NHỮNG NGÀY CHINH CHIẾN TÀN

Những người lính VNCH sau khi bị đồng minh phản bội, để rồi đưa đến việc bị bức tử, buông súng... Cờ tàn, buộc người lính VNCH sa vào hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc chơi, tự dưng tan hàng xẻ nghé trong ngày 30.4.1975, trong sự ngỡ ngàng của những người trong cuộc. 46 năm ngưng tiếng súng, chiến hữu đồng đội mổi người một số phận trôi nổi theo hoàn cảnh tan thương của đất nước, bên thua cuộc buộc đối diện trước một bầy sói lang vô nhân tính. Chúng tha hồ gán cho mổi một người dân miền nam một tội danh để uy hiếp tinh thần của họ hầu đoạt tài sản của họ một cách dể dàng mà không bị pháp luật lên án. 

Người lính VNCH tận hiến đời trai để bảo vệ cho người dân được sống yên bình, không bị bầy lang sói này phá hoại, cướp bóc, thì bị chúng gọi là ngụy quân có mang nợ máu với nhân dân (?!). Còn người dân hiền lành cũng có nợ máu: nào là tư sản mại bản, tiểu tư sản, trung tư sản. đại tư sản, tư sản thượng lưu...mổi người dân trong con mắt bầy lang sói này đều là phẩn động được chúng gắn lên lưng mổi người một cụt nợ máu với người dân, với cách mạng (?!). Một thứ ngôn ngữ của phe gọi là thắng cuộc. Kẻ cướp là quan tòa với cái quyền gán tội cho các nạn nhân - Một thứ đạo lý chỉ có nơi băng đảng Mafia csvn. 

Đất nước thật bất hạnh khi bầy cướp lên ngôi cho tới ngày hôm nay. 20 triệu người miền nam đều là nạn nhân của đám cướp núp dưới chiêu bài "Giải phóng miền nam. Thế giới trong thời điểm này, như những người mù và câm điếc không hề đá động gì đến tội ác tày trời này của csvn úp lên người dân, sau ngày chúng cướp được miền nam vào ngày 30/4/1975.

Cuộc chiến đã khép lại, tiếng súng không còn, để rồi những đau thương bắt đầu dày xéo lên thân phận phận của người lính VNCH và những người dân vô tội miền nam. Họ bị phe thắng cuộc vất những đồ dơ bẩn lên người...vì họ tự cho mình là người thắng cuộc nên họ làm những gì mà họ muốn, kể luôn việc đổi trắng thay đen lịch sữ của một dán tộc.

Nói đến số phận nghiệt ngã của người lính VNCH sau cuộc chiến là những câu chuyện buồn đầy bất hạnh nhất trong lịch sử của một quân đội trên thế giới. Họ bị đồng minh Hoa Ký phản bội một cách thô bạo bởi quyền lợi đảng phái mà không để ý đến hậu quả về số phận đến với những nạn nhân có liên quan đến cuộc chiến, đưa đến việc những sĩ quan của bên thua cuộc bị nhốt nhiều năm, mà không đưa ra được một bản án để định tội, trong các trại tù mà bên thắng cuộc  gọi là trại cải tạo, để hành hạ, trù dập và trả thù bên thua cuộc một cách hèn hạ và bỉ ổi. Nổi uất hận này là vết thương vẩn còn ung mủ, không có bất cứ một thứ thuốc nào có thể chửa lành được vết thương này. 

Chúng tôi những thế hệ ra đời sau cuộc chiến, là con cháu của bên thua cuộc tức là những hậu duệ VNCH nên chúng tôi luôn tri ơn và trọng kính những sự hy sinh và mất mát của họ cho một miền nam tự do không cộng sản từ 1955 đến 30.4.1975.

Tri Ơn
- Trần Thiên Lang


Tiếc nhớ một thời đã rất xa
Chí trai vỡ mộng giữ sơn hà
Người đi "cải tạo" hờn vong quốc
Kẻ vượt nghìn trùng hận bại gia
Nộ khí xung thiên mờ Bắc Đẩu
Hùng tâm nhập hải gợn quang ba
Tang điền thương hải dù thay đổi
Vẫn mãi ơn anh, lính Cộng Hòa

Khi cái gọi là đoàn quân "giải phóng "về thành thì tất cả những ước mơ của người lính sau cuộc chiến, có trước đó đều mờ nhạt dần và biến mất trước cuộc bể dâu quá tang thương chụp lên toàn miền nam VN. Đoàn quân cướp nước này đã bắt  đầu những cuộc trả thù khốc liệt lên những người mà chúng gọi là ngụy quân,  ngụy quyền, không những người lính bị trả thù mà thân nhân họ cũng đều chung số phân. Người cha đi vào trại cải tạo thì gia đình bị cướp hết tài sản rồi đày lên các vùng rừng thiêng nước độc, nơi mà người cs gọi là "Vùng Kinh tế Mới", các phương tiện sống tối thiểu đều không có. Một chính sách hoàn toàn phi nhân mà csBV gọi là nhân đạo với những người miền nam (?!). Bộ mặt thật của csBV như thế nào thì không cần nói thêm nửa, ngày nay ai cũng biết và biết thật rỏ.

Thương cho những người lính VNCH, mổi người một ước mơ về một cuộc sống an bình sau cuộc chiến, một thi sĩ quân đội (Nguyễn Bắc Sơn) từng thầm nghĩ về một cuộc sống sau khi trút bỏ được bộ đồ trận ra khỏi cơ thể, về lại dưới mái nhà xưa bằng những vần thơ sau:

“Cởi áo trận và hoa mai ném tuốt,
Xin giã từ đời vũ khí, huy chương
Xin trở về như một kẻ hoàn lương
Xin vứt hết, xin bắt đầu lại hết.”

hoặc  của nhà thơ Bùi Nghi Trang về một cuộc sống thanh bình ở làng quê..

“ngày nào đó ta trả súng trở về
cha con ta vác sách thánh hiền, vác cần câu ra bờ ruộng.”

hay những giây phút thật lãng mạn trong tình yêu như:

“ngày nào đó ta trả súng trở về,
ta sẽ kẽ lông mày cho hiền thê như Triệu Minh-Vô Kỵ”

Tất cả những ước mơ nhỏ bé đó của người lính VNCH đều tan biến ngay khi họ bị phe thắng cuộc lừa họ vào các trại gọi là cải tạo, để quản thúc và trả thù họ. Những gì còn lại sau chuộc chiến chỉ là những mảnh vụn vỡ nát được gom lại để tiếp tục sống. Một số lớn sau khi được trả tự do đã ra đi theo diện đoàn tụ HO, còn một số vẩn cương quyết ở lại không ra đi, để thân xác được chết trên đất mẹ. 

Người lính sau cuộc chiến đã chịu đựng, hy sinh âm thầm, nhưng thảm nhất là người lính VNCH đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm tủi nhục trong các trại cải tạo của giặc thù.

Hàng năm đọc lại trang sử buồn, là mổi lần chúng tôi thấy thương cảm cho thân phận của những người lính VNCH sau ngày 30.4.1975 - viết để nhắc lại tội ác của csBV đồng thời để tri ơn những người lính VNCH đã mất mát quá nhiều trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến, đồng thời thắp nén tâm hương cho những người lính VNCH đã hy sinh trong suốt chiều dài cuộc chiến quốc cộng.


Hậu Duệ VNCH VÕ THỊ LINH 13.03.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét