TRANH CHẤP HOÀNG-TRƯỜNG SA 
CSVN VẨN CÒN THIẾU QUYỀN KẾ THỪA VNCH



Dựa vào các chứng liệu lịch sử và những tài liệu đã được công bố với quốc tế, muộn nhất là từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương (Pháp) cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa (HS) và quần đảo Trường Sa (TS) và chủ quyền thật sự của hai quần đảo trên đã kéo dài cho đến khi VNCH tiếp nhận quyền chủ sở hữu từ việc kế thừa Quốc Gia VN, tiếp tục là chủ hai quần đảo trên. Đúng ra công hàm năm 1958 là một công  hàm không có giá trị phương diện pháp lý, vì sự mù loà về đường ranh biên giới giủa VNCH và VNDCCH của một ông thủ tướng ngu dốt xuất thân từ hang Pắc Bó. Trong bài biên khảo này quí bạn đọc nên phân biệt đến các thể chế chính trị khác nhau: Quốc Gia VN (QGVN) Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), Cộng Hoà Miền Nam VN (CHMNVN) và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN (CHXHCNVN).

Trong những ngày gần đây Trung Cộng đưa Hải Dương 8 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN bất chấp sự phản đối của chủ nhà, đồng thời TQ đã Bị CHXHCNVN phản đối và đệ trình công hàm về chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc (LHQ). Nhưng có một điều lạ là người anh em môi hở răng lạnh của csVN là TQ cũng đệ trình công hàm vào ngày 17.4.2020 lên LHQ để phản đối và cho đó thuộc chủ quyền của TQ. Người anh em núi liền núi, sông liền sông này (TQ) lấy lý do là vì VNDCCH từ năm 1958 đã từng công nhận chủ quyền HS và TS của TQ - điều này được được phía TQ xác định bằng công hàm do thủ tướng Phạm văn Đồng ký. 

Đây là một thách thức lớn với đảng csVN mà từ lâu đã rất lúng túng để đưa ra trước một Hội Đồng quốc tế để tài phán về chủ quyền  HS và TS. Một lý do quan trọng của vấn đề là cái Công Hàm này được ký năm 1958 bởi một tên thủ tướng ngu xuẩn và thô bỉ PVĐ, gây ra không biết bao nhiêu là hệ luỵ - tạo một đấu trường tranh cải với TQ về chủ quyền của hai quần đảo này. Sư việc đáng ra không tranh cải nếu dưới sự điều hành bởi Chính Quyền VNCH. Trên công pháp quốc tế VNCH là chính quyền duy nhất kế thừa quyền sở hữu hai quần đảo trên từ chính quyền Quốc Gia VN, và QGVN là quốc gia thừa hưởng quyền kế thừa từ triều Nguyễn một cách liên tục chứ không phải VNDCCH hay CHXHCNVN lại càng không phải từ chính quyền CHMNVN (6.6.1969 đến  - 2.7.1976).

Công Hoà Miền Nam VN và CHXHCHVN, hiện vẩn chưa đũ điều kiện pháp lý để có được quyền kế thừa từ VNCH, vì đã cs Bắc Việt đã phá bỏ các hiệp ước Geneve 1954 và Paris 1973 để đem quân xâm lược miền nam VN. Tháng 4/1975 không có sự bàn giao từ một chính quyền hợp pháp VNCH bàn giao, mà chỉ nhận được được bàn giao từ một chính quyền bất hợp pháp (vi hiến 1967) do đó mất đi quyền thừa kế VNCH.  Mấu chốt của vấn đề HS và TS là ở chổ đó, nếu như cứ đặt vấn đề công hàm bán nước của PVĐ ký năm 1958 đã gây khó khăn, đó chỉ là vấn đề phụ mà thôi. Hoá giải được công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng ký, CHXHCNVN vẩn còn thiếu một yếu tố quan trong trong việc tranh chấp với TQ đó là tính " Kế thừa hợp pháp".

Tà quyền csVN từng lên tiếng không chấp nhận chính quyền VNCH trong nhiều thập niên qua tính luôn trong sử sách. Và luôn coi VNCH là một chính quyền tay sai cho đế quốc Mỹ nên không thừa nhận. Đây là vấn đề then chốt có liên quan đến tính quyền kế thừa hợp pháp về chủ quyền hai quần đảo HS và TS. Đây chính là tử huyệt của csVN bị TQ nắm được, nên luôn gây sức ép với CHXHCNVN, và luôn phủ nhận quyền làm chủ HS và TS của CHXHCNVN.

Đám đầu lĩnh Pắc Bó từ lâu đã biết cái nút thắt đó, nên đã chống sự bành trướng của TQ bằng điệp khúc quan ngại và cờ sao vàng bất chấp sự ném đá từ người dân. Công nhận VNCH là một điều rất khó vì sẽ lòi ra cái bộ mặt ăn cướp VNCH một cách thô bỉ trong quá khứ và làm sao ăn nói với các đảng viên đánh mỹ Nguỵ để cứu nước, rồi đồng bào nghỉ sao sao về việc các cụm từ "Giải Phóng MN","thống nhất đất nước"?. Thống nhất đất nước ? sao không có được quyền kế thừa chủ quyền HS và TS?.

Thấy được sự khó khăn đó, nhưng vì quyền lợi của nhóm lợi ích, quyền lợi đảng  trên hết , nên các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó không ngại đặt quyền lợi của Tổ quốc dưới quyền lợi của đảng. Nhìn lại trong quá khứ, chúng cũng muốn nhìn nhận VNCH, bằng những nổ lực như: chính thức loan báo trên hệ thống truyền hình nhà nước về  trận đánh Hoàng Sa của HQ.VNCH ngày 19.1.1974, xa hơn nửa là bỏ đi các từ nguỵ quân, nguy quyền trong sách sử. Để khai thông việc này, đám đầu lĩnh Ba Đình đã gặp sự chống đối của mạnh mẻ từ các giai cấp đảng viên từng đánh Mỹ Nguỵ để cứu nước, những giai cấp già nua, đầu óc thiển cận và hẹp hòi trong đảng, đám già nua này hoàn toàn không biết gì về cái nút thắt HS-TS.


Một giải pháp duy nhất để lấy lại HS và TS là làm sao chế độ tà quyền hiện nay có được quyền kế thừa VNCH. Do đó, nếu công nhận VNCH là một điều rất khó khăn cho đám đầu lĩnh Ba Đình. CHXHCNVN không có quyền kế thừa đó từ chính thể VNCH, coi như là VN sẽ mất HS và TS vào tay Tàu Cộng. Còn công nhận thực thể VNCH thì sẽ chịu nhiều áp lực trong quần chúng và đảng viên kỳ cựu trong đảng. Một cái khó khăn lớn nhất là bộ mặt ăn cướp miền nam VN sẽ hiện nguyên hình. Thế giới chỉ nhìn nhận HS và TS là của VNCH chứ không phải của CHMNVN, VNDCCH hay CHXHCNVN.

Biết được sự khó khăn này, nên TQ không ngại tình anh em dồn csVN xuống tận đế giầy của mình. Chúng cho giàn khoan 981, tàu khảo sát HD8, chiến đấu cơ, tàu quân sự đi vào vùng biển đặc quyền Kinh Tế của VN như đi trong ao nhà. Ngày 14/4/2020, tàu khảo sát Hải Dương 8 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 158km. Tàu này được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu hải cảnh Trung Quốc, theo thông tin trên Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi các tàu trên biển. Trước tình hình đó người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ biết theo dõi sát các diễn biến ở biển Đông. 

CHXHCNVN lại một lần nửa đánh võ miệng với TQ, cúi đầu chấp nhận những cáo buộc của TQ. Tiến xa hơn, trong việc đưa tàu khảo sát HD8,  bọn hải tặc TQ bốn ngày sau đó, Bộ Dân chính Trung Quốc vào ngày 18/4/2020 lại ngang ngược tuyên bố chính phủ nước này đã phê chuẩn thành lập hai cái gọi là "thị hạt khu", tức quận, trực thuộc "thành phố Tam Sa" ở Biển Đông, bao gồm "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa". Một ngày sau đó, Trung Quốc tiếp tục công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, bao gồm 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới đáy biển. 

Đồng thời TQ  đệ trình công hàm phản bác chủ quyền của CHXHCNVN trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa. Câu chuyện Hoàng Sa và Trường Sa không phải là câu chuyện mới đây mà đã từng xảy ra vào  thời còn Pháp ở VN với các Hội nghị quốc tế về HS và TS.

NHỮNG VẤN ĐỀ HS và TS 

Dựa trên những chứng liệu lịch sử đã được công bố, có thể khẳng định rằng từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đại diện Việt Nam tại hội nghị San Francisco là thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) Trần Văn Hữu. Chính phủ QGVN do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Theo hiệp định Élysée ngày 8-3-1949 Pháp giải kết hòa ước bảo hộ 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Chính thể QGVN chính thức được thành lập ngày 14-6-1949. Đạo dụ ngày 1-7-1949 chia Việt Nam làm ba phần: Bắc, Trung và Nam Phần. Hai ngày sau, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ba vị thủ hiến phụ trách ba phần, trong đó thủ hiến Trung Phần là dược sĩ Phan Văn Giáo.
Ngày 14-10-1950, khi Pháp quyết định giao lại quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ QGVN, thủ hiến Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ QG, đến tận quần đảo Hoàng Sa để nhận bàn giao chủ quyền quần đảo nầy. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 196.)



Một  văn bản quan trọng về chủ quyền HS và TS được ký kết tại Hội Nghi San Francisco năm 1951, bởi 51 nước trong đó có 48 nước nước thuận và 3 nước thân cộng sản chống với tỉ lệ 48/51, công hận HS và TS thuộc chính quyền Quốc Gia VN. Trong hội nghị này không có sự hiện diện của  Trung Hoa Dân Quốc và  TQ. Sau khi Quốc Gia VN bàn giao cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo VNCH với quyền kế thừa hợp pháp, nên HS và TS đã trực thuộc chủ quyền VNCH cho đến tháng 4/1975. 

Tính kế thừa hai quần đảo HS và TS mang tính liên tục từ triều Nguyễn Gia Long 
cho đến VNCH là chấm dứt. 

QUỐC TẾ ĐÃ TỪNG CÔNG NHẬN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ CỦA QUỐC GIA VN.
Hội nghị San Francisco 1951 này, có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.


Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.




Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Argentinien Úc, Bỉ, Bolivia, Brasil, Campuchia, Cannada,  Srilanca, Chili, Columbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican Republic, Ägypten, Guatemala, Haiti, Hondura, Indonesia, Iran, Irac, Lao, Pakistan, Panama, Paraguay, Péru, Philippinen, Ecuado, Salvado, Etiopia, Pháp, Libang, Libéria, Luxamburg, Mexico, Holland, Nicaragua, Norwegen, Saudi-Arabien  , Syri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Venuela, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt  Nam” của  Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản. 

Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Đọc thêm :Tài Liệu Biên Giới-lãnh Hải Vn: Tuyên Bố Của Thủ Tướng Trần Văn Hữu Ở Hòa Hội San Francisco 1951. https://trangiaphung.blogspot.com/2015/06/tran-gia-phung-hoang-sa-va-truong-sa.html

Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.

Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

“Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được ký kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp ký kết hoặc không ký kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”. Nguồn:http://bauvinal.info.free.fr/

Bản hiệp ước San Francisco gồm 7 chương, 27 điều, trong đó khoản (f), điều 2, chương II, liên hệ đến Việt Nam nguyên văn như sau: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracels Islands.” (United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, pp. 45 – 164.) (Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Spratly [Trường Sa] và quần đảo Paracels [Hoàng Sa].) (Xin xem tài liệu đính kèm số 5). Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, nghĩa là Nhật Bản trả hai quần đảo nầy trở về với chủ cũ, mà thủ tướng Trần Văn Hữu đã minh định trước hội nghị và không một ai phản đối.

VẤN ĐỀ KẾ THỪA CHỦ QUYỀN

Theo Bà Monique Chemilier-Gendreau, trong tập La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys [III] viết : "Như vậy, chính quyền Sài Gòn, và chỉ chính quyền này mới được phát biểu về vấn đề các đảo HS và TS. Họ đã làm các việc đó. Họ đã làm việc đó với tư cách là người thừa kế các quyền của nước Việt Nam trong giai đoạn tiền thuộc địa."


"Sự liên tục của quốc gia có nghĩa là tính cách pháp nhân của quốc gia trong luật pháp quốc tế vẫn tồn tại bất chấp những thay đổi về lãnh thổ, dân số, hệ thống chính trị - pháp lý và quốc hiệu."
Điều 3 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề "kế thừa và sự liên tục quốc gia" :








Tư cách pháp nhân của quốc gia Việt Nam không thay đổi từ nhà nước phong kiến sang nhà nước bảo hộ cho đến nhà nước VNCH. Chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện liên tục, từ các nhà nước phong kiến, chuyển sang nhà nước thuộc địa Pháp, sau đó là VNCH.

Nhà nước VNCH đã kế thừa và thể hiện các quyền của quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên quyền kế thừa của nước CHXHCNVN chưa được lập lại từ sau ngày thâu tóm Cộng Hoà Miền Nam VN ngày 2-7-1976. Đây là vấn đề mà từ lâu bọn xâm lược TQ đã lấy tử huyệt đó để tấn công VN trong vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa. Xem nguồn: https://kimanhl.blogspot.com/search/label/HO%C3%80NG%20SA%20V%C3%80%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20SA%3A%20V%E1%BA%A4N%20%C4%90%E1%BB%80%20K%E1%BA%BE%20TH%E1%BB%AAA

TÓM LẠI

Dựa vào hội nghị San Francisco về chủ quyền Hoàng Sa của Quốc Gia VN và VNCH là quốc gia kế thừa hợp pháp, chính là chủ nhân của hai quần đảo HS&TS . Riêng cho tới nay, CHXHCNVN vẩn chưa có được tư cách pháp lý về vấn đề thừa kế VNCH, nên vẩn còn nhiều trở ngại trong việc tranh cải trước toà án quốc tế về chủ quyền hai quần đảo này.

Rất mong qua bài viết này, người Việt yêu nước cần có cái nhìn chính chắn vào chủ quyền biển đảo, hầu tìm được một thông lộ thiết thực và khả thi để đấu tranh cho chủ quyền HS và TS một cách thật hiệu quả hơn.

Lời nhắn nhủ với các sử gia đỏ và Ban Tuyên Giáo csVN, đừng mạ lỵ VNCH, để rồi bị hóc xương trong vấn đề chủ quyền của HS và TS.

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 26.04.2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét