong mắt, chúng không cấp bất cứ một giấy tờ tuỳ thân gì cho ông cho đến khi ông viên tịch. Tà quyền csVN từng ra lệnh trục xuất ông về Bắc nhưng ông không thi hành vì ông quan niệm:" công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu trên đất nước theo Hiến pháp quy định". 
Hòa thượng Thích Quảng Độ từng bị tà quyền cộng sản nhốt 8 năm tù vì những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo. Sau khi ra tù, ông đã tiếp tục hoạt động cho sự khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất , tự do tôn giáo, công bằng XH, dân quyền, bảo toàn chủ quyền đất nước VN - một đất nước của tất cả người dân VN , mà trong đó có sự hiện hữu của ông. Việc làm của ông, đã đánh thức dư luận trong nước cũng như đã làm các nhà ngoại giao nước ngoài và dư luận quốc tế chú ý đến ông.

Trong chế độ độc tài, độc đảng cộng sản trị, nhân và dân quyền đều bị tước đoạt, thì vấn đề tự do tôn giáo không thể xảy ra.

Một năm sau vụ tự thiêu nói tại chùa Dược Sư, ngày 22-7-1976,  Thủ tướng bán nước Phạm Văn Đồng  ký Quyết định số 310/TTG, bắt buộc tất cả tu sĩ từ 18-25 tuổi phải “thực hiện nghĩa vụ quân sự”.

Ngày 9-2-1977, Viện trưởng Viện Hóa đạo Thích Trí Thủ gửi Văn thư 0031/VHĐ/VP đến Phạm Văn Đồng. Hai tháng sau, chính quyền “trả lời” bằng việc mở một chiến dịch quy mô vây bắt hàng loạt chức sắc Phật giáo trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo), Thượng tọa Thích Thông Bửu (quyền Tổng vụ trưởng Tổng vụ cư sĩ), Hòa thượng Thích Quảng Độ (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo)…

Đám đầu lĩnh bán nước Ba Đình liền mở cuộc  đàn áp Phật giáo  một cách qui mô ở miền nam một cách dữ dội và khốc liệt, đám vô thần coi đây là một  giai cấp thù địch “nguy hiểm” cần phải triệt hạ.

Chúng tống Hòa thượng Thích Thiện Minh ra khỏi chùa, và ra lệnh tất cả chùa chiền không được “chứa chấp” vị lãnh đạo cao cấp này của GHPGVNTN. Đến tháng 4-1978, thì chúng bắt thầy Thích Thiện Minh giam ở số 4 Phan Đăng Lưu. Sau đó, chuyễn qua Chí Hòa và bị tra tấn, hành hạ đến chết.
Để thủ tiêu các chứng cứ đánh đập tra tấn, đám công an cộng sản lén lút đưa xác thầy Thích Thiện Minh đến trại cải tạo Hàm Tân (Phan Thiết). Ba hôm sau đó, thầy Thích Trí Thủ được thông báo đi nhận xác. Thi thể thầy Thiện Minh vẫn còn đầy vết bầm sưng tím và có dấu hiệu bị xiết cổ…

Ngày 9-12-1978, chính quyền tổ chức phiên tòa xét xử tội “chống đối nhà nước và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng” đối với các tăng sĩ bị bắt một năm rưỡi trước đó. Thầy Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị kết án bốn năm (hai năm tù giam, hai năm tù treo). Tuy nhiên, trước áp lực quốc tế, hai vị được thả ngay sau phiên tòa. Thầy Quảng Độ từ chối lời yêu cầu của tà quyền csVN để rời VN sang Mỹ sinh sống. Ông không thể ra đi khi dân tộc , đạo pháp và tổ quốc còn là một mớ bồng bông dưới chế độ độc tài độc đảng.Bild könnte enthalten: 4 Personen, Personen, die stehen und Text
Ngày 11-10-1981, Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ lại bị bắt. Việc tạm giam hai nhân vật có ảnh hưởng này là nhằm chuẩn bị cho cái gọi là Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày 4-11-1981. Gần một năm sau, cả hai vị được lệnh phải trở về nơi sinh quán. Thầy Huyền Quang bị áp giải ra Bình Định rồi đến Quảng Ngãi để “ổn định cư trú theo quy định”. Trong khi đó, thầy Thích Quảng Độ bị bắt đi cùng với mẹ già ra Thái Bình.

Sự đàn áp Phật giáo vẫn không dừng lại. Tháng 3-1984, hàng loạt học giả Phật giáo bị bắt: Thích Tuệ Sĩ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Thích Nguyên Giác, Thích Như Minh, Thích Nữ Huệ Khương, Thích Nữ Trí Hải. Với loạt loạt đàn áp mới đối với GHPGVNTN, cùng với sự truy bức tinh thần dữ dội, thầy Thích Trí Thủ đã đổ bệnh. Thay vì để thầy Trí Thủ ở chùa Già Lam, nhưng đám côn an đã đưa ông vào Bệnh viện Thống Nhất, tức Bệnh viện Vì Dân trước 1975 gọi là để chăm sóc sức khoẻ - Tại đây, thầy Trí Thủ đã chết một cách bất thường. Chưa đầy một tháng sau, Hòa thượng Thích Thanh Trí, cánh tay mặt của thầy Trí Thủ, cũng chết một cách không bình thường tại một bệnh viện ở Huế…

Ngày 27-3-1992, sau hơn 10 năm bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện (Phú Nhuận, Sài Gòn) và sống như lưu đày ở Thái Bình, thầy Thích Quảng Độ tự ý bỏ vào Nam sau khi nhiều lần bị công an Thái Bình bác bỏ “đơn xin đi đường” của ông. Tháng 4-1992, công an TP.HCM ra công văn số 47/TL/PC13 yêu cầu thầy Quảng Độ rời Thanh Minh Thiền Viện và phải trở ra Thái Bình trước ngày 19-4-1992. Bất chấp, thầy Quảng Độ vẫn ở lại Sài Gòn. Tháng 10-1994, ông thậm chí công khai dựng bảng “Văn phòng Tổng thư ký Viện Hóa đạo Lưu vong” tại Thanh Minh Thiền Viện.

Tiếp đó, ông ra Thông cáo số 85/VPLU/VHĐ đề ngày 14-10-1994, tuyên bố chính thức tái hoạt động với cương vị Tổng thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN, đồng thời kêu gọi Phật giáo toàn quốc “dựng lại bảng tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại các cơ sở, chùa chiền thuộc Giáo hội”. Kết quả, ngày 31-12-1994, công an tràn vào chùa Thanh Minh, lục soát, tịch thu tài liệu và dọa bắt thầy Quảng Độ nếu ông “tiếp tục ngoan cố”. Ngày 4-1-1995, lúc 3g15 chiều, công an vây kín chùa Thanh Minh, bắn bể ổ khóa cửa phòng riêng của thầy Quảng Độ và bắt ông đi.

ĐỐI VỚI DÂN TỘC

Các hoạt động của ông đã thôi thúc lòng yêu nước của lực lượng đấu tranh cho dân chủ trong và ngoài nước, ông cũng luôn sát cánh với dân oan trong nước trong và tranh đấu đòi hỏi công bằng cho giai cấp dân oan bị cướp đất và quyền tư hữu trong chế độ độc tài toàn trị.
Hoà thượng Thích Quảng Độ  là ngọn đuốc từ bi dẩn đường cho dân tộc sớm thoát khỏi sự cai trị độc tài, độc đảng trên chính trường VN, trong nhiều thập niên sau ngày 30.4.1975. Ông thường xuất hiện để bênh vực cho dân oan trên 3 miền đất nước. Nơi Ông người ta tìm thấy ánh sáng trí huệ nhân ái bên cạnh đồng bào VN, một sức chiến đấu bèn bỉ cho công bằng XH, cho dân quyền, nhân quyền và dân chủ tự do.


Trong bài Nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam, được “viết tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tháng 1 năm 1992 (ngày 14 tháng 12 năm Tân Mùi). Kỷ niệm năm thứ 10 bị quản thúc lưu đày” – như được ghi ở cuối bài, thầy Thích Quảng Độ nói rằng ông “chẳng ân hận gì khi phải chết cho sự thật”. Ông viết:

“Nay đến lượt tôi cũng đã bị cộng sản Việt Nam giam cầm đày đọa suốt mười mấy năm rồi, chỉ vì cái ‘tội’ trung thành với lý tưởng đạo Phật, muốn bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản tinh thần và kiến trúc vật chất của tổ tiên, thế thôi, chứ có tranh giành quyền lợi gì với ai đâu. Vì, theo tôi, văn hóa truyền thống và di sản tinh thần của tổ tiên rất là quan trọng, nhờ đó mà dân tộc Việt Nam đã không bị đồng hóa bởi các thế lực phong kiến, đế quốc và thực dân xưa cũng như nay, khi thống trị Việt Nam trước sau có tới hơn nghìn năm. Dĩ nhiên, vì đã lâu đời nên nền văn hóa cổ truyền của chúng ta cũng đã có những cái lỗi thời, ta nên bỏ đi, rồi học hỏi những cái hay cái đẹp của thế giới mà bồi bổ thêm cho mạnh thì được, chứ nếu chúng ta bảo nó đã lâu đời quá rồi, không còn thích hợp với đời mới nữa, thôi bỏ hết nó đi để thay vào đó một thứ văn hóa hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ, thì chúng ta sẽ bị rơi vào tình huống:

Tây chẳng phải Tây, Đông chẳng Đông
Quỷ quái sinh ra lũ cuồng ngông
Mồ mả tổ tiên cày xới hết
Đình chùa miếu mạo phá bằng không
Ông bà xem nhẹ hơn con lợn
Bố mẹ coi như khúc gỗ thông
Phảng phất non sông hồn Lạc Việt
Bốn nghìn tuổi sử tủi hay không?!“

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, ông đã tham gia cứu trợ các người dân đang khiếu kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và kêu gọi "chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị" tại Việt Nam. Tờ The Wall Street Journal (xuất bản tại  New York) cho rằng đây là lần đầu tiên mà các dân oan khiếu kiện về đất đai được hội tụ lại với phong trào nhân quyền và có thể là dấu hiệu các nông dân khiếu kiện bắt đầu nhận thức rằng khiếu nại của họ có liên quan đến sự tự do và dân chủ là điều sẽ làm đảng cộng sản phải "đau đầu"
ĐỐI VỚI ĐẠO PHÁP

Ông là một trong những trụ cột chính của GHPGVNTN, chịu nhiều đàn áp, bức hại từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhưng vẫn kiên định giữ sự độc lập của GHPGVNTN không chịu phụ thuộc vào quản lý của nhà cầm quyền cộng sản.
Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tăng thống Giáo hội Việt Nam Thống nhất từ năm 2008.Trước đó, ngài là Viện trưởng Viện Hóa Đạo đặt tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, từ năm 1999, duy trì hoạt động của Giáo hội trong nước mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam không thừa nhận. Một đối trọng rất lớn cho cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo VN do đảng cộng sản đào tạo và thành lập để thổi ống đu đủ vào đít đảng csVN. Một thứ ngoại vi của đảng csVN, nhằm huyễn mị quần chúng phật tử bằng những pháp thoại theo định hướng của XHCN. Một chiến lược  đưa người dân mê tín đi vào con đường u mê ngộ nhận vai trò của của đảng cs với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử của Việt tộc, như Ma tăng Thích Chân Quang từng gii thích về việc  đánh Tống của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt là hổn vì em (VN) không được  phép đánh anh (Đại Hán) là không chấp nhận.
 Hoà thượng Thích Quảng Độ là một trong nhóm các học giả Phật Giáo trong thời "vàng son" như Thích Minh Châu, Thích Huyền Quang, Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ. Đó là một thế hệ học giả có thực học và thực tài, uyên bác, và đã để lại những công trình học thuật có giá trị cho tới ngày nay. Một trong những tác phẩm do Thầy Quảng Độ dịch thuật đã  để lại cho đời là bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" gồm 8 tập với hàng vạn trang sách, được xuất bản năm 2014.
 Bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" có một lịch sử ly k, vì được viết trong nhà tù, nhưng biên soạn lại sau khi ra tù. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của RFA, Thầy Quảng Độ tiết lộ rằng năm 1995 trước khi vào tù, Thầy có yêu cầu quản giáo cho thầy tiếp tục soạn bộ Phật Quang từ điển trong nhà tù Ba Sao (ngoài Bắc).
ĐỐI VỚI TỔ QUỐC VN
Khi bọn hải tặc TQ hoành hành ngoài biển đông như:  tàu địa chấn Bình Minh 02 của VN bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại và đám tàu lạ đã từng đâm chìm tàu của ngư dân trên vùng biển đặc quyền kinh tế VN, gây tổn thất cho ngành đánh bắt hải sản và nhân mạng của ngư dân VN. 
Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đã lên án sự xâm phạm chủ quyền biển đảo của Tàu Cộng cũng như sự hèn hạ của Thái Thú Nguyễn Phú Trọng và đám bộ hạ trong Bắc Bắc Bộ Phủ trong một bức thư  gởi đến TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 21.10.2011. ( có đính kèm phía dưới bài),lên án sự đi đêm của cs VN với giặc cướp nước Trung Quốc, mà Việt gian Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với giặc xâm lược TQ nhiều hiệp ước bất bình đẳng về chủ quyền VN với Bắc Kinh, gây nhiều thiệt hại cho phía VN nhất là biển đảo thuộc chủ quyền VN trên biển đông.
Xem bức thư ngỏ của Đại lão HT Thích Quảng Độ gởi cho TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 25.10.2011 nơi đường link: https://luongtamconggiao.wordpress.com/2011/10/25/ht-thich-qu%E1%BA%A3ng-d%E1%BB%99-xin-ong-t%E1%BB%95ng-bi-th%C6%B0-minh-b%E1%BA%A1ch-hoa-cac-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-kinh/

Nay, Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã rơi xa vĩnh viển hàng ngũ đấu tranh, xa mãi với cuộc phục hưng tố quốc VN, không còn nhọc nhằn với cuộc cách mạng tôn giáo và dân chủ tự do trên đất mẹ VN. Ông đã cao đăng  về nước Phật ngày 22.02.2020 trong niềm thương mến của những người phật tử chân chính, của dân tộc VN, của Giáo Hội PGVNTN trong và ngoài nước và trong sự mến mộ của các nhà ngoại giao trên thế giới.

Sự ra đi của Thầy Quảng Độ đã làm cho những Phật tử chân chánh phải suy nghĩ về tương lai của Phật giáo Việt Nam trong chế độ độc tài độc đảng. Họ đã coi PGVN như là một công cụ để trang trí sự tự do tôn giáo trong thể chế dân chủ XHCN do những người vô thần cầm quyền - với những ngôi chùa hoành tráng và những lễ hội được các quan chức viếng thăm,  nhằm mị dân về chính sách tự do tôn giáo của nhà nước VN.  Phật giáo Việt Nam trong chế độ độc tài đang phát triển tốt. Nhìn thoạt qua phía trước là vậy, nhưng nó đang che dấu một căn nhà mục nát ở phía sau. Thời buổi mà đồng tiền và chánh trị thống trị, nhiều tu sĩ đã bị tha hoá về đạo đức, tranh giành quyền lực, và quên đi sứ mệnh của Phật giáo: giác ngộ và diệt khổ cho chúng sanh. Có người cho là thời ‘mạt pháp’, với nhiều loại ma tăng xuất hiện dưới cái dù của thế quyền.

Thầy Quảng Độ là thuộc thế hệ của các bậc sĩ phu yêu nước thuộc hàng lãnh đạo Phật giáo Việt Nam. Thế hệ đó góp phần định hình một nền văn hóa Phật giáo ở miền Nam, và dấn thân vì đạo và đời. Tất cả họ đều được xem và tôn vinh như là những bậc cao tăng đức độ và trí thức.

Chúng tôi, hậu duệ VNCH trong tinh thần chủ quan của những người trẻ ở vùng nam Đức, viết về Hoà thượng Thích Quảng Độ như để cảm ơn công đức của một vị cao tăng của hàng ngũ phật giáo VN sống trong lòng dân tộc, đã hy sinh hết quảng đời 45 năm còn lại cho dân tộc, chánh pháp và tổ quốc VN- thật là một công đức vô biên.

Người viết xin mượn bài thơ của thi sĩ trẻ Hau Ong để thay đoạn kết cho bài viết về Đại Lão Hoà thượng Thích Quảng Độ
TINH THẦN BẤT KHUẤT NGỤC TÙ
QUẢNG ĐỘ CHÁNH PHÁP ĐẠO TRÀNG LIÊN HOA.


Bồ đề bóng mát Mâu Ni Phật!
Hồng ân phước báo đại lâm mộc!
Giông tố gió bão che phủ khắp!
Giải thoát thế gian chốn bụi trần!

Chân tu bất khuất Thích Quảng Độ!
Nhiệm mầu đạo pháp hoá Hồng liên!
Qui tiên sen nở Liên hoa Phật!
Tràng phan tiếp dẫn một Đạo sư!
(Hau Ong)

Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ, 24.02.2020
ĐỂ CỨU NỀN KINH TẾ ĐANG LÂM NGUY 
CSVN CHUẨN BỊ CÔNG BỐ HẾT DỊCH COVID-19

Trước tình trạng bế tắc về kinh tế, thương mại trong thời gian từ đầu năm 2020 cho đến nay, để cứu vản, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa bơm 1.200 tỷ NDT (tương đương 174 tỷ USD) vào hệ thống tài chính để giải cứu nền kinh tế đang lao đao vì dịch bệnh do chủng mới của Covid-19 gây ra, vào ngày 2/2/2020. Theo báo South China Morning Post hôm 18/2 cập nhật danh sách khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ đang cấm công dân Trung Quốc hoặc những người đã từng thăm nước này nhập cảnh, hạn chế cấp visa, đóng cửa biên giới, ngưng hoặc giảm các chuyến bay nối với Trung Quốc. Trong đó bốn nước nghiêm ngặt nhất là Nga, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Kazakhstan vừa đóng cửa biên giới với Trung Quốc, vừa cấm nhập cảnh. Riêng về VN, một nền kinh tế quá lệ thuộc vào TQ nên cũng không khá hơn TQ trong cơn đại dịch Covid-19 đang bùng phát tại VN

Một vấn đề khá rõ, quan hệ kinh tế, thương mại của VN đang còn phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Trung Quốc,  nên khi TQ bị rủi ro thì VN cũng chao đảo mạnh và đang trên đà lao dốc ở tốc độ cao.  Các đỉnh cao VN cũng còn kéo dài bản chất tự tôn vô lối, tuy đã hết tiền dự trử trong NHNN,  khả năng không còn để bơm gói kích cầu mới cho nền KTVN đang xuống dốc một cách thảm hại. Nên, đám đầu lĩnh Ba Đình chuẩn bị dùng chiêu mới là sắp công bố hết dịch Covid-19 ở một số địa phương - Mục đích, để bình thường việc giao dịch thương mại với TQ, thoả mãn nhu cầu của thằng anh em khốn nạn XHCN - TQ, là không nên đóng cửa biên giới quá lâu - cũng như sớm bình thường hoá hoạt động giao dịch thương mại với các quốc gia khác. Trước mắt , các dịch vụ khẩn thiết cần phục hồi nhanh chóng là  các ngành  về du lịch, ăn uống, hàng không dân dụng và khách sạn...đã bế tắc từ đầu năm 2020 cho tới nay gần như sắp phá sản. 


Căn cứ theo báo cáo của Bộ Trưởng Bộ Y Tế Đỗ Xuân Tuyên ngày 17/2, Thủ Tướng vc Nguyễn Xuân Phúc và Phó TT Vũ Đức Đạm bật đèn xanh cho các địa phương nhanh chóng thực hiện vấn đề công bố hết dịch, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh giao Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn các địa phương để chuẩn bị điều kiện công bố hết dịch đối với các tỉnh đã đảm bảo điều kiện như Khánh Hòa (qua 30 ngày không phát hiện thêm trường hợp bệnh), Thanh Hóa (qua 23 ngày) - mặc dù tình trạng dịch bệnh tại các tỉnh này vẩn chưa khả quan. 

Đây là một hành động liều lĩnh và bất chấp sự an nguy  về sức khoẻ của người dân - CsVN coi viêc gấp rút cứu vản cho thằng anh csTQ quí hơn sinh mạng của con dân VN, đến nay Khánh Hòa đang làm thủ tục công bố hết dịch theo quy định, còn Thanh Hoá 5 ngày nữa mới dám khẳng định đã hết dịch hay chưa. Đám đầu lĩnh csVN ngu dốt này, vì muốn làm vừa lòng thằng đàn anh  TQ, vừa khốn nạn, vừa xấu tính....nên chúng coi rẻ mạng sống của người dân để đáp ứng các nhu cầu của đàn anh TQ.

CSVN NHẬN CHIẾU CHỈ TỪ VƯƠNG NGHỊ

Tại cuộc gặp song phương ngày 19-2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảm ơn Việt Nam đã sẻ chia, hỗ trợ Trung Quốc trong việc phòng chống dịch virus corona, đề nghị sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam.

Cuộc gặp song phương diễn ra nhân dịp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5, và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tổ chức tại Vientiane, Lào.
Vương Nghị đã đề nghị Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam, nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam; tích cực phối hợp giải quyết các vấn đề tồn tại trong các dự án hợp tác giữa hai nước.
Trong cuộc gặp với Vương Nghị lần này, Phó Thủ tướng vc Phạm Bình Minh bày tỏ một cách nịnh bợ thằng anh TQ như: cảm thông, chia sẻ trước những thiệt hại do dịch bệnh hô hấp virus chủng corona mới (COVID-2019) gây ra cho Trung Quốc. PBM đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc và sự phối hợp của các nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời mong và tin tưởng Trung Quốc sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm vượt giai đoạn khó khăn này.
Về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, vc Phạm Bình Minh nịnh hót thêm về quan hệ hai nước tổng thể đang trên đà phát triển, hai bên duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, triển khai hiệu quả các cơ chế giao lưu hợp tác về thương mại, đồng thời cải tiến tình trạng nhập siêu hàng hoá TQ vào VN.
BỐI CẢNH THÃM HẠI CỦA KINH TẾ VN 
Một số tình trạng tồi tệ của các doanh nghiệp VN đang trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành từ đầu năm 2020 cho đến nay.

THÉP:

Thị trường thép trong nước tháng 01/2020 giảm cả ở sản xuất và bán hàng thép lần lượt là 22,3% và 31% so với năm 2019.

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 1/2020, sản xuất thép của các doanh nghiệp đạt 1.665.273 tấn, giảm 26,21% so với tháng trước và giảm 22,3% so với tháng 1/ 2019. Lượng hàng bán ra cũng chỉ đạt 1.368.009 tấn, giảm 31,83% so với tháng trước, và giảm 30,2% so với năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu thép đạt 283.134 tấn, giảm 21,34% so với tháng 12/2019 và giảm 38% so với năm 2019. Nguồn:http://kinhtevn.com.vn/thang-12020-tieu-thu-thep-giam-manh-42093.html

DỆT MAY

Một số doanh nghiệp dệt may cũng đã quá thiếu thốn nguyên liệu cung cấp từ phía TQ. Sáng ngày 10/2, Hiệp hội Dệt May thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm ngành dệt may nhập, xuất nguyên liệu từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ từ 30-40%. Trước tình trạng dịch bệnh Corona, ngành dệt may lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp thành phố trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Dệt May thêu đan TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm các doanh nghiệp của thành phố nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD nguyên liệu sản xuất, trong đó nhiều nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến thời điểm này, doanh nghiệp dệt may của thành phố vẫn còn nguyên liệu để sản xuất đến hết tháng 2 do các doanh nghiệp nhập khẩu từ trước Tết.

NGÀNH DỆT MAY DA GIÀY

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) gần đây cũng đề nghị các DN hội viên gửi báo cáo về tác động của dịch bệnh tới tình hình sản xuất kinh doanh của DN để Hiệp hội báo cáo Chính phủ.
Hầu hết các DN dệt may da giày đang lo lắng về nguyên phụ liệu cho ngành chỉ sản xuất đủ đến tháng 3/2020. Nếu trong tháng 2, các DN không giải quyết được vấn đề nhu cầu về nguyên phụ liệu thì trong tháng 4/2020 các DN sẽ không còn nguyên phụ liệu để sản xuất. Các DN hiện đang rất lo lắng khi 70-80% nguyên phụ liệu của ngành dệt may phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Theo lãnh đạo Vitas, ngành dệt may Việt Nam đang có quan hệ thương mại hai chiều rất lớn với Trung Quốc. Đáng chú ý, nguyên phụ liệu dệt may (sợi, vải, phụ liệu) đang được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu vải chiếm gần 60% trong tổng số 13,5 tỷ USD của năm 2019; xơ sợi chiếm 55%, với 2,42 tỷ USD.
THUỶ SẢN VN 

Vì dịch bệnh Covid 19 - Trong tháng 1/2020 vừa qua, việc xuất cảng thủy sản của cả nước ước chỉ đạt 556 triệu USD, giảm 25% so với tháng 1/2019. Nhiều thị trường lượng xuất cảng bi giảm rất đáng kể. Trong đó, xuất cảng cá tra đạt 75 triệu USD, giảm 64%. Xuất cảng các mặt hàng hải sản đạt 230 triệu USD, giảm 22% so với năm 2019...


Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các đơn hàng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Trung Quốc đang bị chậm trễ, khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng do phải tăng lưu kho, tồn kho. 

Khi  dịch bệnh bùng phát cũng khiến cho việc vận chuyển hàng đi các thị trường nước ngoài bị xáo trộn. Các hãng tàu không nhận các đơn hàng các ngừ chuyển tải qua Trung Quốc cũng như ngừng cung cấp container đến Trung Quốc.

Một số thị trường lớn như Nhật Bản yêu cầu không đưa hàng sang Trung Quốc trước khi sang nước họ. Điều này khiến doanh nghiệp Việt phải tìm kiếm các nhà vận tải cũng như tuyến đường vận chuyển thay thế. Dẫn đến việc chi phí vận chuyển và giá thành sản phẩm đều tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh.

Mặt hàng cua Cà Mau cũng chung số phận, gặp khó do ảnh hưởng dịch COVID-19. Mặt hàng này chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc, nhưng trước dịch bệnh Covid 19 đã làm sút giảm việc hạn chế nhập khẩu để tránh lây lan dịch một trong những sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc - đang giảm giá sâu dưới 50%, thậm chí các thương lái địa phương ngưng thu mua do vì không có đầu ra. Giá cua Cà mau trong những ngày 25, 26 Tết Canh Tý, thương lái đến  thu mua cua với giá 750.000-800.000 đồng/kg. Nhưng từ sau tết đã giãm mạnh, chỉ còn 200.000-300.000 đồng/kg

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG DU LỊCH BỊ ĐÌNH TRỆ


Đối với các đường bay đi Hong Kong, các hàng không VN đều tạm ngừng khai thác đường bay Hà Nội - Hong Kong từ ngày 6/2 và giảm tần suất đường bay TP.HCM - Hong Kong từ 10 chuyến/tuần xuống 7 chuyến/tuần. Hà Nội - Quảng Châu từ ngày 9/2 và TP.HCM - Quảng Châu từ ngày 11/2. Các máy bay sau khi bay từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ được hãng tiến hành khử trùng để phòng ngừa nguy cơ lây lan virus Covid-19. 


Tổng cục Du lịch ước tính, thiệt hại trong 3 tháng tới của ngành là rất lớn. Cơ quan này dựa vào số liệu chi tiêu bình quân của khách du lịch và lượng khách sụt giảm (ước tính để) để dự báo ngành du lịch có thể thiệt hại từ 5,9 – 7,7 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, lượng khách quốc tế có thể sẽ giảm từ 3,7 - 4,7 triệu lượt. Khách nội địa giảm 10,9 - 15,3 triệu lượt.  

Nha Trang hiện có đến 50.000 phòng khách sạn, dẫn đầu cả nước về cơ sở lưu trú và tình trạng thừa phòng khách sạn vốn lâu nay đã xảy ra thì nay lại càng thêm trầm trọng. Hàng loạt khách sạn, công suất sử dụng phòng , giờ nằm dưới mức 50% , thậm chí dưới 30%.

Cụ thể, thị trường Trung Quốc, vốn chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lượng khách có thể giảm từ 90-100%. Ngành du lịch có thể mất 1,7-1,9 triệu lượt từ thị trường này. Mức chi tiêu bình quân của du khách là 1.021 đô la Mỹ/lượt, tương đương 1,8- 2 tỉ đô la Mỹ. Ngành du lịch b ảnh hưởng nặng nề. Theo tính toán, nếu dịch kéo dài hết quý I, thiệt hại về doanh thu từ khách quốc tế năm 2020 là khoảng 2,3 tỷ USD, nếu dịch kéo dài hết quý II, thiệt hại khoảng 5 tỷ USD…

Không chỉ Trung Quốc, lượng khách từ những thị trường quốc tế còn lại cũng có thể giảm từ 50 - 70%, tương đương cỡ 2- 2,8 triệu lượt người. Với mức chi tiêu bình quân là 1.083 đô la Mỹ/lượt, thiệt hại sẽ là 2,2 - 3 tỉ đô la Mỹ. Và làm hơn 5000 hướng dẩn viên DL bị thất nghiệp. Ngành kinh doanh khách sạn cũng ế ẩm vì không có khách tư khi dịch Covid bộc phát mạnh ở TQ.

Tình hình dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp vận tải khách du lịch. Điều này khiến cho các hãng xe du lịch lao đao. Ông Nguyễn Thái Học, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển và dịch vụ quốc tế Thiên Sơn cho biết, trước đây hàng tháng mỗi xe của công ty vận chuyển hàng nông sản tuyến Bắc – Nam khoảng 5 chuyến. Nhưng với tình hình dịch bệnh hiện nay, số chuyến giảm xuống còn một nửa. Nguyên nhân là tâm lí khách hàng lo sợ Covid-19, khiến việc buôn bán, kinh doanh thương mại kém đi. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu như thanh long, xoài, mít thường xuyên bị tắc nghẽn tại cửa khẩu Trung Quốc, khiến lượng đơn vận chuyển giảm mạnh. Ông Học chia sẻ thêm:

"Tính trung bình mỗi đầu xe giảm chuyến gây thiệt hại gần 30 triệu mỗi tháng. Với đội xe hơn 100 chiếc, hiện tại chúng tôi đang phải bù lỗ hơn 3 tỷ đồng. Nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài, chúng tôi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và có nguy cơ dừng hoạt động".

CÁC TRUNG TÂM MUA BÁN ĐÌU HIU

Các cửa hàng bán lẻ của thương hiệu quần áo thời trang V-SixtyFour - Công ty TNHH Việt Thắng Jean (Vitajean) đang trải qua những ngày ế ẩm trong nửa đầu tháng 2, dù đây là khoảng thời gian đặc biệt vì có ngày lễ Tình nhân (14-2).

Ông Phan Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Vitajean, cho biết doanh thu thương hiệu V-SixtyFour ở trong các trung tâm thương mại trong những ngày diễn ra dịch bệnh do Covid-19 này đã bị sụt giảm đến 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc sụt giảm doanh số này của Vitajean, đã loại trừ cả yếu tố thời điểm sau Tết Nguyên đán thường lượng người mua sắm hàng thời trang không cao, bị tác động tiêu cực từ khi thông tin dịch bệnh diễn ra. Trong nỗi lo lắng dịch bệnh lây lan, người tiêu dùng ít đến những nơi đông người, vì vậy các trung tâm thương mại trở nên vắng vẻ, khiến các cửa hàng thời trang bên trong cũng rơi vào cảnh đìu hiu.



Tình hình này cũng diễn ra tương tự tại hầu hết các cửa hàng thời trang, phụ kiện, hàng lưu niệm, mỹ phẩm, nước hoa... ở các trung tâm thương mại lớn. Nhiều nhân viên bán hàng ở các trung tâm Vincom, Takashimaya ở quận 1 than phiền rằng có nhiều thời điểm trong ngày, lượng khách ra vào cửa hàng tham quan mua sắm còn ít hơn lượng nhân viên bán hàng. Khoảng thời gian sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là mùa thấp điểm đối với mặt hàng thời trang, phụ kiện; cộng thêm những tác động đến từ thông tin về dịch bệnh Covid-19 càng khiến hoạt động bán lẻ thời trang thêm ế ẩm.



Trong cơn bảo dịch cúm Covid-19 đang hoành hành, không riêng ngành thời trang mà nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở các ngành nghề khác đã cho biết việc kinh doanh trong thời gian qua thu nhập gặp khó khăn đáng kể.

Về ngành nhà hàng, quán ăn, lượng đơn hàng cũng giảm 50% bởi các hàng quán này cũng bị ế ẩm, phải cắt giảm lượng thực phẩm mua vào.

Ngay cả sản phẩm thiết yếu như trứng gia cầm ít ai nghĩ sẽ bị ảnh hưởng nhưng theo phản ánh của một doanh nghiệp lớn về cung ứng trứng gia cầm trên địa bàn TPHCM, nhu cầu sụt giảm mạnh khiến công ty phải giảm giá 50% mặt hàng trứng gà tươi để giải quyết tình trạng tồn kho cao.

TÓM LẠI

Để đảng độc quyền bố láo với thần dân thiên hạ, nên thừa dịp dịch Covid-19 bùng phát, đảng đã ra nghị định 15/2020/NQ-CP, ngày 3.2.2020, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền đến 20 triệu . Nguồn: https://thukyluat.vn/55923/nghi-dinh-15-2020-nd-cp/tag.html. Cũng từ nghị định này đảng đã bịt miệng được các tiếng nói trái chiều trong việc loan tin về dịch cúm Covid 19. Đảng tự do loan tin thất thiệt về sự thiệt hại kinh tế trong quí I/2020.

Với bản chất háo thắng trong việc tạo thành tích ảo với thế giới, gây tiếng vang, vớt vát lại một số tiêu cực nơi ngành y tế trong thời quỉ hút máu Nguyễn Thị Kim Tiến gây ra, nên đám đầu lĩnh Ba Đình liều lĩnh vượt cạn trước các quốc gia có trình độ y khoa cao gấp chục lần hơn VN, như các nước Tây Phương và Hoa Kỳ, hầu được công bố "VN là nước đầu tiên thành công trong việc chận đứng được cơn dịch bệnh Covid-19". Vì trước đó vào năm 2003, VN cũng từng được WHO công nhận là nước đầu tiên chận đứng được việc chống dịch Sars trước ngày 8.4.2003.

Nhưng, đó chỉ là lý do phụ, còn vấn đề chính yếu là đảng csvN phải gấp rút thực hiện cứu nguy cho nền kinh tế VN bị tuột dốc như xe đứt thắng trong thời dịch bệnh Covid-19 hoành hành, đồng thời thi hành những chiếu chỉ từ thiên triều ban ra để cứu giá một phần cho nền kinh tế lao dốc của đàn anh TQ. Cũng vì hai lý do vừa nêu trên, nên đám thái thú Ba Đình đã coi rẽ sinh mạng của người dân VN, đó là điều hết sức bất hạnh cho một dân tộc không có can đảm thay đổi hoàn cảnh sống để không bị đảng cs lừa đảo từ việc này sang việc khác trong suốt chiều dài lịch sử có đảng. Đảng có vì dân hay hay không ?, chỉ nhìn vào việc làm ngu xuẩn của đám lãnh đạo Pắc Bó - chỉ thấy toàn hại dân hại nước, thay vì, nhân dịp này, khi đi tìm nguồn nguyên liệu mới cho các doanh nghiệp VN, nếu như đảng vì quốc gia và dân tộc, thì đã biết lợi dụng dịp này để thoát Trung, nhưng ngược lại chỉ biết gắn chặt thêm vào với csTQ, một việc làm đi ngược với truyền thống đấu tranh của Việt tộc.

Người viết mượn một đoạn trong bài thơ: "Dân Tộc Tôi Hôm Nay"của thi sĩ Phan Huy để thay li kết.

...Đảng bảo con: “Hãy an tâm làm chủ
Có ta là người đầy tớ trung kiên”
Con yên chí cứ ngày đêm say ngủ
Quên cả mình dòng dõi giống Rồng Tiên

Ngày hôm nay đảng đã thành công lạ
Dân tộc tôi ra nửa ngợm nửa người
Sống vô cảm lạnh lùng như gỗ đá
Chỉ toàn là ăn với ngủ mà thôi.
( Phan Huy)
Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ, 20.02.2020